KIỂM ĐỊNH PALANG XÍCH KÉO TAY
Kiểm định pa lăng (palang) là hoạt động kiểm tra, đánh giá sợ phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn mà Nhà nước đã ban hành.
Dựa theo nguồn động lực, pa lăng được phân loại như sau:
- Pa lăng điện (Electric hoist): Pa lăng xích điện và pa lăng cáp điện
- Pa lăng tay (Manual hoist): Pa lăng kéo tay và pa lăng lắc tay
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pa lăng xích kéo tay
- Thiết bị nâng hạ nói chung và các sản phẩm pa lăng xích nói riêng là những thiết bị rất hữu hiệu trong việc nâng hạ hàng hóa có trọng tải lớn một cách nhanh chóng, dễ dàng, thay thế cho sức người.
- Đây là những thiết bị hỗ trợ bạn trong việc nâng vật nặng lên cao và hạ xuống thấp 1 cách dễ dàng và nhẹ nhàng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân công và tiền bạc, đảm bảo an toàn lao động…Vậy cấu tạo và nguyên lí hoạt động của pa lăng như thế nào mà nó có thể làm được việc mà phải rất nhiều người mới làm việc đượ
- Cấu tạo của pa lăng xích kéo tay
- Trong mỗi pa lăng xích đều có 2 bánh răng: 1 bánh răng nhỏ và 1 bánh răng lớn (tải trọng càng lớn thì số bánh răng càng nhiều, đối với pa lăng xích 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn thì nó là 1 hệ bánh răng).
- Hầu hết các loại pa lăng xích đều sử dụng loại bánh răng 20cm và 25cm. Do có 2 bánh răng gắn vào nên khi bánh răng này chuyển động thì bánh răng kia cũng sẽ chuyển động theo.
- Dây xích được vòng qua bánh răng nhỏ và treo thành đường vòng (đường vòng xích dùng để kéo). Dây xích sau đó được vòng qua bánh răng lớn và thả xuôi xuống 1 điểm hoặc đường vòng khác. Người điều khiển sẽ kéo phần dây xích mà được vòng qua bánh răng nhỏ để nâng hạ vật.
3. Nguyên lí làm việc
Palăng xích kéo tay hoạt động hoàn toàn nhờ sức người làm nguồn động lực.
- Người điều khiển sẽ kéo một bên xích của vòng xích xuống, làm cho hệ ròng rọc phía trong của pa lăng xích quay.
- Khi ròng rọc quay sẽ kéo dây xích còn lại đi lên, phía đầu của dây xích này thường có 1 móc để móc và treo các vật tải.
- Bằng cách kéo 1 bên dây xích xuống, pa lăng có thể tạo ra các hoạt động cơ học, do các bánh răng ở phía trong của pa lăng xích khi đó vật nặng sẽ được kéo lên từ đầu xích bên kia.
- Hệ bánh răng của pa lăng được thiết kế đặc biệt như một hệ trợ lực giúp nâng các vật nặng trong trọng tải cho phép của pa lăng xích lên 1 cách nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
4. Quy trình kiểm định pa lăng
Quy trình kiểm định pa lăng được thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Kiểm định viên phải kiểm tra tính phù hợp các hồ sơ sau:
- Kiểm tra lý lịch, hồ sơ của Pa lăng
- Hồ sơ xuất xưởng, chế tạo.
- Bản vẽ chế tạo, lắp đặt.
- Quy trình vận hành và xử lý sự cố
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
- Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Khám xét kỹ thuật
- Kiểm tra vị trí lắp đặt, xem xét các khoảng cách vận hành an toàn
- Kiểm tra sự phù hợp giữa hồ sơ kỹ thuật với thực tế (các thông số làm việc, chủng loại …)
- Xem xét lần l¬ượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của pa lăng. Đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết và cơ cấu an toàn (mối hàn, cơ cấu chịu lực, cáp, xích, puli, móc cẩu, phanh …)
- Đối với pa lăng điện, cần kiểm tra các cơ cấu hạn chế hành trình, hạn chế tải trọng, đo điện trở tiếp đất, điện trở cách điện động cơ.
Bước 3: Thử nghiệm
- Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị an toàn, cóc hãm và các thiết bị khác.
- Thử tĩnh ở tải trọng 125% Q(tk) hoặc 125% Q(sd)
- Thử động ở tải trọng bằng 110% Q(tk) hoặc 110% Q(sd)
- Kết quả kiểm định pa lăng (palang) được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư¬ hỏng khác
Chú ý: Thứ tự các bước trong quy trình được thực hiện lần lượt, bước tiếp theo chỉ được thực hiện khi kết quả bước trước đó đạt yêu cầu.
Sau khi hoàn thành, kết quả đạt yêu cầu, kiểm định viên thành lập 02 biên bản, thông qua với đối tác, ký tên và mỗi bên giữ một bản.
Nếu kết quả không đạt thì ghi rõ trong biên bản, có đề nghị phương án khắc phục. Sau khi cơ sở khắc phục thì sẽ thực hiện kiểm định lại.
- Chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lý lịch của máy: Bản vẽ, bản hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng; Hồ sơ xuất xưởng; Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp.
- Ngưng hoạt động máy để phục vụ kiểm định.
- Cử người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và ký biên bảo kiểm đinh. Bố trí công nhân vận hành máy khi thử máy.
- Các yếu tố môi trường và thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
- Điều kiện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị
6. Các hình thức kiểm định palang xích kéo tay
- Kiểm định lần đầu: là hình thức kiểm định khi máy vừa mới xuất xưởng hoặc nhập khẩu về. Kiểm định lần đầu tương đối khó khăn hơn, phải thật kỹ và thời gian thực hiện lâu hơn vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho thiết bị, đo đạc các kích thước, vẽ hình, hoàn thiện hồ sơ cho thiết bị,…
- Kiểm định định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Thực hiện định kỳ hàng năm trước khi hết hạn lần kiểm định trước. Thời gian thực hiện ngắn hơn vì thông thường sẽ dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
- Kiểm định bất thường: được tiến hành khi thay đổi vị trí, vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp các bộ phận hoặc sau khi tiến hành sửa chữa lớn. Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng, hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ còn hiệu lực
- Với các palăng xích kéo tay lắp đặt cố định tại nơi có mái che: thời hạn kiểm định định kỳ 3 năm.
- Thời hạn kiểm định định kỳ 1 năm đối với các palăng xích kéo tay sau: lắp đặt cố định ngoài trời; thiết bị được sử dụng lưu động; thiết bị sử dụng trên 12 năm.
- Thường xuyên vệ sinh, bảo trì máy
- Bảo dưỡng palang xích kéo tay là một khâu rất quan trọng, và bắt buộc khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào, nhất là đối với các loại máy móc.
- Bảo dưỡng thường diễn ra định kỳ, điều này nhằm hạn chế sự giảm sút khả năng làm việc của các bộ phận, hay tổng thể máy.
- Ngoài ra, việc bảo dưỡng cũng sẽ giúp cho năng suất làm việc của máy ổn định, an toàn hơn, tránh được các rủi ro không mong muốn cho người lao động.
- Điều kiện và chất lượng làm việc của những chi tiết khác nhau, chế độ sử dụng cũng không giống nhau, dẫn đến các chi tiết trong tổng thể trong máy có tuổi thọ khác nhau.
- Dưới tác động của lực được sinh ra khi máy làm việc, điều này sẽ làm tăng các khe hở của những mối ghép tháo được khiến cho máy hoạt động không bình thường.
Chính vì vậy mà trong quá trình hoạt động, máy cần được khắc phục hiện tượng trên bằng cách thay thế những chi tiết đã bị mòn, hoạt động kém.
Để máy hoạt động tốt, hiệu suất làm việc cao và bền thì bạn cần tuân theo các quy trình bảo dưỡng kỹ thuật