KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG KIỂU CẦU
- KHÁI QUÁT VỀ THIẾT BỊ NÂNG KIỂU CẦU
- Bao gồm các thiết bị cầu trục, cổng trục, bán cổng trục và pa lăng điện.
- Cầu trục: là loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu, trên đó lắp bộ phận di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt tường hay dầm của nhà xưởng, nên còn gọi là cầu lăn.
- Theo dạng kết cấu thép của cầu trục chia cầu trục ra thành hai loại: Cầu trục một dầm và cầu trục dầm đôi, cầu trục treo, cầu trục monorail, cầu trục quay…
Cấu tạo gồm các bộ phận chính:
– Dầm chủ (dầm chính)
– Dầm biên (dầm đầu)
– Bánh xe cầu trục
– Cột nhà xưởng, dầm chạy
– Đường ray chuyên dùng (dùng thép ray P11, P15, P18, P24, P30, P38 và P43 )
– Giảm chấn
– Động cơ di chuyển cầu trục
– Động cơ di chuyển xe con
– Phần nâng hạ: Palang cáp điện, Palang xích điện hoặc xe con mang hàng
– Tang tời hàng
– Điều khiển cầu trục
– Hệ thống dẫn điện cho cầu trục
Nguyên lý hoạt động: Động cơ điện truyền chuyển động qua trục truyền động và khớp nối tới các hộp giảm tốc, rồi truyền chuyển động cho bánh xe di chuyển cầu trục làm di chuyển toàn bộ dầm chính gắn trên các dầm đầu. Xe con có chứa cơ cấu nâng được di chuyển trên ray gắn trên dầm chính. Phanh làm nhiệm vụ hãm khi cần thiết. Các động cơ điện được điều khiển nhờ hệ thống điều khiển đặt ở cabin. Như vậy diện tích xếp dỡ của cầu trục điện là hình chữ nhật.
Cổng trục: giống như 1 giàn, dưới mặt đất được trang bị đường ray, sử dụng động cơ ở hai đầu và kéo cổng trục di chuyển theo đường ray
Bao gồm 2 loại:
- Cổng trục dầm đôi: Loại cấu trúc phổ biến nhất, ứng suất cấu trúc của nó và việc sử dụng hiệu quả diện tích khu vực là hợp lý.
- Cầu trục dầm đơn: Loại cấu trúc này thường được chọn vì các hạn chế khu vực nhà xưởng.
Ưu điểm:
- Các cấu trục nâng được phụ thuộc vào việc đường ray được đặt dưới mặt đấy. Thay vì sử dụng bộ lốp xe tải để di chuyển nên làm giảm tỷ lệ thất bại trong quá trình vận hành cổng trục.
- Cổng trục hiện nay chủ yếu được điều khiển bằng điện mà không cần thay dầu trong quá trình vận hành như trước nữa. Do đó việc bảo trì hoặc chi phí sửa chữa thấp nhằm tiếp kiệm được lợi ích kinh tế đáng kể.
Bán cổng trục:
Bán cổng trục dầm đơn được thiết kế gồm một chân cổng và một dầm ngang
Cấu tạo:
- Chân trụ của bán cổng trục: thường được thiết kế hình chữ A với bán cổng trục dầm đơn, hình chữ A hoặc H đối với bán cổng trục dầm đôi. Được làm từ hộp thép vững chắc, chịu lực tốt
- Dầm ngang: Cũng được tạo ra từ hộp thép chuyên dùng sản xuất thiết bị nâng
- Palang và hệ thống điều chỉnh: được thiết kế phù hợp với từng loại Bán cổng trục.
- Tất cả các bộ phận được là từ kim loại. Bán cổng trục đều được sơn tĩnh điện, giúp đảm bảo an toàn khi vận hành. Thiết bị hoạt động dựa vào nguồn điện 3 pha
Pa lăng điện: là một tời điện có kết cấu gọn, các bộ phận cơ điện với hộp giảm tốc và tang tời được bố trí thẳng hàng với tang tời ở giữa, dùng để nâng và hạ các vật thể theo phương thẳng đứng.
Phân thành 2 loại:
- Pa lăng xích điện cuốn nhả bằng xích thông qua hệ thống truyền lực động cơ điện và hộp giảm tốc. Puly dạng bánh xích có chức năng kẹp chặt sợi xích theo chiều nhất định và cuốn nhả xích vào túi đựng xích. Pa lăng xích điện có con chạy di chuyển trên dầm I và loại cố định
- Palang xích điện có ưu điểm có thể cẩu xiên hoặc kéo vật nâng một góc giới hạn.
- Pa lăng cáp điện có cấu tạo tương tự Pa lăng xích điện nhưng dùng cáp thay cho xích và có tang cuốn cáp như tời kéo mặt đất. Pa lăng cáp điện dùng động cơ điện và có hộp giảm tốc để cuốn nhả cáp thông qua hệ thống Puly và móc cẩu.
- Pa lăng cáp điện tuyệt đối không được cẩu xiên hoặc kéo lê vật nâng.
- CÁC TÌNH TRẠNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
• Cáp, xích bị mòn, biến dạng
• Các má đỡ ròng rọc bị vỡ, nứt
• Cảm biến hành trình không hoạt động
• Dầm chính bị biến dạng
- CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM:
- Rơi tải trọng hoặc sập cần (do tuột, đứt dây buộc tải, dây cáp tải, cáp cần hoặc do gãy cần).
- Đổ cần trục (do cẩu quá tải hoặc bị lún chân chống).
- Chèn ép người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật.
- Phóng điện do thiết bị nâng xâm nhập vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.
4. QUY TẮC AN TOÀN
Quy Định Chung
• Người được phép vận hành cầu trục là những người đã được đào tạo chuyên môn, được cấp giấy chứng nhận, trải qua khóa huấn luyện an toàn vận hành cầu trục, có quyết định phân công vận hành cầu trục bằng văn bản do Giám đốc công ty ký tên và đóng dấu;
• Người vận hành phải tham gia huấn luyện an toàn vận hành cầu trục định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn vận hành cầu trục trước khi được phép vận hành;
• Chỉ được phép sử dụng các cầu trục có tem kiểm định còn thời hạn. Các hư hỏng trong các biên bản kiểm tra an toàn đã được khắc phục và được An toàn viên xác nhận tình trạng hoạt động tốt trong Phiếu kiểm tra an toàn viên hằng ngày;
• Khi xảy ra sự cố cho cầu trục trong quá trình vận hành, người sử dụng phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tim cách sửa chữa, khắc phục. Sau khi có quyết định của người có trách nhiệm mới được tiếp tục sử dụng;
• Nếu cầu trục ngưng sử dụng trong một thời gian dài (03 tháng) phải có biện pháp chống gỉ xét thích đáng. Khi sử dụng lại phải kiểm tra theo Phiếu kiểm tra an toàn cầu trục hằng quý và khắc phục các hư hỏng trước khi cho vận hành;
Quy Định Vận Hành
Trước khi vận hành
- Trang bị đầy đủ bảo hộ khi thực hiện công việc;
- Chỉ vận hành cầu trục sau khi hư hỏng được phát hiện của các bộ phận kiểm tra liên quan đã được khắc phục;
- Người vận hành cần kiểm tra lại và xác nhận các thiết bị an toàn của cầu trục hoạt động tốt. Các thiết bị an toàn cần kiểm tra bao gồm:
- Tải nâng
- Tình trạng cáp
- Lãy khóa cáp ở móc
- Tình trạng nút dứng khẩn
- Công tắc hành trình lên xuống, qua trái phải
Người vận hành đảm bảo không có mối nguy gây trượt ngã, không có vật gây cản trở lối di chuyển cầu trục, đảm bảo lối đi lại tự do cho người điều khiển trong khu vực vận hành. Khu vực vận hành cần được treo biển báo, giới hạn khu vực hoạt động của cầu trục.
Lợi ích của việc kiểm định
• Đánh giá được tình trạng làm việc thực tế của xe, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo xe đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc.
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, trang thiết bị khi di chuyển
Các trường hợp cần phải kiểm định
• Kiểm định an toàn lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.
• Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
• Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Sau khi thay thế, sửa chữa.
• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
• Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong.
• Kiểm tra thử nghiệm.
• Kiểm tra vận hành.
• Xử lý kết quả kiểm định.
- Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hiện trường theo mẫu của quy trình hiện hành và lưu đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Đánh giá và xử lý kết quả kiểm định: Dựa vào tình trạng làm việc thực tế của thiết bị sau quá trình kiểm tra, nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả đánh giá đạt và không đạt:
Thiết bị đạt yêu cầu:
- Thiết bị sẽ được cấp tem kiểm định an toàn của đơn vị chúng tôi.
- Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận an toàn và các hồ sơ của thiết bị sẽ được gửi lại khách hàng đầy đủ.
- Chúng tôi cam kết bồi thường nếu làm mất hay thất lạc hồ sơ của khách hàng.
- Kiểm định viên là người quyết định thời hạn kiểm định.
Thiết bị không đạt:
- Thiết bị sẽ không được cấp tem và giấy chứng nhận an toàn.
- Kiểm định viên sẽ báo cáo trực tiếp với khách hàng và giải thích lí do tại sao không đạt.
- Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bằng thiết bị mới đạt chỉ tiêu an toàn.
- Tuyệt đối không cho thiết bị hoạt động.
- Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm lại thiết bị nếu quý khách hàng đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.
6. CHI PHÍ KIỂM ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ:
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.
Ngoài ra, bên Công Ty chúng tôi còn thực hiện kiểm định các loại vật dụng, thiết bị máy móc khác như:
- Kiểm định chống sét, đo chống sét, kiểm định hệ thống chống sét
- Kiểm định pa lăng xích, kiểm định máy khoan.
- Kiểm định máy khoan, máy tiện, máy éo cọc, máy đóng cọc.
- Kiểm định máy thủy bình, máy khoan bê tông, máy đầm.
- Kiểm định máy hàn, trạm trộn bê tông, xe lu, cầu dẫn container
- Kiểm định bình bơm hơi, bình nén khí, máy bơm công nghiệp
- Kiểm định chai, chai oxy, chai ni tơ, chai axetylen
- Đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề
- Huấn luyện an toàn lao động
- Cung cấp đồ bảo hộ lao động.
Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:
• Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
• Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
• Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
• Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
• Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan