CẦN TRỤC TỰ HÀNH
KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC TỰ HÀNH
- Xe cẩu tự hành là gì?
- Xe cẩu tự hành, xe cẩu hay ta cũng có thể gọi là xe tải có gắn thêm cần cẩu. Khi nhìn vào ta đã thấy được nó là một chiếc xe tải và thêm một cái cần cẩu ở trên, với công việc là nâng những đồ đạc hàng hóa có khối lượng trọng lượng lớn mà chúng ta không thể dùng tay mà khuân vác được.
- Xe cẩu tự hành giúp chúng ta giảm được khối lượng công việc lớn cũng như giảm thiểu tối đa lượng thời gian vận chuyển hàng hóa đi nơi khác, và đó là điều mà chúng ta cần, tiết kiệm thời gian và sức lực.
- Công dụng và phân loại cần trục tự hành
Cần trục tự hành là loại cần trục có thiết bị phát lực là động cơ đốt trong, hệ thống chuyển động bằng bánh xích hoặc bánh lốp, có tính cơ động cao và kèm thêm khả năng di chuyển trong phạm vi rộng.
- Công dụng:
– Được sử dụng rộng rãi để xếp dỡ hàng hoá cho các phương tiện vận chuyển, nâng chuyển hàng hoá tại các kho bãi sản xuất, nhà ga, bến cảng,…
– Ngoài ra, được dùng để láp ráp các cấu kiện, hỗ trợ các máy thi công khác như thiết bị máy đóng, ép cọc, nâng hạ cọc và máy khoan cọc nhồi.
- Phân loại:
– Dựa vào hệ thống di chuyển, có các loại : cần trục lưu động ôtô, cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích.
– Dựa vào hệ dẫn động, có các loại : cần trục dẫn động điện, cần trục dẫn động cơ khí, cần trục thuỷ lực.
- Cần trục ôtô :
– Được chế tạo với tải trọng từ 4 đến 16 tấn.
– Loại cần trục này có các cơ cấu như : di chuyển, nâng hạ vật, nâng hạ cần, quay và có thể thay đổi chiều dài cần.
– Ngoài ra còn có cơ cấu điều khiển 4 chân tựa để tăng độ ổn định khi nâng chuyển vật.
– Cần trục bánh lốp.
- Cần trục bánh xích:
– Có tải trọng nâng từ 25 đến 50T (có loại đến 800T ).
– Chiều cao nâng lên tới 55m.
– Chiều dài cần tới 40m.
– Vận tốc di chuyển tối đa có thể đạt được từ 1,5 đến 3,6 km/h.
– Cần trục bánh xích có độ ổn định lớn, có thể thay đổi khoảng cách giữa 2 dãi xích, không cần phải sử dụng các chân chống khi nâng chuyển vật.
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cần trục tự hành.
a. Cần trục ô tô
- Cấu tạo: Sơ đồ cấu tạo cần trục ô tô
- Cum puly móc câu; 2. Puly đầu cần; 3. Đoạn cần di động; 4. Cáp keo; 5. Đoạn cần cố định; 6. Xy lanh nâng hạ cần; 7. Cabin; 8. Cụm tời nâng hàng; 9. Đối trọng; 10. Xy lanh chân chống; 11. Bánh di chuyển; 12. Mâm quya; 13. Cabin
- Nguyên lý làm việc:
Nguồn động lực từ máy cơ sở sẽ truyền động đến các bộ phận cơ bản sau:
- Cơ cấu quay để quay phần cần trục
- Dẫn động bơm dầu tạo ra dầu cao áp và cung cấp cho hệ thống và các xy lanh thủy lực( xy lanh chân chống, xy lanh nâng hạ cần, xy lanh điều khiển cần)
Cần trục dạng ống lồng có các đoạn cần di động và cố định lồng vào nhau và được điều khiển bằng xylanh 2 chiều đặt bên trong.
b. Cần trục bánh xích
- Cấu tạo:
- Bánh xích
- Mâm quay
- Cabin điều khiển
- Cần
- Puly móc câu
- Puly đỉnh cần
- Cụm puly di động
- Giá chữ A
- Đối trọng
- Tời Thay đổi góc nghiên cần
- Tời nâng hạ
- Nguyễn lý làm việc
Thường dùng động cơ diesel chạy máy phát điện cung cấp nguồn điện cho các cơ cấu hoạt động:
- Cụm tời để nâng hạ cần thông qua cụm puly đặt trên giá chữ A
- Cụm tời để nâng hạ cần thông qua cụm puly đặt ở đỉnh cần
- Cơ cấu quay để vận hành trong không gian
Hệ chuyển bánh xích gồm 2 dãi xích được dẫn động bởi 2 động cơ độc lập thông qua bánh sao chủ động
Đặc điểm của cần trục bánh xích là áp lực đè xuống nền thấp, không cần chân chống.
- Nguyên tắc an toàn khi sử dụng xe cẩu tự hành
a. Yêu cầu an toàn đối với người tham gia vận hành
- Trong độ tuổi lao động do nhà nước quy định.
- Qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.
- Đã được đào tạo nghề nghiệp và được cấp bằng lái xe cần cẩu tương ứng. Được huấn luyện BHLĐ và có thẻ an toàn kèm theo.
- Nắm vững và thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông.
- Sử dụng đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.
- Người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin cho nhau bằng tín hiệu qui ước.
Người móc tải phải:
- Thông hiểu TCVN 4244-2005, có kinh nghiệm trong treo móc, lắp đặt phải biết tính toán, triển khai thực hiện công việc.
- Phải biết đọc và sử dụng biểu đồ tải của cần cẩu, cẩu tải, xe nâng, có khả năng phân tích đánh giá các mối nguy hiểm trong quá trình làm việc.
- Được đào tạo kĩ thuật móc tải và phải có thẻ an toàn.
b, Kiểm tra tình trạng xe trước và sau khi vận hành
- Xe cẩu thùng thuộc danh mục các thiết bị nên có yêu cầu về an toàn theo quy định của Nhà Nước, phải được đăng kí và xin cấp giấy phép sử dụng theo các thủ tục hiện hành.
- Chỉ được phép sử dụng xe cẩu tự hành đang có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được đăng kí và có giấy phép sử dụng đang còn thời hạn.
- Không được phép sử dụng thiết bị, các bộ phận mang tải chưa qua khám nghiệm và chưa được cấp giấy phép sử dụng.
- Khoảng cách từ xe cẩu hoặc tải đến đường dây điện cần được đảm bảo mức nhỏ nhất.
Việc kiểm định tuân theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng QTKĐ 001 : 2008/BLĐTBXH (Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) bao gồm:
- Kiểm tra bên ngoài;
- Thử không tải;
- Tải tĩnh
- Thử tải động.
- Kiểm định cần trục
- Kiểm định cần trục tự hành hay kiểm định cần cẩu là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng thiết bị này.
- Quá trình kiểm định cần trục nhằm kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của cần trục dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
*Tại sao phải kiểm định cần trục
- Kiểm định an toàn cần trục tự hành đem đến các lợi ích sau:
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người khác trong phạm vi làm việc của cần trục, tránh hư tổn hàng hóa, thiết bị.
- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định cần trục
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định cần trục được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn cần trục phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Cần trục. Phân loại theo chế độ làm việc. Phần 2: Cần trục tự hành
- TCVN 8242-2:2009, Cần trục – Từ vựng – Phần 2: Cần trục tự hành
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
- TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ
- TCVN 8855-2:2011, Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn
- TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực
- QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
- QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục.
- QTKĐ 10:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tự hành
7. Quy trình kiểm định cần trục
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cần trục
• Kiểm tra lý lịch, bản vẽ
• Kiểm tra hồ sơ quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa
• Xem xét hồ sơ kiểm định cần trục lần trước
Bước 2: Khám xét kỹ thuật
• Kiểm tra mặt bằng đặt cần trục, các biện pháp, hướng dẫn an toàn vận hành, sử dụng
• Xem xét sự phù hợp, đồng bộ của cần trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
• Kiểm tra lần lượt tình trạng kỹ thuật của cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, cơ cấu quay, …)
• Đánh giá kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, …)
• Kiểm tra đối trọng, khung đỡ đối trọng, chân chống, …
Bước 3: Kiểm tra vận hành : thử không tải và có tải
• Chỉ thực hiện sau khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu.
• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL ở hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của cần cẩu.
• Thử tải động ở mức 110%SWL ở hai vị trí như trên
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định cần trục
• Lập biên bản kiểm định cần trục tự hành có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả vào lý lịch cần trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu).
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Thời hạn kiểm định cần trục
Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục được quy định như sau:
- Thông thường thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với cần trục có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Thời hạn kiểm định định kỳ cầu trục có thể ngắn hơn theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng