Hiện tượng Lò hơi, nồi hơi bị ăn mòn, đóng cáu cặn Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_2415" align="alignnone" width="261"] Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố - Hiện tượng Lò hơi, nồi hơi bị ăn [caption id="attachment_2415" align="alignnone" width="261"] Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố - Hiện tượng Lò hơi, nồi hơi bị ăn Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Hiện tượng Lò hơi, nồi hơi bị ăn mòn, đóng cáu cặn

Hiện tượng Lò hơi, nồi hơi bị ăn mòn, đóng cáu cặn



Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố - Hiện tượng Lò hơi, nồi hơi bị ăn mòn, đóng cáu cặn

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố – Hiện tượng Lò hơi, nồi hơi bị ăn mòn, đóng cáu cặn

Hiện tượng Lò hơi bị ăn mòn, đóng cáu cặn

Ăn mòn là một thuật ngữ chung chỉ sự chuyển đổi một kim loại thành một hợp chất hòa tan. Trong trường hợp kim loại trong lò hơi, sự ăn mòn là sự biến đổi thép thành rỉ sét.

Trong Lò hơi có 2 loại ăn mòn thường thấy:

1. Ăn mòn do Oxy: thường thấy trên các ống và khu vực nước cấp.

2. Ăn mòn pH thấp: thường thấy trong hệ thống ngưng tụ.

Sự ăn mòn của một trong hai loại trên có thể dẫn đến hư hỏng các thiết bị của hệ thống lò hơi. Các chất sinh ra do ăn mòn gây nghẽn nghẹt trong ảnh hưởng xấu đến trao đổi nhiệt và dẫn đến thất thoát nhiệt

Hiện tượng đóng cáu cặn Lò hơi

Khi nước được đun nóng và chuyển sang thể hơi, các chất ô nhiễm đi vào theo nước bổ sung và tích tụ lại trong lò hơi. Chức năng của lò hơi tương tự một thiết bị chưng cất, tạo ra nước tinh khiết dạng hơi và để lại một lượng khoáng đậm đặc cùng nhiều chất ô nhiễm khác trong Lò hơi. Chất rắn hòa tan dưới tác dụng nhiệt chuyển thành dạng không tan và hình thành cáu cặn.

Có thể nêu vài lọai cáu cặn điển hình trong Lò hơi như calcium carbonate (CaCO3), calcium sulfate (CaSO4), and calcium silicate (CaSiO3).

Những chất tích tụ ở thành trong của ống sẽ tạo ra một lớp cách nhiệt, hạn chế khả năng hấp thụ nhiệt của nước trong ống. Nếu điều này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ làm quá nhiệt vùng ống đó và cuối cùng là ống bị nổ.

Để ngăn chặn đóng cặn trong ống Lò hơi, nồng độ chất rắn trong nước cấp vào nồi hơi phải giảm xuống đến giới hạn cho phép. Áp suất vận hành và nhiệt độ nồi hơi càng cao thì yêu cầu đảm bảo về phương pháp xử lý nước cấp càng phải chặt chẽ.

Các chất rắn cũng phải được xả ra khỏi nồi hơi bằng cách sử dụng hệ thống xả liên tục hay xả đáy định kỳ.

Tóm lại, việc đảm bảo chất lượng xử lý nước cho Nồi hơi đóng vai trò tuyệt đối quan trọng trong việc đảm bảo cho nồi hơi có thể vận hành theo đúng tuổi thọ thiết kế của nó. Nước có phẩm chất kém là một trong những “kẻ hủy diệt” chính của nồi hơi



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top