Kiểm định an toàn bình chịu áp lực dạng đứng Reviewed by Momizat on . I. Bình chịu áp lực đứng là gì? Là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn h I. Bình chịu áp lực đứng là gì? Là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn h Rating: 0
You Are Here: Home » KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ÁP LỰC » Kiểm định an toàn bình chịu áp lực dạng đứng

Kiểm định an toàn bình chịu áp lực dạng đứng



I. Bình chịu áp lực đứng là gì?

  • Là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Được thiết kế và lắp đặt theo phương thẳng đứng.
  • Nếu vị trí không gian để bình nhà bạn không quá rộng thì hãy chọnkiểu dáng bình đứng. Kiểu dáng này không chiếm nhiều diện tích, phù hợp với những vị trí đặt bị hẹp. 

II. Cấu tạo: Tùy theo mỗi nhà sản xuất mà có cách bố trí các bộ phận tại các vị trí khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có các cấu tạo cơ bản dưới đây

  • Thân bình: Là bộ phận hình trụ tròn có mối hàn liên kết với đầu và đáy bình. Trên thân bình có các ống cụt dùng để nối với ống cấp khí vào và cấp khí ra, ống cụt lắp áp kế, cửa vệ sinh bên trong bình
  • Đầu bình: Là phần hàn liên kết phía trên thân bình, phần này thường có một ống cụt lắp van an toàn và có các gờ móc để nâng và di chuyển bình
  • Đáy bình: Là phần hàn liên kết phía dưới thân bình, bộ phận này có một ống cụt dùng để lắp van xả đáy, có 3 chân chống hoặc khung tròn tạo sự ổn định cho bình khi hoạt động
  • Các thiết bị phụ trợ: van an toàn, áp kế, các cảm biến áp suất và nhiệt độ….

III. Chức năng và ứng dụng:

Chức năng:

  • Tích trữ lượng không khí đã được nén trong quá trình làm việc của các thiết bị máy móc, các động cơ và các bộ phận khác.
  • Cung cấp lượng khí nén phục vụ thiết bị tiếp tục hoạt động khi bị mất điện trong thời gian ngắn
  • Bình chịu áp lực còn có chức năng làm mát dầu, hạ nhiệt độ và tách nước trong khí nén. Nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa những tình trạng đột ngột giảm áp suất tác động xấu tới quá trình vận hành và sử dụng những thiết bị sử dụng khí trong hệ thống sản xuất.

Ứng dụng:

  • Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày: Bình chịu áp lực sử dụng để chứa khí gas – cung cấp khí đốt cho việc nấu nướng, sinh hoạt. Bình còn được thấy trong hoạt động hàn-xì,… 
  • Trong hoạt động sản xuất công nghiệp: Dùng để chứa nhiều khí thiết yếu trong sản xuất và đốt cháy những kim loại và sản phẩm cơ khí.
  • Trong lĩnh vực y tế: Được sử dụng để hỗ trợ chưng cất các hóa chất tinh khiết cần cho công tác y khoa và dược phẩm hoặc được sử dụng trong quá trình xử lý chất thải lỏng.

IV. Những nguy cơ mất an toàn và các tình trạng thường gặp BCAL

  • Nổ hóa học: Do ma sát, tác động của tỉnh điện, ngọn lửa, không có van điều áp,… 
  • Nổ vật lý: Do bình chứa bị oxy hóa, bị ăn mòn, quá cũ; do các bộ phận, trang thiết bị hàng nhái, bị hỏng hóc, rạn, nứt; do va chạm mạnh hoặc bị đốt nóng,…
  • Điện giật: Do điện rò ra từ vỏ mô tơ, hỏng cách điện dây dẫn,…
  • Cháy nổ: Do rò rỉ môi chất độc trong bình chứa khí nén. 
  • Chấn thương: Do va đập vào bình trong quá trình vận chuyển, mang vác, bảo quản,…

V. Quy định an toàn trong quá trình sử dụng:

  • Cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng khi mua bình chịu áp lực. Thiết bị phải được đăng ký sử dụng và kiểm định kỹ thuật an toàn – kiểm định an toàn thiết bị. Nên mua của những đơn vị cung cấp uy tin, thương hiệu.
  • Chỉ những người đã được huấn luyện, đào tạo, vượt qua sát hạch mới được vận hành, sử dụng và kiểm tra
  • Khi sử dụng bình kể cả không gian rộng hay hẹp cũng nên để bình nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu để ngoài trời thì nên che lại tránh nhiệt độ tăng cao áp suất tăng dễ gây tình trạng cháy nổ
  • Khi lắp đặt cần có quy trình chi tiết và bám sát theo quy trình.
  • Tránh để bình gần những vật dụng dễ gây cháy, nổ, gần khu chung cư hoặc khu đô thị, công trình sinh hoạt công cộng,… 
  • Trước khi đưa vào vận hành, người dùng cần kiểm tra thiết bị để đảm bảo những bộ phận và trang thiết bị an toàn như: Van an toàn, áp kế,…  đã đầy đủ. Trong quá trình sử dụng, người vận hành cần thường xuyên kiểm tra hoạt động của bình và sử dụng theo đúng quy trình đã có.
  • Lựa chọn những bình có thông số phù hợp với yêu cầu sử dụng, năng suất của nhà xưởng để tránh gây lãng phí hoặc không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất.

VI. Vì sao phải tiến hành kiểm định an toàn bình chịu áp lực

  • Kiểm tra an toàn nồi chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật
  • Nhằm kiểm tra, đánh giá tình trạng làm việc thực tế của nồi hơi từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo thiết bị đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc, hạn chế được những rủi ro không mong muốn.
  • Theo thông tư số Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì bình chịu áp lực dạng đứng thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cần phải kiểm định.

VII. Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng:

  • QCVN:01-2008/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động Nồi hơi và Bình chịu áp lực
  • TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, chế tạo
  • TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt sử dụng, sửa chữa
  • TCVN 6156:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt sử dụng, sửa chữa – Phương pháp thử
  • TCVN 6292:2013 – Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại
  • TCVN 6294:2007 – Chai chứa khí. Chai chứa khí bằng thép cácbon hàn – Kiểm tra và thử định kỳ;
  • TCVN 6295:1997 – Chai chứa khí. Chai chứa khí không hàn – Tiêu chuẩn an toàn và đặc tính. (dung tích từ 0,5 lít đến 150 lít, không giới hạn áp suất);
  • TCVN 7388-1:2013; TCVN 7388-2:2013; TCVN 7388-3:2013, Tiêu chuẩn Việt Nam về chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn nạp lại được – thiết kế, kết cấu và thử nghiệm;
  • TCVN 7052-1:2002 – Chai chứa khí Axetylen – Yêu cầu cơ bản (phần 1: Chai không dùng đinh chảy);
  • TCVN 6871:2007 – Chai chứa khí – Chai chứa khí Axetylen hòa tan vận chuyển được – Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ;
  • TCVN 6008-2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương thử;
  • TCVN 7472-2005 – Hàn – Các liên kết hàn nóng chảy ở thép, niken, titan và các hợp kim của chúng (trừ hàn chùm tia). Mức chất lượng đối với khuyết tật.

VIII. Các bước kiểm định: Nội dung kiểm định an toàn sẽ được tiến hành đúng như trong QTKĐ 07-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
  • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm; (bao gồm thử thủy lực, cân chỉnh van an toàn và hiệu chuẩn đồng hồ áp kế)
  • Kiểm tra vận hành;
  • Xử lý kết quả kiểm định.

IX. Thời hạn kiểm định lò hơi là bao lâu?

  • Thời hạn kiểm định định kỳ bình chịu áp lực là 3 năm. Đối với bình đã sử dụng trên 12 năm thì hạn còn lại là 2 năm, trên 24 năm hạn kiểm định sẽ còn 1 năm.
  • Khi các cơ sở sử dụng hoặc đơn vị cung cấp có yêu cầu rút ngắn thời hạn kiểm định để đảm bảo an toàn thì sẽ thực hiện theo kiến nghị đó.
  • Kiểm định viên sẽ ghi rõ lí do rút ngắn thời hạn vào trong biên bản kiểm định.

X. Liên hệ kiểm định: Để nắm được chi phí kiểm định quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông tin có liên quan:

  • Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
  • Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
  • Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
  • Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
  • Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan        



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top