B29-N3 – MÁY NÔNG NGHIỆP Reviewed by Momizat on . I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP Người vận hành, sữa chữa, bảo trì và bảo dưỡng máy nông nghiệp.Người xếp dỡ hàng hóa, sử I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP Người vận hành, sữa chữa, bảo trì và bảo dưỡng máy nông nghiệp.Người xếp dỡ hàng hóa, sử Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » B29-N3 – MÁY NÔNG NGHIỆP

B29-N3 – MÁY NÔNG NGHIỆP



I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP

  • Người vận hành, sữa chữa, bảo trì và bảo dưỡng máy nông nghiệp.
  • Người xếp dỡ hàng hóa, sử dụng và làm việc với máy nông nghiệp.
  • Người thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ATVSLĐ

1. Mục đích công tác ATVSLĐ

An toàn lao động ngành Nông nghiệp: Đã đến mức báo động!
  • Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
  • Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
  • Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.

2. Ý nghĩa công tác ATVSLĐ

  • Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
  • Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội.
  • Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.v.v…
  • GIYIB Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.

3. Quyền của người lao động trong việc chấp hành quy định về ATVSLĐ

a. Người lao động làm việc theo hợp đồng

  • Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc.
  • Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; đượcngười sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
  • Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

b. Người lao động làm việc không theo hợp đồng

  • Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động.
  • Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
  • Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

4. Nghĩa vụ của người lao động trong việc chấp hành quy định về ATVSLĐ

a. Người lao động làm việc theo hợp đồng

  • Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
  • Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b. Người lao động làm việc không theo hợp đồng

  • Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động.
  • Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.

III. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN CHUYÊN NGÀNH – HUẤN LUYỆN AN TOÀN VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm máy nông nghiệp

a. Máy nông nghiệp là gì?

  • Máy nông nghiệp là những loại máy móc, thiết bị được ứng dụng tại các nông trường, nông trại hổ trợ người nông dân trong việc thực hiện các công việc, hoạt động nông nghiệp với năng suất sao, đống thời tiết kiệm sức lao động của người nông dân một cách đáng kể.

b. Đặc điểm của máy nông nghiệp

  • Hiện nay, có rất nhiều loại máy nông nghiệp khác nhau được chế tạo và sản xuất số lượng lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện các công việc khác nhau tại nông trường, nông trại, chẳng hẹn như máy cày, máy bừa, máy gieo hạt…
  • Những loại máy này có thiết kế thông minh, kích thước phù hợp giúp người sử dụng có thể dễ dàng điều khiển và sử dụng trong những điều kiện khác nhau.

c. Công dụng của máy nông nghiệp

  • Có thể nói, máy nông nghiệp mang lại rất nhiều công dụng hữu ít cho hoạt động nông nghiệp của bà con. Trước hết, máy hổ trợ nâng cao năng suất lao động đáng kể. Thay vì sử dụng sức người như truyền thống, việc ứng dụng máy móc có thể giúp bà con hoàn thành công việc tốt hơn, nhanh hơn, từ đó đẩy mạnh năng suất lao động.
  • Bên cạnh đó, máy nông nghiệp còn giúp tiết kiểm sức người và chi phí. Với có chế vận hành tự động các loại máy này sẽ thực hiện các công việc thay cho người nông dân, từ đó giảm đi gánh nặng của những công việc lao động tay chân. Đặc biệt, chi phí đầu tư máy không quá cao và hoàn toàn hợp lí so với những lợi ích mà nông dân có thể nhận được

2. Những mối nguy hiểm khi sử dụng máy nông nghiệp

Trong quá trinh vận hành máy nông nghiệp vẫn ẩn chứa các môi nguy hiểm, tai nạn không thể lường trước được.

  • Bệnh nghề nghiệp khi vận hành máy nông nghiệp
  • Máy móc thao tác không đúng có thể xảy ra tai nạn lao động

3. Những biện pháp an toàn khi sử dụng máy nông nghiệp

  • Rất nhiều nguyên tắc cơ bản nhưng người điều khiển thiết bị bỏ qua. Người điều khiển máy kéo có đủ sức khỏe, đã qua lớp huấn luyện, đào tạo về sử dụng cũng như kiến thức về an toàn lao động và phải có bằng chứng nhận lái máy kéo. Tuyệt đối không được dùng dép khi lái máy, không uống rượu hoặc uống các loại thuốc chữa bệnh có tác dụng gây ngủ, đọc kỹ “Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy kéo”.
  • Trước khi vận hành, cần kiểm tra ca bin (đối với máy kéo trang bị ca bin), gạt mưa, gương nhìn sau, quạt gió, hệ thống điều khiển như vô lăng lái và các chi tiết điều khiển lái không hỏng hóc. Kiểm tra hệ thống phanh không có chi tiết nào bị gãy hoặc có vết nứt và các má phanh không bị kẹt. Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp, bộ phận nâng hạ thủy lực. Máy kéo bánh lốp đều có trang bị hệ thống thủy lực, hệ thống này có chức năng nâng hạ các máy canh tác trong nông nghiệp (cày, bừa, gieo, xới, san đất ruộng…). Kiểm tra bánh hơi để phát hiện những vết nứt, vết đứt trên lốp, hệ thống điện, đồng hồ báo và đèn chiếu sáng.
  • Khi vận hành phải tuân theo luật giao thông đường bộ. Khi qua ngã ba, ngã tư, đường vòng, đường xe lửa, qua cầu cống, chỗ đông người… phải giảm tốc độ, báo hiệu, nếu cần phải dừng máy xuống quan sát, chú ý không để máy canh tác treo hoặc móc phía sau va quẹt vào người và vật trên đường và không được chở người bằng máy kéo. Chọn tốc độ làm việc phù hợp với cường độ giao thông, điều kiện đường sá (chiều rộng, tình trạng đường, tầm nhìn, hướng chạy, điều kiện thời tiết, địa hình,…) cũng như đặc điểm hàng hóa để thực hiện các động tác cần thiết nhằm điều khiển các phương tiện vận chuyển.
  • Người vận hành máy cần chú ý tránh làm việc trên máy kéo ở ngoài đồng trống trải khi có dông to, ban đêm cũng như ban ngày. Chỉ được rót nhiên liệu khi động cơ không làm việc và ống xả đã nguội, cấm hút thuốc và soi lửa tới gần.
  • Máy cắt cỏ cầm tay đang được sử dụng phổ biến, trước khi chuẩn bị cắt, người sử dụng kiểm tra lại đầu bò, tra mỡ bò để làm trơn trục quay, đồng thời siết chặt các ốc để gắn lưỡi tránh trường hợp trong lúc sử dụng lưỡi bị văng ra gây nguy hiểm. Chú ý có đá làm mẻ lưỡi, văng lưỡi. Tránh việc máy làm việc nhiều tiếng liên tục sẽ làm nóng động cơ, máy nhanh hỏng.
  • Máy móc có sử dụng động cơ diesel hiện nay sử dụng khá nhiều trong máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp như các loại máy bơm nước, máy xới đất, máy lăn nền trong sản xuất muối….vì vậy cần chú ý sử dụng động cơ một cách an toàn.
  • Không được để máy trong tình trạng ra khói đen liên tục. Không được để máy làm việc quá tải. Tuyệt đối không được tự ý tăng công suất máy bằng cách mở ốc điều chỉnh vòng tua của máy. Trong quá trình vận hành máy nếu phát hiện tiếng nổ của máy không bình thường phải lập tức dừng máy, kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sự cố.
  • Máy mới mua về sử dụng trong 50 giờ đầu tiên, không nên vận hành quá tải, 50 giờ sau nên tiến hành kiểm tra và siết lại các ốc vít thêm một lần nữa. Để đảm bảo an toàn, khi máy hoạt động phải đứng cách xa bánh đà 70 cm, không được sờ tay vào bình nước tránh bị bỏng.

IV. LỢI ÍCH KHI THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

Siêu Thị Máy Nông Nghiệp: MÁY NÔNG NGHIỆP GIÁ RẺ-SIÊU THỊ MÁY NÔNG NGHIỆP  TIẾN LINH
  • Nhận biết được những mối nguy và đề phòng rủi ro tiềm ẩn khi làm việc với máy móc, thiết bị nông nghiệp
  • Hiểu rõ về tính chất của máy nông nghiệp và cách làm việc an toàn.
  • Được cấp chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn thiết bị áp lực đạt tiêu chuẩn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
  • Học tập đi đôi với thực hành với những phương pháp giảng dạy dễ hiểu, trực quan, sinh động.
  • Được cung cấp “Tài liệu huấn luyện an toàn máy nông nghiệp” phù hợp do những giảng viên nhiều kinh nghiệm biên soạn.
  • Được tham gia huấn luyện theo phương pháp hiệu quả với giảng viên dày dặn kinh nghiệm huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Được hỗ trợ tư vấn an toàn vệ sinh lao động miễn phí 100% trong và sau khi học.
  • Các buổi học đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ giáo trình, tài liệu phát cho học viên, tiệc trà…
  • Các học viên trong quá trình học không phải đóng thêm bất cứ chi phí nào. Tiền học phí đã bao gồm trọn gói tài liệu, chứng nhận.

V. TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG UY TÍN

Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu chuyên mở các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chúng tôi cam kết:

  • Giảng viên của khóa huấn luyện là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và thực tiễn an toàn vệ sinh lao động, được cấp giấy chứng nhận từ Cục An toàn lao động, Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
  • Giảng viên luôn cập nhật phương pháp dạy hiện đại, dễ hiểu, trực quan để các học viên tiếp thu được các kiến thức một cách dêc dàng nhất.
  • Chia sẻ nhiệt huyết, trách nhiệm đến cùng là tiêu chí các giảng viên đưa ra khi giảng dạy các khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
  • Bài giảng sát với thực tế sản xuất của nhà máy và luôn luôn được cập nhật mới nhất theo văn bản của Nhà nước.
  • Đội ngũ hộ trợ 24/24 giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề liên quan đến ATVSĐ.
  • Thời gian ra hồ sơ nhanh chóng, giá cả cạnh tranh với thị trường.

Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố luôn có những khóa học được thiết kế riêng dựa vào như cầu của từng doanh nghiệp, cơ quan.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top