B25-N3 – KHAI THÁC CHẾ BIẾN GỖ
I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN KHAI THÁC, CHẾ BIẾN GỖ CÔNG NGHIỆP
Nhóm đối tượng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn khai thác, chế biến gỗ bao gồm:
- Người trực tiếp làm công việc chặt, cưa, xẻ gỗ.
- Người trực tiếp làm công việc khai thác, chế biến gỗ công nghiệp.
- Người quản lý an toàn vệ sinh lao động.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ATLĐ, VSLĐ
1. Mục đích của ATVSLĐ
- Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Ý nghĩa của Luật ATVSLĐ
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
- Hổ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
- Hổ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
III. NỘI DUNG CHUYÊN NGÀNH – HUẤN LUYỆN AN TOÀN KHAI THÁC, CHẾ BIỂN GỖ CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm chặt, cưa, xẻ, khai thác gỗ công nghiệp
- Chặt, cưa, xẻ gỗ là một trong những dạng gia công cơ giới được tiến hành nhằm mục đích phân chia phôi (thân cây gỗ, thanh gỗ, hộp gỗ) thành hai hay nhiều phần có kích thước khác nhau để có được những sản phẩm có kích thước nhỏ hơn phôi (theo chiều dài hoặc chiều rộng hoặc chiều cao cây gỗ). Công tác chặt, cưa, xẻ được thực hiện theo một định hướng trước và nhờ một công cụ cắt, thường là lưỡi cưa (cưa sọc, cưa vòng, cưa đĩa).
2. Chế biến gỗ công nghiệp
- Chế biến gỗ là khâu sản xuất quan trọng, là quá trình chuyển hóa gỗ nguyên liệu dưới tác dụng của thiết bị, máy móc hoặc công cụ, hóa chất để tạo thành các sản phẩm có hình dáng, kích thước, thành phần hóa học làm thay đổi hẳn so với nguyên liệu ban đầu.
- Qua chế biến còn có thể nâng cao chất lượng gỗ, kéo dài sức bền tự nhiên và thời gian sử dụng gỗ. Chế biến gỗ còn cho phép tận dụng phế liệu trong khâu khai thác, chế biến thành các sản phẩm hữu ích.
- Cuối cùng, chế biến gỗ còn có tác dụng giảm được khối lượng vận chuyển, tiết kiệm được xăng dầu do số lượng sản phẩm chế biến giảm khoảng 30% – 40% so với nguyên liệu ban đầu.
3. Kỹ thuật bảo quản gỗ công nghiệp
- Thành phần hóa học của gỗ chủ yếu là các hợp chất hữu cơ như xenlulo, hemixenlulo, lignhin. Vì vậy, gỗ dễ bị côn trùng, nấm mốc phá hoại. Do vậy phải tiến hành bảo quản gỗ bằng các biện pháp kỹ thuật và hóa chất khác nhau nhằm nâng cao giá trị sử dụng của gỗ.
- Các loại thuốc bảo quản gỗ thường dùng:
- Chống mọt hạt gỗ: Kantiborer 10EC, Celcide 10EC, Cislin 25EC.
- Chống nấm mốc mục, côn trùng hại gỗ, song mây Celbor 90 SP, PCC 100 bột, XM 500 bột.
- Chống mục cho tà vẹt: Dầu Creosote
4. Nguy cơ mất an toàn lao động tại các xưởng chế biến gỗ
- Nghề khai thác, chế biến gỗ mang lại nguồn thu nhập lớn nhưng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp bởi bụi, tiếng ồn và hóa chất độc hại. Ngoài ô nhiễm môi trường không khí, nhiều cở sở sản xuất, chế biến gỗ chưa quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) dẫn đến các vụ TNLĐ vẫn thường xảy ra.
- Những người làm công việc khai thác gỗ thì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do tính chất công việc nặng nhọc và nguy hiểm. Còn đối với những người lao động trực tiếp tại khâu chế biến thì việc thường xuyên phải tiếp xúc những loại máy móc như máy bóc, máy cắt, máy cưa… khiến nguy cơ mất an toàn lao động luôn tiềm ẩn. Chỉ cần một phút lơ là, mất cảnh giác, người công nhân ở đây có thể phải trả giá bằng một tai nạn lao động nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
- Công nhân làm việc ở các cơ sở được trang bị đồ dung bảo hộ sơ sài, thậm chí là không dung đồ bảo hộ. Đáng lo ngại là thực trạng nhiều lao động tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, nhiều máy móc với các lưỡi cưa sắc, nhọn, có tính sát thương cao nhưng không sử dụng đồ bảo hộ lao động.
5. Giải pháp đề ra cho các khu khai thác, chế biến gỗ
a. Người sử dụng lao động
- Tổ chức các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người trực tiếp khai thác, chế biến gỗ định kỳ hằng năm.
- Cung cấp và trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động riêng biệt cho từng khâu chế biến.
- Trang bị những biển báo hướng dẫn, biển báo cấm tại những khu chế biến.
- Chuẩn bị trước những kịch bản xử lý sự cố khi có sự cố xảy ra.
- Đảm bảo quyền lời cho người lao động.
b. Người lao động
- Tham gia các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động để nâng cao kiến thức cũng như có thể bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm.
- Trang bị đầy đủ những thiết bị, máy móc, đồ bảo hộ lao động để bảo vệ bản thân trong quá trình làm việc.
- Luôn làm đúng theo quy trình làm việc của những người có chuyên môn đề ra.
- Khi cảm thấy có sự cố lập tức báo cáo cho người có liên quan để xử lý.
IV. LỢI ÍCH KHI THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN KHAI THÁC, CHẾ BIẾN GỖ CÔNG NGHIỆP
- Nhận biết được những mối nguy và đề phòng rủi ro tiềm ẩn khi khai thác, chế biến gỗ công nghiệp
- Hiểu rõ về tính chất của việc khai thác, chế biển gỗ và cách làm việc an toàn.
- Được cấp chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn thiết bị áp lực đạt tiêu chuẩn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Học tập đi đôi với thực hành với những phương pháp giảng dạy dễ hiểu, trực quan, sinh động.
- Được cung cấp “Tài liệu huấn luyện an toàn khai thác, chế biến gỗ công nghiệp” phù hợp do những giảng viên nhiều kinh nghiệm biên soạn.
- Được tham gia huấn luyện theo phương pháp hiệu quả với giảng viên dày dặn kinh nghiệm huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Được hỗ trợ tư vấn an toàn vệ sinh lao động miễn phí 100% trong và sau khi học.
- Các buổi học đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ giáo trình, tài liệu phát cho học viên, tiệc trà…
- Các học viên trong quá trình học không phải đóng thêm bất cứ chi phí nào. Tiền học phí đã bao gồm trọn gói tài liệu, chứng nhận.
V. TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG UY TÍN
Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu chuyên mở các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chúng tôi cam kết:
- Giảng viên của khóa huấn luyện là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và thực tiễn an toàn vệ sinh lao động, được cấp giấy chứng nhận từ Cục An toàn lao động, Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
- Giảng viên luôn cập nhật phương pháp dạy hiện đại, dễ hiểu, trực quan để các học viên tiếp thu được các kiến thức một cách dêc dàng nhất.
- Chia sẻ nhiệt huyết, trách nhiệm đến cùng là tiêu chí các giảng viên đưa ra khi giảng dạy các khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
- Bài giảng sát với thực tế sản xuất của nhà máy và luôn luôn được cập nhật mới nhất theo văn bản của Nhà nước.
- Đội ngũ hộ trợ 24/24 giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề liên quan đến ATVSĐ.
- Thời gian ra hồ sơ nhanh chóng, giá cả cạnh tranh với thị trường.
Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố luôn có những khóa học được thiết kế riêng dựa vào như cầu của từng doanh nghiệp, cơ quan.