KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ NẠP KHÍ Reviewed by Momizat on . KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ NẠP KHÍ Kiểm định hệ thống điều chế, nạp khí là gì? Kiểm định an toàn hệ thống điều chế, nạp khí là hoạt động kiểm tra, thử KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ NẠP KHÍ Kiểm định hệ thống điều chế, nạp khí là gì? Kiểm định an toàn hệ thống điều chế, nạp khí là hoạt động kiểm tra, thử Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ NẠP KHÍ

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ NẠP KHÍ



KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ NẠP KHÍ

  1. Kiểm định hệ thống điều chế, nạp khí là gì?
Kiểm định Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí  hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan

Kiểm định an toàn hệ thống điều chế, nạp khí là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích của đơn vị kiểm định theo quy trình kiểm định nhằm đánh giá tình trạng an toàn của các loại thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.

Hệ thống điều chế, nạp khí là một trong những thiết bị yêu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn bắt buộc theo những Quyết định và Thông tư đã được ban hành.

  1. Vì sao phải kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí ?

• Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là một hệ thống có tỷ lệ gây cháy nổ cao nên cần phải kiểm tra an toàn để đám bảo không gây nguy hiểm cho người dùng
• Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị,
• Tránh được những tổn thất về vật chất cũng như ảnh hưởng đến tiến độ công việc của bạn
• Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là một trong những thiết bị được pháp luật nhà nước chúng ta quy định bắt buộc phải kiểm định an toàn tại thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

  1. Khi nào thì phải kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí ?
Kiểm định hệ thống điều chế nạp khí nén ở Cao Bằng 0915535345 - Kiểm Định ở  Cao Bằng | Huấn Luyện An Toàn Lao Động ở Cao Bằng

• Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu :trước khi đưa vào sử dụng hệ thống phái được kiểm định
• Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: khi hết thời hạn lần trước đó
• Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: khi có sự có phải sữa chữa hệ thống hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

  1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định hệ thống điều chế, nạp khí

Theo quy định hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo những Quyết định và Thông tư đã được ban hành.

– Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường;
– Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
– Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

  1. Các bước kiểm định
Quy trình kiểm định Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí  nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí;
• Khám xét, kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
• Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
• Kiểm tra vận hành;
• Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định tại phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiềm định.

  1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiếm định

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:

6.1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ khám xét:

• Thiết bị chiếu sáng có điện áp của nguồn không quá 12V, nếu hệ thống làm việc với môi chất cháy nổ phải dùng đèn an toàn phòng nổ;
• Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3kg đến 0,5kg;
• Kính lúp có độ phóng đại phù hợp;
• Dụng cụ đo đạc, cơ khí: Thước cặp, thước dây;
• Thiết bị kiểm tra được bên trong: Thiết bị nội soi.

6.2. Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử bền, thử kín:

• Thiết bị tạo áp suất có đặc tính kỹ thuật (lưu lượng, áp suất) phù hợp với đối tượng thử;
• Phương tiện, thiết bị kiểm tra độ kín.

6.3. Thiết bị, dụng cụ đo lường:

Áp kế có cấp chính xác và thang đo phù hợp với áp suất thử.

6.4. Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác (nếu cần):

• Thiết bị kiểm tra siêu âm chiều dầy;
• Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;
• Thiết bị kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại.

  1. Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
  • Hồ sơ, tài liệu của hệ thống phải đầy đủ.
  • Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
  • Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí.

8. Chuẩn bị kiểm định

8.1. Trước khi tiến hành kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau :

  • Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
  • Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí.
  • Tháo môi chất, vệ sinh trong, ngoài hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí.
  • Tháo gỡ từng phần hoặc toàn bộ lớp bọc bảo ôn cách nhiệt nếu có dấu hiệu nghi ngờ kim loại thành bị hư hỏng. Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh (nếu có ).
  • Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của hệ thống điều chế, tòn trữ và nạp khí.
  • Các bình trong hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí đặt dưới mặt đất nếu khó xem xét thì phải áp dụng các biện pháp kiểm tra phù hợp.
  • Các bình trong hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí có những bộ phận đốt nóng bằng điện hoặc có các bộ phận chuyển động thì phải tách riêng ra khỏi bình.
  • Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí làm việc với môi chất độc, dễ cháy nổ phải tiến hành khử môi chất trong hệ thống, đảm bảo không ảnh hưởng cho người khi tiến hành công việc kiểm tra.
  • Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.

8.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch.

– Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí:

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

  • Kiểm tra lý lịch của các bình trong hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí: Theo QCVN: 01-2008 – BLĐTBXH, lưu ý xem xét các tài liệu sau:
    • Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
    • Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực;
    • Bản vẽ cấu tạo ghi đủ các kích thước chính;
    • Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa;
    • Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.

– Hồ sơ xuất xưởng của các bình trong hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí:

• Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
• Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
• Biên bản nghiệm thử xuất xưởng;
• Tài liệu xuất xưởng của các bộ phận chi tiết khác trong hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí.

– Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).

– Hồ sơ lắp đặt:

• Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
• Bản vẽ sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí;
• Thiết kế lắp đặt;
• Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
• Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thự hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
• Các biên bản kiểm định từng bộ phận của hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí (nếu có);
• Biên bản nghiệm thu tổng thể hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí.

– Kiểm tra các quy trình:

• Quy trình kiểm tra chai trước khi nạp;
• Quy trình nạp;
• Hồ sơ về PCCC.

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

  • Kiểm tra lý lịch của hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

  • Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa ,cải tạo, nâng cấp.
  • Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Xem xét hồ sơ lắp đặt.
  • Trường hợp sau khi hệ thống không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ.

Đánh giá kết quả hồ sơ, lý lịch: Kết quả đạt yêu cầu khi:

• Lý lịch các bình chịu áp lực đầy đủ và đáp ứng điều 2.4 của QCVN 01- 2008/BLĐTBXH;

• Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung theo điều 3.2.2 của QCVN 01 2008/BLĐTBXH.

8.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.

8.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

  1. Các hình thức kiểm định hệ thống điều chế, nạp khí

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

• Sau sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống;
• Có sự thay đổi vị trí lắp đặt;
• Sử dụng lại hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
• Có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

  1. Thời hạn kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là bao nhiêu năm ?

• Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí làm việc với môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ, độc hại (Clo, Sulfua Hydro,..) thì thực hiện tất cả các bước kiểm định với thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
• Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
• Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí đã sử dụng trên 12 năm, làm việc với môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ, độc hại và hệ thống đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top