Đề án bảo vệ môi trường Reviewed by Momizat on . Đề án bảo vệ môi trường là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp chưa c Đề án bảo vệ môi trường là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp chưa c Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » Đề án bảo vệ môi trường

Đề án bảo vệ môi trường




lap de an bao ve moi truongĐề án bảo vệ môi trường là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay giấy cam kết đăng ký bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường(DTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

  1. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết:

1.1.1        Đối tượng thực hiện: theo Điều 3 Thông tư 01-2012/TT-BTNMT đối tượng thực hiện đề án là những cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm:

–           Cơ sở không có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

–          Cơ sở đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất.

–          Cơ sở đã có quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất.

–          Cơ sở đã khởi công và đang trong giai đoạn chuẩn bị (chuẩn bị mặt bằng), đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và đang trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

1.2        Cơ quan thẩm định:

Theo Điều 7 Thông tư 01-2012/TT-BTNMT quy định cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết: tùy vào tính chất của từng đề án mà cơ quan thẩm định, phê duyệt khác nhau ví dụ như Bộ tài nguyên môi trường thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, trừ các cơ sở có yếu tố bí mật an ninh, quốc phòng; hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình và cơ sở khác được giao có yếu tố bí mật an ninh, quốc phòng.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình.

Theo Điều 11 Thông tư 01-2012/TT-BTNMT Sau khi có quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, cơ quan thường trực thẩm định phải chứng thực vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án.

1.3        Thời gian thẩm định:

Theo Điều 8 Thông tư 01-2012/TT-BTNMT quy định thời gian thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết: tối đa là 45 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, trường hợp còn lại là 30 ngày.

Thời hạn thẩm định không bao gồm thời gian mà chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thường trực thẩm định trong quá trình thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

1.4        Thời gian phê duyệt: Theo Điều 10 Thông tư 01-2012/TT-BTNMT quy định thời gian phê duyệt: tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã hoàn chỉnh theo yêu cầu đối với cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, các trường hợp còn lại là 10 ngày.

  1. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản:

2.1.       Đối tượng lập: Theo Điều 15 Thông tư 01-2012/TT-BTNMT đối tượng phải lập là cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, gồm:

–          Cơ sở không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;

–          Cơ sở đã có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) nhưng không có giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất.

–          Cơ sở đã có giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng không có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất.

–          Cơ sở đã khởi công và đang trong giai đoạn chuẩn bị (chuẩn bị mặt bằng), đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và đang trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng chưa có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

2.2.       Cơ quan phê duyệt: Theo Điều 18 Thông tư 01-2012/TT-BTNMT UBND cấp huyện có trách nhiệm đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản và xem xét, cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho chủ cơ sở.

Theo Điều 20 Thông tư 01-2012/TT-BTNMT: sau khi đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được đăng ký, cơ quan thường trực đăng ký chứng thực vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

2.3.       Thời gian cấp giấy xác nhận: Theo Điều 18 Thông tư  01-2012/TT-BTNMT quy định thời gian cấp giấy xác nhận: Tối đa 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở nằm trên địa bàn của từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, 20 ngày đối với cơ sở nằm trên địa bàn  của 1 đơn vị hành chính cấp huyện.


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top