An toàn sử dụng lò hơi đốt than, kiểm định lò hơi đốt than
An toàn sử dụng lò hơi đốt than, kiểm định lò hơi đốt than
I. Những nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng lò hơi đốt than.
– Bỏng do hơi nước nóng dò rỉ ra các van khóa, van an toàn, than cháy văng ra cửa lò, bể ống thủy sáng.
– Nổ áp lực do kết cấu và vật liệu chế tạo không đảm bảo an toàn chất lượng. Không có chế độ kiểm tra định kỳ phát hiện những sự cố tình trạng kết cấu thiết bị không có khả năng chịu áp lực.
– Điện giật do các thiết bị đi kèm lò đốt than không được gắn đảm bảo an toàn kỹ thuật.
– Môi trường làm việc nóng, nhiều bụi không được thông thoáng, tích tụ hơi khí độc (CO2,CO)
II. Những điều kiện an toàn kỹ thuật của lò hơi đốt than
– Thiết bị cần được lắp đặt và chế tạo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. Trước khi đua thiết bị vào hoạt động cần phải kiểm định, đăng ký sử dụng theo quy định. Người sử dụng lao động cần giao trách nhiệm quản lý thiết bị cho nhân viên bằng văn bản.
– Vận hành thiết bị cần được giao cho người đã được huấn luyện đào tạo về chuyên môn. Quy trình an toàn kỹ thuật vận hành thiết bị chịu áp lực, người sử dụng thiết bị cần đủ sức khỏe và đủ tuổi lao động.
– Người sử dụng lao động cần bàn giao cho người có đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn. Được hội đồng kỹ thuật thông qua văn bản quyết định.
– Quản lý lò hơi đốt than và các thiết bị phụ cần phù hợp với những yêu cầu đã quy định trong quy phạm nhà nước (QPVN 23-81)
– Cần kiểm tra, bảo dưỡng vận hành, tu sửa theo đúng quy trình kỹ thuật.
– Lò hơi phải được lắp đặt đầy đủ các thiết bị an toàn như: van an toàn, áp kế, bộ ống thủy, bơm cấp nước, rơle áp suất, van xả đáy và van xả hơi.
– Nhà lò cần phải thông thoáng , thoát nước tốt và không gian làm việc cho công nhân phải rộng kiểm tra vận hành và thiết bị vệ sinh.
– Trước khi vận hành lò hơi cần kiểm tra các thiết bị kỹ thuật an toàn, hệ thống điện, đồng hồ áp suất và tình trạng các khóa van lắp đặt trên lò hơi
– Cần thường xuyên vệ sinh, lau chùi mặt kính đồng hồ áp lực, mặt kính ống thủy để theo dõi kiểm tra được dễ dàng và áp suất của lò hơi đốt than.
Đồng hồ áp lực, ống thủy phải có vạch quy định mức nước, áp suất hơi cho phép.
– Người vận hành máy phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của lò. Các van xả dụng cụ đo lường áp kế, van an toàn vận hành theo đúng quy trình và được ghi lại đầy đủ vào tài liệu. Người vận hành máy không được rời bỏ hoặc làm việc riêng khi thiết bị đang hoạt động. Nếu thấy thiết bị không an toàn cần báo ngay cho nhân viên kỹ thuật để sử lý kịp thời.
– Khu vực làm việc cần gọn gàng không gây cản trở cho người vận hành, thu gọn dụng cụ khi đã làm xong vào đúng nơi quy định.
– Những vật liệu dễ cháy nổ cần được để xa lò hơi, cần kiểm tra mật độ nước trước khi hoạt động. Không được để nước cạn và tuyệt đối không tiếp nước khi lò đang hoạt động.
– Vệ sinh lò hơi cần để lò hơi nguội hẳn và mở các cửa thông hơi mới được vào làm.
– Khi hết ca làm việc cần giao ca lại tài liệu ghi tình trạng an toàn cho ca sau.
– Tuyệt đối không được sửa chữa lò, hàn và các bộ phận chịu áp lực khi thiết bị còn áp suất.
– Không được đưa các lò chưa được kiểm định vào vận hành.
– Đình chỉ lò hơi trong các trường hợp sau: khi áp suất trong lò vượt mức cho phép, các cơ cấu an toàn không được bảo đảm, khi phát hiện các bộ phận chịu áp lực chính của lò bị rạn nứt, mòn, xì hơi. Khi áp kế bị hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất của lò hơi bằng dụng cụ nào đó.
Thời gian bảo dưỡng lò hơi đốt than
+ Vận hành máy trong 1 tháng thì kiểm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần, các thiết bị van nước, ống thủy, áp kế có bị rò rỉ không. Tro có tích tụ ở cuối lò không, ghi có bị võng, cháy không, các lớp vữa chịu nhiệt có bị hư hại không. nếu hư hỏng cần được khắc phục hoặc thay thế.
+ Từ 3 tới 6 tháng hoạt động cần ngưng để kiểm tra, sửa chữa toàn diện và vệ sinh cáu cắn bám vào lò
+ Lò cần ngưng hoạt động để sửa chữa đột xuất nếu gặp các hiện tượng như : Hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi gây nguy cơ tai nạn nghiêm trọng .
+ Việc sửa chữa vừa và lớn lò hơi phải do các cá nhân và đơn vị được pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm về nồi hơi hiện hành.
Kiểm định lò hơi đốt than khi nào
– Trước khi lắp đặt và sau khi đưa vào hoạt động
– khi hết hạn của lần kiểm định trước đó
– Sau khi sửa chữa hỏng hóc vừa được khắc phục
– Khi có quyết định yêu cầu của cơ sở và cơ quan có thẩm quyền.
Thời gian kiểm định còn tùy thuộc vào hoạt động của lò hơi, quyết định của nhân viên kiểm định. Nhưng ít nhất là 2 năm . Đối với lò hơi đã sử dụng trên 10 năm thời gian kiểm định là 1 năm.
Công ty cp kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích P.14 Q.Gò Vấp TPHCM
SĐT : 0938 261 746 FAX 028 3831 4194
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Webiste: www.kiemdinhthanhpho.net