B19-N3- THANG MÁY
Thang máy hiện nay là bộ phận không thể thiếu trong các tòa nhà lớn, nhà máy, thậm chí không ít gia đình cũng sử dụng thang máy trong nhà để việc di chuyển thuận tiện hơn. Bạn có bao giờ thắc mắc thang máy có cấu tạo như thế nào? Nó hoạt động ra sao để tải được trọng lượng lớn trong thời gian ngắn? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thang máy.
I. Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn thang máy
- Người vận hành, sữa chữa, bảo trì và bảo dưỡng thang máy
- Người xếp dỡ hàng hóa, sử dụng và làm việc với thang máy
- Người thực hiện công tác an toàn
II. Mục đích và yêu cầu khi tham gia lớp huấn luyện an toàn thang máy
Sau khi huấn luyện người tham gia lớp huấn luyện sẽ nắm được các vấn đề cơ bản trong quản lý vận hành thang máy, cụ thể:
- Biết cấu tạo nguyên lý hoạt động, công dụng của các cơ cấu, bộ phận của thang máy mà mình quản lý vận hành.
- Biết yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra, chăm sóc kỹ thuật các chi tiết, cụm chi tiết quan trọng của thang máy.
- Biết và làm thành thạo công tác cứu hộ thang máy.
- Nắm được các sự cố thông thường và cách khắc phục.
- Năm được một số quy định hiện hành về quản lý thang máy.
III. Nội dung khóa huấn luyện an toàn thang máy
1. Hệ thống chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
2. Kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động
- An toàn lao động là giải pháp với mục đích để phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh lao động là giải pháp được đưa ra nhằm phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
- An toàn vệ sinh lao động chính là giải pháp giúp hạn chế người lao động phải chịu các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm xung quanh khi làm việc.
3. Nội dung huấn luyện chuyên ngành – An toàn vận hành thang máy
a. Khái niệm chung về thang máy
- Thang máy là một thiết bị chuyên dụng đề vận chuyển người, hàng hóa, vật liệu…lên cao theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ 15 độ so với phương thẳng đừng trên một tuyến đã định sẵn.
- Thang máy được chia ra làm 2 loại: thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy.
b. Cấu tạo – nguyên lý hoạt động của thang máy
b.1. Cấu tạo thang máy có phòng máy: là loại thang được vận hành với phòng máy riêng ở trên cùng, trong đó có đặt máy kéo và tủ điện. Cấu tạo của dòng thang máy này bao gồm các bộ phận: máy kéo, tủ điện, bộ chống quá tốc, bộ báo tải, ray dẫn hướng, cáp tải, cáp của bộ chống quá tốc, puli treo cabin, khung cabin, thắng cơ, shoe dẫn hướng, cáp hành trình, đối trọng, bộ truyền cửa tầng, xích bù trừ, puli căng cáp của bộ chống quá tốc, bộ giảm chấn.
b.2. Cấu tạo thang máy không phòng máy: là loại thang không dùng phòng máy.
Cấu tạo của thang máy không phòng máy gồm những bộ phận sau đây: Khung an toàn trên đầy cabin, bộ báo tài, ray hướng dẫn, bộ chống quá tốc, cáp của bộ chống quá tốc, cáp tải, bộ truyền cửa cabin, tủ điện, hộp vận hành HIP, cabin, thắng cơ, shoe dẫn hướng, ray dẫn hướng, đối trọng, bộ truyền cửa tầng, bao che đối trọng, puli của bộ chống quá tốc, bộ giảm chấn.
b.3. Nguyên lý hoạt động của thang máy:
- Hành khách nhấn nút gọi tầng rồi đợi cabin: Nhấn nút gọi tầng theo hướng muốn đi rồi chờ đến khi cabin đến.
- Khi vào cabin: Khi cabin đến cửa tầng, cửa mở. Kiếm tra chiều di chuyển của cabin bằng đèn báo chiều trước khi vào. Nếu tải trọng của hành khách hoặc đồ vật vượt quá tải trọng quy định, hệ thống Báo quá tải (OLH) sẽ được kích hoạt và tiếng chuông sẽ vang lên để báo động, đo đó một số hành khách phải ra khỏi thang cho đến khi tiếng chuông dừng và chờ cabin tiếp theo ở sảnh.
- Nếu cửa bắt đầu đóng trong khi hành khách vẫn đang vào thang máy, hãy nhấn nhẹ shoe an toàn ở mép cửa đặt bàn tay trên cảm biến để đảo chiều mở cửa ra lại. Nếu cửa đã đóng gần hết, hãy nhấn nút gọi tầng của chiều di chuyển, sau đó cửa sẽ mở.
- Nhấn nút gọi tầng: sau khi vào cabin hãy nhấn nút gọi tầng trên bảng điều khiển ngay lập tức. Chiều di chuyển có thể đảo lại nếu nút cabin được nhấn quá trễ.
- Ra khỏi cabin: khi cabin đến tầng cần đến và cửa đã mở, hãy ra khỏi cabin và bước chân cẩn thận.
c. Vận hành an toàn thang máy
- Kiểm tra xác nhận rằng thang máy chạy mà không có bất thường nào để độ êm ái khi chạy, độ chính xác khi dừng…bằng cách chạy thang máy từ tầng dưới cùng đến tầng trên cùng ít nhất đủ 1 vòng.
- Kiểm tra xác nhận rằng cửa ở mỗi tầng không bị hư hại và đóng mở bình thường.
- Kiểm tra xác nhận rằng không có bụi bẩn và vật lạ nào trên các rãnh sill cửa cabin và rảnh sill cửa vào.
- Kiểm tra và xác nhận rằng các thiết bị đảo chiều cửa như cảm biến cửa điện tử hoạt động bình thường.
- Kiểm tra và xác nhận rằng không có bụi bẩn hoặc hư hại trên các màn hình ở các bảng hiển thị tầng và cabin…và không có bất thường trong chức năng hiển thị.
- Kiểm tra và xác nhận rằng không có bụi bẩn hoặc hư hại trên nút gọi tầng, bảng điều khiển trong cabin và không có bất thường trong hoạt động vận hành.
- Kiểm tra và xác nhận rằng đèn cabin và đèn chiếu sáng khẩn cấp hoạt động bình thường
- Kiểm tra và xác nhận rằng các thông tin quan trọng dành cho hành khách, ví dụ bảng hướng dẫn và bảng cảnh báo an toàn được bố trí đúng cách
- Liên hệ đơn vị bảo trị nếu hố thang máy đã bị hoặc có thể bị ngập nước.
- Chỉ đưa vào hoạt động, sử dụng các thang máy được bảo dưỡng thường xuyên, ở trong trạng thái kỹ thuật tốt, đảm bảo các yêu cầu thẩm định của cơ quan nhà nước
- Bảo dưỡng thang máy định kỳ bởi những đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng.
- Không tự ý sửa chữa thang máy khi không có giám sát của kỹ thuật viên.
- Tải trọng cabin cần được sắp xếp cân đối trên bề mặt sàn. Không cho vào thang máy các hàng hóa quá nặng và cồng kềnh.
- Tuân thủ mọi nội quy khi sử dụng. Nội quy thang máy phải được treo ở những vị trí dễ nhìn thấy nhất.
- Vận chuyển các hàng hóa có khả năng gây cháy nổ cao cần có biện pháp bảo vệ, không vận chuyển cùng với người.
d. Quản lý và sử dụng của nhà nước về thang máy
- Công tác quản lý, sử dụng thang máy nhằm đảm bảo cho thang máy hoạt động trong điều kiện kỹ thuật tốt nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất.
- Ngoài ra, thang máy là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Công tác quản lý và sử dụng thang máy phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động cũng như các quy định khác của pháp luật.
- Hồ sơ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy bao gồm: Lý lịch thang máy, biên bản, giấy chứng nhận kiểm định thang máy, tem kiểm định, sơ đồ cơ, sơ đồ điện của thang máy, hướng dẫn sử dụng thang máy, sổ theo dõi thang máy.
- Trong quy chuẩn quóc gia về an toàn lao động đối với thang máy có quy định:
● Những người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật và vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ kỹ thuật và phải được huấn luyện an toàn vận hành thang máy.
● Mỗi thang máy phải có nội quy sử dụng an toàn riêng.
e. Kiểm tra cuối khóa huấn luyện an toàn thang máy: bằng trắc nghiệm
IV. Lợi ích khi tham gia khóa huấn luyện an toàn thang máy
- Được cấp chứng nhận/chứng chỉ/ cấp sổ theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
- Được cấp thẻ an toàn lao động vận hành cần trục có thời hạn 02 năm
- Được bổ sung các kiến thức chuyên sâu về vận hành, bảo quản, bảo trì và sử chữa cần trục.
- Được cung cấp tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
V. Trung tâm uy tín huấn luyện an toàn thang máy
Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu chuyên mở các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chúng tôi cam kết:
- Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, linh động trong lối giảng dạy và có đầy đủ giấy chứng nhận của Bộ lao động TBXH.
- Bài giảng sát với thực tế sản xuất của nhà máy và luôn luôn được cập nhật mới nhất theo văn bản của Nhà nước.
- Đội ngũ hộ trợ 24/24 giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề liên quan đến ATVSĐ.
- Thời gian ra hồ sơ nhanh chóng, giá cả cạnh tranh với thị trường.
Với những tiêu chí trên chúng tôi mong, Công ty CP kiểm định an toàn Công nghiệp thành phố sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của bạn