HUẤN LUYỆN AN TOÀN VẬN HÀNH MÁY DẬP
Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ban hành ngày 08/10/2018, công tác huấn luyện an toàn lao động được chia làm 6 nhóm đối tượng chính.
Trong đó nhóm 3 là những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt quy định theo thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 10/08/2020.
Trong bài viết lần này, Công ty Cung ứng & Bồi dưỡng Nhân viên giỏi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 dành cho người làm công việc vận hành máy dập. Hi vọng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn các kiến thức an toàn lao động nói chung, máy dập nói riêng.
I. Tổng quan, mối nguy hiểm khi vận hành thiết bị:
Máy dập là loại thiết bị cơ khí sử dụng lực lớn tác động từ trên xuống để dập, ép, cắt các sản phẩm cơ khí theo yêu cầu. Lực này được tạo ra nhờ các cơ cấu truyền động cơ khí, truyền động ma sát hoặc áp lực chất lỏng
Với sự thay đổi áp lực lớn liên tục và nhanh chóng, nếu các thiết bị không đạt chất lượng hay người vận hành không tuân thủ theo quy trình sử dụng và các quy tắc an toàn sẽ gây ra các sự cố nghiêm trọng. Có thể gây tổn hại đến người lao động cũng như các tài sản khác.
Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy dập:
– Yếu tố nguy hiểm của máy: Máy dập có gắn trục truyền lực phụ trợ thường không thể dừng khẩn cấp khi trục trượt thực hiện hành trình đi xuống.
– Khi vận hành sai nguyên tắc: Tai nạn thường xảy ra do rơi phần khuôn trên hoặc do người khác vô tình điều khiển làm cho trục trượt đi xuống trong khi đang điều chỉnh, tháo, lắp khuôn.
– Thiếu chú ý khi sử dụng thiết bị an toàn:
- Sử dụng các thiết bị an toàn không thích hợp với chủng loại, hình thức của máy dập; lắp đặt các thiết bị an toàn ở vị trí không thích hợp hoặc vận hành máy dập khi thiết bị an toàn không hoạt động.
- Khởi động trục truyền lực hoặc nhấn sai bàn đạp trong khi lắp, tháo, điều chỉnh khuôn.
- Để vật rơi vào bàn đạp làm cho máy dập hoạt động sai nguyên tắc.
- Tai nạn có thể xảy ra do người khác vận hành sai khi làm việc tập thể.
Huấn luyện an toàn cho người vận hành máy dập
Để có thể phòng tránh cũng như hạn chế các tai nạn, nguy cơ khi sử dụng máy dập người tham gia vận hành thiết bị này cần được trang bị cung cấp đầy đủ tất cả các kiến thức về máy nén khí. Hiện nay, để đảm bảo an toàn lao động, đa số các doanh nghiệp đều cho các đối tượng lao động tham gia huấn luyện an toàn vận hành máy nén khi trước khi sử dụng.
Chương trình huấn luyện an toàn vận hành máy dập sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về cấu tạo, cách thức hoạt động cũng như chỉ ra các nguyên nhân thường dẫn đến các tại nạn khi sử dụng.
Bên cạnh đó, người tham gia huấn luyện còn có thể nắm được các quy trình vận hành, trách nhiệm của bản thân khi sử dụng thiết bị:
- Để giảm thiếu các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị, các tai nạn gây chấn thương và chết người nghiêm trọng:
- Có kỹ năng xử lý các sự cố phát sinh trong công việc, có khả năng tự thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp
- Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển chỉ dẫn an toàn, biển báo, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nhận diện được các yếu tố có hại, nguy hiểm… tại nơi làm việc
- Người lao động sẽ được bồi dưỡng kiến thức về văn hóa an toàn lao động trong công việc; nắm được các phương pháp cải thiện điều kiện lao động, kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản;
- Ngoài ra, tham gia các khóa học là điều kiện, là quy định của pháp luật đối với những người quản lý, lao động trong lĩnh vực liên quan.
II. Đối tượng và thời gian tham gia khóa học:
- Đối tượng cần tham gia khóa học này trong thời gian khoảng 3 ngày bao gồm:
+Người vận hành, sữa chữa, bảo dưỡng
+Người làm công tác an toàn lao động
- Người tham gia làm việc với thiết bị
III. Nội dung của khóa huấn luyện Nhóm 3 – Vận hành máy dập gồm:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
- Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
- Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
- Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
- Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành
- Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với thiết bị.
- Phương pháp vận hành an toàn máy dập
– Chú ý không cho tay vào trong khuôn máy - Sử dụng máy dập có gắn lá chắn an toàn;
- Sử dụng máy dập có khuôn an toàn;
- Sử dụng máy dập có gắn bộ phận truyền tải vào ra tự động.
– Sử dụng các thiết bị bảo hộ có gắn kèm tuỳ theo chủng loại, hành trình và phương pháp làm việc của máy.
- Thiết bị an toàn kiểu then chắn;
- Thiết bị an toàn kiểu đẩy tay;
- Thiết bị an toàn nhận biết tay người;
- Thiết bị an toàn yêu cầu vận hành máy bằng hai tay;
- Thiết bị an toàn quang điện tử.
– Khi làm việc tập thể từ hai người trở lên phải lựa chọn kiểu tín hiệu thích hợp trước khi thao tác.
– Sử dụng công cụ thủ công (nếu có thể) khi gia công thiết bị sản xuất.
IV. Qui định an toàn khi vận hành máy dập
*Đối với thiết bị:
- Máy dập phải được trang bị các thiết bị an toàn phù hợp với thiết kế của máy loại trừ được khả năng người vận hành đưa tay vào vùng làm việc (vùng nguy hiểm của máy):
- Sử dụng bộ phận che chắn (loại cố định như lưới bảo hiểm, loại di động như cơ cấu tay gạt, v.v…);
- Sử dụng thiết bị điều khiển bằng 2 tay;
- Sử dụng đồ gá, cử khuôn cho việc nạp liệu hoặc tự động hóa, cơ khí hóa việc đưa phôi vào vùng làm việc của máy.
- Đối với máy sử dụng bàn đạp phải có bao che phía trên loại trừ khả năng tác động ngẫu nhiên lên bàn đạp.
- Các thiết bị điện lắp trên máy phải bảo đảm phù hợp với thiết kế và các tiêu chuẩn về kỹ thuật điện; phải được nối đất hoặc nối không đề phòng điện chạm mát. Tủ điện điều khiển phải có khóa liên động với cầu dao điện, loại trừ khả năng mở cửa tủ điện khi cầu dao còn đóng.
- Máy dập phải có sổ lý lịch máy, có đủ quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các bộ phận chi tiết của máy, có nhật ký vận hành máy và nội quy an toàn vận hành niêm yết tại vị trí làm việc.
An toàn khi sử dụng máy dập:
- Các bước chuẩn bị:
– Trước khi làm việc cần kiểm tra hoạt động của thiết bị an toàn và điểm hở 4 góc;
– Kiểm tra xem công tắc lựa chọn có được đặt ở vị trí thuộc hành trình an toàn 1 hay không;
– Khi máy bị sự cố, hỏng hóc, cần báo ngay cho người chịu trách nhiệm để sửa chữa kịp thời.
- Thao tác gia công:
– Cần sử dụng công tắc cấp nước khi vận hành;
– Cần chỉnh các nút điều khiển sau mỗi thao tác;
– Cần ngắt điện nguồn khi loại bỏ tạp chất trong khuôn;
– Cần sử dụng thiết bị chuyên dùng để dọn vụn, tạp chất.
- Các quy tắc về an toàn khi thay khuôn:
– Cần ngắt điện nguồn và treo biển báo đề “đang thay khuôn” vào công tắc khi có ý định thay khuôn dập;
– Cố định thanh chặn an toàn vào đúng vị trí và kiểm tra lại;
– Khi làm việc tập thể, cần thống nhất rõ ràng việc sử dụng các tín hiệu;
– Không được cố ý sử dụng sức mạnh khi làm việc với khuôn dập;
– Cần ngắt công tắc chính trước khi thao tác chỉnh các thông số;
– Cần kiểm tra khu vực xung quanh máy trước khi tiến hành chạy thử.
Hy vọng với những thông tin trên đây của chúng tôi, bạn đã có thể hiểu qua được những vấn đề có liên quan đến việc “Khóa huấn luyện an toàn vận hành máy dập”.
Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.