Kiểm tra mối hàn -5 kỹ thuật cơ bản khi hàn hồ quang tay
Đối với nhiều người mới làm quen với hàn hồ quang tay hoặc không thường xuyên hàn hồ quang tay thì để có một mối hàn đẹp và đảm bảo chất lượng là một điều không dễ. Sau đây là 5 điều cơ bản bạn cần quan tâm khi thực hiện hàn hồ quang tay để đảm bảo chất lượng mối hàn: Thiết lập dòng điện, điều chỉnh độ dài hồ quang, điều chỉnh góc nghiêng que hàn, thao tác que hàn và điều chỉnh tốc độ hàn.
Chuẩn bị:
Hàn que là kỹ thuật hàn không đòi hỏi cao về làm sạch vị trí hàn, tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua bước này. Cần loại bỏ bụi bẩn bằng cọ hay sử dụng dụng cụ làm sạch bề mặt chuyên dụng. Khu vực kẹp kìm mát cũng phải được làm sạch để đảm bảo tiếp xúc tốt, điều này sẽ giúp ổn định hồ quang.
Tư thế hàn phải đảm bảo trông rõ vũng hàn. Người thợ phải chọn hướng nhìn tốt nhất, tránh bị tay hàn che mắt, và tránh vùng khói hàn độc hại.
5 kỹ thuật khi hàn hồ quang tay: Thiết lập dòng điện, điều chỉnh độ dài hồ quang, điều chỉnh góc que hàn, thao tác que hàn và điều chỉnh tốc độ hàn. Để đáp ứng các quy tắc, công nhân hàn cần luyện tập thường xuyên, từ đó có thể cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như năng suất.
1. Thiết lập dòng điện
Tùy theo loại điện cực sử dụng mà thiết bị sử dụng cần thiết lập dòng một chiều thuận, một chiều nghịch hay dòng xoay chiều. Cần phải đảm bảo bạn thiết bị được thiết lập đúng trước khi hàn.
Độ lớn của dòng hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn và loại điện cực hàn mà bạn sử dụng. Nhà sản xuất que hàn thường cung cấp thông tin về dòng phù hợp với que hàn trên bao bì. Dòng hàn có thể điều chỉnh theo cách tính sau: 1Amp tương ứng với 0.0254 mm đường kính que hàn. Bạn có thể để dòng hàn ở mức thấp sau đó điều chỉnh tăng 5 đến 10 Amp rồi xem xét khả năng hàn cho phù hợp.
Hiện tượng khi hàn với dòng hàn quá thấp:
Hiện tượng khi hàn với dòng hàn quá cao:
2. Điều chỉnh độ dài hồ quang
Độ dài hồ quang phụ thuộc vào từng loại que hàn, từng vị trí hàn. Cơ bản độ dài hồ quang hàn không nên vượt quá đường kính que hàn. Khi độ dài hồ quang quá ngắn có thể gây hồ quang không ổn định, có thể làm tắt hồ quang, vũng hàn đông cứng nhanh hơn và tạo vảy hàn cao. Hồ quang quá dài sẽ gây ra hiện tượng bắn tóe, tốc độ kết tủa chậm và rỗ khí.Hồ quang quá ngắn
Hồ quang quá dài
Chú ý: Với những người mới vào nghề hàn thường để hồ quang quá dài, vì họ muốn quan sát hồ quang và vũng hàn, tuy nhiên nên thay đổi vị trí hàn để có thể nhìn được hồ quang và vũng hàn tốt hơn, không nên kéo dài hồ quang. Một chút luyện tập bạn sẽ có thể đảm bảo có được mối hàn thấp ít bắn tóe.
3. Chỉnh góc que hàn
Đối với hàn bề mặt, góc que hàn nên để từ 5 đến 15 độ theo hướng chuyển động, đối với hàn hồ quang vị trí đứng nên để góc que hàn từ 0-15 độ ngược chiều với hướng di chuyển que hàn.
4. Thao tác que hàn
Chuyển động dọc theo trục mối hàn duy trì và điều chỉnh độ dài hồ quang. Chuyển động ngang duy trì độ rộng của đường hàn. Có nhiều loại chuyển động: ngang, liên tục và chuyển động ngắt quãng tùy thuộc vào độ dày của vật hàn. Với vật hàn mỏng không cần có chuyển động ngang của que hàn vì độ rộng của hồ quang đã đủ làm đầy rãnh hàn. Với hàn đứng nên chú ý hàn từ dưới lên với các tấm dày và hàn từ trên xuống với các tấm mỏng (chú ý đến rìa rãnh hàn).
5. Điều chỉnh tốc độ hàn:
Tốc độ hàn nên đảm bảo sao cho hồ quang hàn chiếm 1/3 độ dài của vũng hàn. Hàn quá chậm sẽ tạo vảy hàn lồi và hàn không ngấu. Hồ quang bị mất nhiệt không thể nóng chảy vật hàn.
Tốc độ hàn quá nhanh làm giảm độ ngấu của mối hàn, vảy hàn không đều và không lấp đầy vũng hàn.