B20-N3- NỒI HƠI Reviewed by Momizat on . I. Đối tượng tham gia khóa huấn luyện an toàn nồi hơi Người vận hành, sữa chữa, bảo trì và bảo dưỡng cần trụcNgười xếp dỡ hàng hóa, sử dụng và làm việc với cần I. Đối tượng tham gia khóa huấn luyện an toàn nồi hơi Người vận hành, sữa chữa, bảo trì và bảo dưỡng cần trụcNgười xếp dỡ hàng hóa, sử dụng và làm việc với cần Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » B20-N3- NỒI HƠI

B20-N3- NỒI HƠI



I. Đối tượng tham gia khóa huấn luyện an toàn nồi hơi

  • Người vận hành, sữa chữa, bảo trì và bảo dưỡng cần trục
  • Người xếp dỡ hàng hóa, sử dụng và làm việc với cần trục
  • Người thực hiện công tác an toàn

II. Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ

a. Mục đích công tác ATLĐ, VSLĐ:

  • Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
  • Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
  • Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.

b. Ý nghĩa công tác ATLĐ, VSLĐ

Nồi hơi là gì? Tổng quan về nồi hơi công nghiệp trong sản xuất
an toàn nồi hơi
  • Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
  • Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội.
  • Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.v.v…
  • Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ

a. Người sử dụng lao động:

a.1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây

  • Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.
  • Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

a.2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

  • Xây dựng , tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.
  • Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  • Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

b. Người lao động:

3. Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động và biện pháp phòng ngừa

III. Nội dung huấn luyện chuyên ngành – An toàn vận hành nồi hơi

  1. Khái niệm về nồi hơi, lò hơi
nồi hơi công nghiệp
  • Nồi hơi – lò hơi là thiết bị sử dụng nhiên liệu (than, củi, trấu, bã mía, giấy vụn…) để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công nghiệp như giặt là, sấy gỗ, khách sạn,…(lò hơi đốt gas, lò hơi đốt than, lò hơi đa nhiên liệu, lò hơi đốt dầu, lò hơi tầng sôi,….)
  • Điều đặc biệt của nồi hơi mà không thiết bị nào thay thế được là tạo ra nguồn năng lượng an toàn không gây cháy để vận hành các thiết bị hoặc động cơ ở nơi cần cấm lửa và cấm nguồn điện (như các kho xăng, dầu).
  • Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất phù hợp để đáp ứng cho các yêu cầu khác nhau. Để vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp suất cao này người ta dùng các ống chịu được nhiệt, chịu được áp suất cao chuyên dùng cho nồi hơi.
  1. 1. Cấu tạo chung và các thông số đặc trưng của nồi hơi
  • Cấu tạo đơn giản nhất của nồi hơi gồm có hai trống nước (bao nước), một trống nước ở phía trên, một trống nước ở phía dưới, có hai dàn ống, một dàn nằm trong buồng đốt để được đốt nóng tạo ra hỗn hợp hơi và nước sôi dịch chuyển lên trống trên (còn gọi là trống hơi), một dàn nằm phia ngoài vách nồi đưa nước đã được lọc bỏ hơi di chuyển xuống trống dưới (còn gọi là trống nước).
  1. 2.Các thiết bị phụ, cơ cấu đo kiểm lắp trên nồi hơi
  • Van an toàn
  • Áp kế
  • Ống thủy
  • Hệ thống kiểm soát mực nước
  • Van xả đáy
  • Van một chiều
  1. 3. Giới thiệu về các chi tiết nồi hơi
  • Hệ thống cấp nước: hệ thống cung cấp nước cho nồi hơi và tự động điều chỉnh để đáp ứn nhu cầu hơi. Nước được cung cấp cho nồi hơi được chuyển đổi thành hoi được gọi là nước cấp.
  • Hệ thống đốt
  • Hệ thống gió – khói
  • Hệ thống xử lý nước
  1. 4. Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành nồi hơi

Nồi hơi là thiết bị áp lực do đó khi vận hành phải hết sức chú trọng các điều kiện gây nguy hiểm cho lò hơi và tính mạng, nếu tuân thủ tốt các điều kiện an toàn thì hoàn toàn có thể tránh được những nguy hiểm. Dưới đây là các nguyên nhân thường dẫn đến phái hủy nồi hơi:

  • Nổ do nhiên liệu
  • Tình trạng cạn nước quá mức cho phép
  • Xử lý nước không đảm bảo
  • Khởi động sai nồi hơi
  • Các va đập gây hư hỏng hệ thống ống dẫn hơi
  • Gia nhiệt nồi quá mức
  • Các hệ thống xả và cảnh báo áo suất không hoạt động đúng chức năng
  • Tạo chân không trong nồi hơi
  1. 5. Quy trình làm việc và xử lý sự cố nồi hơi
80 thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - Báo Người lao động
vận hành nồi hơi an toàn

a. Nồi hơi bị cạn nước nghiêm trọng

  • Hiện tượng: đèn tín hiệu đỏ trên tủ điều khiển, chuông kêu báo sự cố cạn nước ngiêm trọng, ổng thủy không còn nước chỉ còn màu trắng đục của hơi, kim áp kế tăng lên, van an toàn xì hơi.
  • Nguyên nhân: thiết bị tự động cấp nước không tác động, không theo dõi thường xuyên mực nước cho phép, van xả đấy bị hở, ống sinh hơi bị hở, bơm hỏng hệ thống cấp nước bị tắt, đường nước ra ống thủy bị tắt nên báo mức nước giả tạo.
  • Phương pháp xử lý:
    ● Tiến hành thông rửa ống thủy.
    ● Nếu thấy nước lấp ló chân ống thủy, sang thì nồi hơi chưa cạn nước tới mức nghiêm trọng.

Trường hợp này tiến hành cấp nước bổ sung phân đoạn kết hợp với việc xả đáy phân đoạn, đồng thời giảm cường độ đốt bằng cách giảm lượng dầu cung cấp cho béc đốt hoặc tắt hẳn béc đốt. Khi mực nước trở lại vị trí trung gian của ống thủy sáng, cho nồi hơi trở lại hoạt động.
● Khi tiến hành thông rửa ống thủy mà không thấy nước trong ống thủy, mở nhanh van thấp nhất của ống thủy tối cũng chỉ thấy hơi phụt ra thì nồi hơi bị cạn nước nghiêm trọng. Trong trường hợp này cấm tuyệt đối cấp nước bổ sung, công nhân vận hành cần nhanh chóng thao tác ngừng máy sự cố như sau:

  • Đóng lá hướng khói, Tắt quạt gió .
  • Tắt béc đốt, ngừng cung cấp dầu cho béc đốt.
  • Đóng van hơi chính .
  • Đóng tất cả các cửa tránh không khí lạnh lọt vào buồng tối.

Sau khi ngừng lò có sự cố, cần để thời gian cho nồi hơi nguội từ từ. Khi áp suất giảm dưới mức làm việc bình thường, cần kiểm tra các bộ phận liên quan, đặc biệt các bề mặt tiếp nhiệt, sau đó tiến hành xử lý như trường hợp trên.
● Khi xác định van xả đáy không kín, nước chảy mạnh qua đường xả đáy hoặc van một chiều không kín, đường cấp nước (từ bơm tới nồi hơi) nóng quá mức bình thường, phải tiến hành ngừng hoạt động. Xử lý giống trường hợp cạn nước nghiêm trọng.

  • Cách xử lý:
    ● Thông rửa ống thủy, giảm bớt cường độ đốt, xả đáy để mức nước trở lại bình thường.
    ● Xả nước trên đường cấp hơi, sau đó cho nồi hơi hoạt động trở lại.

b. Nồi hơi bị đầy nước nghiêm trọng

c. Thủng hoặc nổ ống nồi hơi

d. Xì hơi ở các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi

e. Nổ vỡ ống thủy sáng:

  • Hiện tượng: nghe tiếng nổ vỡ thủy tinh, nước và hơi bốc ra mù mịt.
  • Nguyên nhân: Lắp ống thủy tinh đồng tam nên ống thủy tinh bị nứt tế vi, do nước lạnh bắn vào hoặc do vật cứng va vào.
  • Cách xử lý: đóng các đường hơi và đường nước để thay ống thủy tinh mới, không có ổng thủy tinh dự trữ thì ngừng hoạt động của nồi hơi.

f. Cụm van nước cấp nồi hơi hỏng

g. Van xả đáy nồi hơi hỏng

  • Hiện tượng: đóng không kín khi áp suất chưa cao quá mức cho phép, vượt quá áp suất cho phép mà vẫn không làm việc.
  • Nguyên nhân: bề mặt tiếp xuc của van bị mòn không đều, vị vênh. Kẹt cứng lò xo hoặc các bộ phận cơ khí.
  • Các xử lý:
    ● Phải ngừng hoạt động của lò để thay thế hoặc sửa chữa xong việc phải báo cho Thanh Tra ATLĐ kiểm tra và kẹp chì lại.
    ● Trường hợp van an toàn không đóng kín và lượng hơi thoát ra không nhiều, cho phép vận hành đến hết ca, sao đó ngừng lò để sửa chữa. Trường hợp sụt lỡ nhiều phải ngừng ngay lại, chờ nguội và sửa chữa kịp thời.

h. Sụt tường nồi hơi, rơi gạch chịu lửa, bảo ôn hỏng:

Nếu sụt cục bộ có thể vận hành hết ca sau đó ngừng lò sửa chữa. Trường hợp sụt lở nhiều phải ngừng lò ngay lại, chờ lò nguội và sửa chữa kịp thời.

i. Các bơm cấp nước cho nồi hơi bị hỏng

j. Quạt nồi hơi bị hỏng

IV. Lợi ích khi tham gia khóa huấn luyện an toàn nồi hơi

  • Được cấp chứng nhận/chứng chỉ/ cấp sổ theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
  • Được cấp thẻ an toàn lao động vận hành cần trục có thời hạn 02 năm
  • Được bổ sung các kiến thức chuyên sâu về vận hành, bảo quản, bảo trì và sử chữa cần trục.
  • Được cung cấp tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

V. Trung tâm uy tín tổ chức các khóa huấn luyện an toàn

Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu chuyên mở các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chúng tôi cam kết:

  • Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, linh động trong lối giảng dạy và có đầy đủ giấy chứng nhận của Bộ lao động TBXH.
  • Bài giảng sát với thực tế sản xuất của nhà máy và luôn luôn được cập nhật mới nhất theo văn bản của Nhà nước.
  • Đội ngũ hộ trợ 24/24 giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề liên quan đến ATVSĐ.
  • Thời gian ra hồ sơ nhanh chóng, giá cả cạnh tranh với thị trường.
    Với những tiêu chí trên chúng tôi mong, Công ty CP kiểm định an toàn Công nghiệp thành phố sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của bạn.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top