KIỂM ĐỊNH AN TOÀN NỒI GIA NHIỆT DẦU
- GIỚI THIỆU
a. Nồi gia nhiệt dầu là gì?
- Là thiết bị dùng để gia nhiệt cho dầu tải nhiệt lên nhiệt độ cao mà nguồn nhiệt cung cấp là do sự đốt nhiên liệu, nhiệt của các khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến quá trình tuần hoàn khép kín của dầu tải nhiệt.
- Hệ thống này có thể gọi bằng các tên khác nhau như: Lò sưởi dầu truyền nhiệt, hệ thống dầu truyền nhiệt, nồi hơi dầu truyền nhiệt, lò sưởi chất lỏng nhiệt, hệ thống chất lỏng nhiệt, lò dầu truyền nhiệt, lò sưởi chất lỏng nhiệt, lò sưởi dầu nóng, hệ thống dầu nóng, và lò hơi dầu nóng. Tất cả đều đề cập đến cùng một loại hệ thống truyền nhiệt pha lỏng vòng kín. Và nhiều người sử dụng thuật ngữ nồi hơi dầu truyền nhiệt hoặc nồi hơi chất lỏng nhiệt mặc dù hầu hết các hệ thống không liên quan đến bất kỳ loại hóa hơi nào.
- Hệ thống dầu truyền nhiệt vượt trội so với hệ thống lò hơi sử dụng hơi nước
b. Phân loại: Kiểu ghi xích, kiểu ghi tĩnh, kiểu tầng sôi.
Kiểu ghi xích: Lò dầu tải nhiệt ghi xích hay còn gọi là lò dầu truyền nhiệt sử dụng buồng đốt
kiểu ghi xích để đốt nhiên liệu, năng lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ gia nhiệt cho dầu truyền nhiệt. Dầu sau gia nhiệt sẽ được đưa đến các thiết bị sử dụng nhiệt trong sản xuất công nghiệp. Cấp liệu nhờ bộ phận ghi xích bán tự động, đốt trên bề mặt ghi chuyển động
Cấu tạo bao gồm:
- Hệ thống cấp liệu: Hệ cấp liệu bao gồm các thiết bị như xe xúc, phễu chứa nhiên liệu, gàu tải, băng tải, vít tải… được bố trí điều khiển một cách linh động, định lượng và tự động để cấp nhiên liệu cho lò dầu tải nhiệt.
- Buồng đốt: Buồng đốt ghi xích sẽ có một phễu cấp liệu phía trước để chứa nhiên liệu, nhiên liệu trong phễu sẽ được rải đều bề mặt ghi, ghi xích sẽ có hai trục phía trước và phía sau để giữ cho ghi chuyển động.
- Thân lò dầu: Thân lò dầu được đặt phía trên buồng đốt, được cấu tạo từ các ống trao đổi nhiệt, dầu sẽ đi trong ống, khói nóng có nhiệt độ cao sinh ra từ buồng đốt sẽ đi qua các chùm ống trao đổi nhiệt này, dầu bên trong sẽ nhận nhiệt và được gia nhiệt nóng dần lên đến nhiệt độ yêu cầu.
- Bộ sấy không khí và hệ thống cấp gió: Không khí ngoài trời được gia nhiệt nóng lên và đưa vào buồng đốt để cung cấp oxy cho quá trình cháy.
- Hệ thống xử lý khí thải: Hệ thống xử lý khí thải là một hệ thống quan trọng, có chức năng xử lý khói thải đạt các tiêu chuẩn khắc khe về môi trường trước khi thải ra ngoài môi trường. Một hệ thống xử lý điển hình của lò dầu tải nhiệt ghi xích bao gồm các thiết bị sau:
- Si lô: Sử dụng nguyên lý ly tâm để thu hồi các hạt bụi có kích thước lớn.
- Lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện hoặc ventury kết hợp các tháp lọc khô và tháp lọc ướt, có chức năng thu hồi các hạt bụi mịn, có kích thước nhỏ.
- Cung cấp khí và hút khói: Quạt hút có chức năng hút khói từ trong lò dầu qua hệ thống xử lý khí thải và thổi ra ống khói, quạt hút còn có một chức năng quan trọng là duy trì áp suất trong buồng đốt luôn âm, để buồng đốt không bị phì lửa hoặc khói ra ngoài buồng đốt, đảm bảo an toàn khi vận hành.
- Ống khói: Khói thải sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường sẽ được quạt hút thải ra ống khói, tuy nhiên khói thải tại ống khói còn khá cao, khoảng 100 oC nên cần có ống khói để đưa lên cao và thải ra môi trường, đảm bảo được khói nóng phát thải ra ngoài sẽ có được không gian để hạ nhiệt độ và đảm bảo nhiệt độ khu vực xung quanh không quá cao.
- Hệ thống thu gom tro xỉ: Bất kì nhiên liệu nào sau khi đốt sẽ còn lại tro xỉ, phần lớn xỉ sẽ được thải ra phía cuối buồng đốt, xuống một hố chứa nước vì xỉ đuôi lò còn rất nóng nên cần có nước để làm nguội, xỉ phía đuôi lò sau khi làm nguội sẽ được một băng cào xỉ kéo lên đưa ra ngoài. Ngoài xỉ phía đuôi lò, một lượng tro sẽ bị cuốn theo khói và được thu gom tại các hệ thống xử lý khí thải phía sau.
- Bơm dầu tuần hoàn: Bơm dầu tuần hoàn có chức năng vận chuyển dầu từ lò dầu đến thiết bị dùng nhiệt và hút trở lại về bơm rồi bơm lại vào lò dầu để gia nhiệt tiếp tục, tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín.
- Hệ thống bồn dầu chứa và bồn dầu giãn nở: Với hệ thống lò dầu, bồn dầu giãn nở sẽ được đặt phía trên cao nhất của hệ thống để đảm bảo dầu trong hệ thống lúc nào cũng được điền đầy. Bồn chứa thường sẽ được đặt dưới đất, thông thường khi vận hành bồn dầu chứa chỉ chứa rất ít hoặc không chứa dầu vì lượng dầu đảm bảo cho hệ thống hoạt động đã được chứa ở bồn dầu giãn nở. Chức năng chính của bồn dầu chứa là để chứa dầu khi hệ thống lò dầu cần được sửa chữa, dầu cần phải được thu gom về bồn dầu chứa để sử dụng lại.
Nguyên lý:
- Nhiên liệu được hệ cấp liệu đưa vào phễu chứa liệu phía trước buồng đốt, ghi xích sẽ tiến hành đưa nhiên liệu vào phía trong buồng đốt, đồng thời quạt cấp sẽ chạy để cấp gió vào buồng đốt để đốt nhiên liệu.
- Nhiên liệu cháy sinh ra khói nóng có nhiệt độ cao và đưa lên thân lò dầu. Trong thân lò dầu là các ống trao đổi nhiệt, dầu sẽ đi phía trong ống, khói nóng từ buồng đốt phía bên ngoài ống sẽ gia nhiệt cho dầu bên trong.
- Sau qua trình gia nhiệt, khói nóng sẽ mất dần nhiệt năng và được quạt hút ra đuôi lò vào bộ sấy không khí. Khói nóng vào bộ sấy không khí để gia nhiệt cho gió cấp vào buồng đốt, gió cấp được gia nhiệt nóng lên khi cấp vào buồng đốt sẽ làm cho quá trình cháy nhiên liệu được dễ dàng và tăng hiệu suất hệ thống. Khói nóng sau khi ra khỏi bộ sấy không khí sẽ vào hệ thống xử lý khí thải để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và được quạt hút thổi ra ngoài ống khói.
Kiểu ghi tĩnh: Tương tự như lò gia nhiệt dầu kiểu ghi xích nhưng cấu tạo đơn không có bộ
phận ghi xích mà phải cấp liệu một cách thủ công vào ghi tĩnh, đốt trên bề mặt ghi cố định.
- Lò hơi được thiết kế và chế tạo theo kết cấu ống nước, ống lửa… theo tiêu chuẩn TCVN 7704-2007. Bên cạnh đó, phần thân trụ được đặt nằm và tuần hoàn tự nhiên. Chính cấu tạo này đã giúp tận dụng tối đa các ưu điểm nổi bật của lò hơi. Quá trình truyền nhiệt sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng và tối ưu hơn từ bức xạ, đối lưu tới dẫn nhiệt.
- Lò hơi này được thiết kế phù hợp với việc sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau. Người dùng có thể sử dụng với các nhiên liệu như: than đá, củi trấu, bã điều…
Kiểu tầng sôi: Là kiểu lò dầu tải nhiệt có buồng đốt kiểu tầng sôi tuần hoàn, đốt than, trấu, viên nén, vỏ hạt, mùn cưa, dăm bào…
Cấu tạo bao gồm:
- Phần thân lò: được tổ hợp và bố trí rất hợp lý bởi chùm ống cuốn nhận nhiệt bức xạ và các
chùm ống uốn xoắn nhận nhiệt đối lưu nhằm tối đa hóa sự hấp thu nhiệt từ sự cháy nhiên
liệu. - Buồng đốt: Kiểu tầng sôi, đốt cháy triệt để nhiên liệu. Có thể điều chỉnh được cường độ
làm việc - Bộ thu hồi nhiệt sấy gió nóng: nhằm tận dụng nhiệt khói thải, tăng hiệu suất.
- Bộ trao đổi nhiệt: Thiết kế nhiều dạng thiết bị trao đổi nhiệt khác nhau từ dạng tấm trao
đổi nhiệt điển hình v v.. - Bồn giãn nở khử khí: là một thiết bị 2 trong 1 bởi nó có 2 nhiệm vụ
- Bình giãn nở khử khí là nơi để chứa một thể tích dầu tải nhiệt tăng lên trong quá trình
nung nóng. - Bình giãn nở khử khí còn giúp loại bỏ khí trong thiết bị, đảm bảo thông số thiết bị đochính xác, tránh hiện tượng xâm thực bơm, làm dòng chảy dầu tải nhiệt liên tục đảm bảo bề mặt hấp thụ nhiệt luôn thấp, do đó không làm quá nhiệt dầu, tránh bị oxy hóa, giúp kéo dài tuổi thọ dầu tải nhiệt.
- Hệ thống đường ống: Hệ thống đường ống dầu tải nhiệt được làm từ ống thép cán liền chịu nhiệt tiêu chuẩn ASTM và các phụ kiện phù hợp với môi trường dầu tải nhiệt nóng như bù giãn nở, van, gioăng chịu nhiệt, chịu dầu,…vv. Hệ thồng đường ống được bọc bảo ôn chống tốn thất nhiệt, an toàn vệ sinh môi trường, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy.
- Bơm dầu tải nhiệt: Là loại máy bơm một cấp làm mát phốt, bạc đạn bằng không khí hoặc
nước, trục động cơ nối gián tiếp với trục bơm qua khớp nối trục. Tùy theo đặc tính nhiệt độ hoạt động, nhiệt độ khởi động trạng thái lạnh và tính chất của dầu tải nhiệt mà Enthalpy lựa chọn các chủng loại bơm phù hợp nhất cho khách hàng.
Ưu điểm của hệ thống dầu tải nhiệt tầng sôi
- Hệ thống dầu tải nhiệt cung cấp một nguồn hiệu quả cho các quá trình đòi hỏi nhiệt độ cao đến 400 oC.
- Chi phí vận hành thường ít tốn kém hơn hệ thống hơi nước và yêu cầu bảo dưỡng thường ít hơn.
- Hệ thống lò dầu tải nhiệt có hiệu suất nhiệt cao hơn và không làm mất nhiệt vào khí quyển thông qua bẫy hơi và rò rỉ như trong hệ thống hơi.
- Điều quan trọng để làm giảm thấp chi phí nữa là lò dầu tải nhiệt có thiết kế, hoạt động rất đơn giản.
- Hệ thống dầu tải nhiệt an toàn hơn so với hệ thống hơi bởi hệ thống hoạt động dưới áp suất thấp (chỉ là áp suất của bơm để khắc phục trở lực tuần hoàn dầu tải nhiệt trong hệ thống).
2. AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
- Những nguy cơ mất an toàn.
- Nổ áp lực (nổ vật lý): Do kết cấu và vật liệu chế tạo lò gia nhiệt dầu không đảm bảo an toàn; không có chế độ kiểm tra định kỳ để phát hiện tình trạng kết cấu thiết bị không có khả năng chịu áp lực
- Bỏng: Do dầu bị rò rỉ qua các van khóa, van an toàn, bể ống thủy sáng, than cháy văng bắn qua cửa lò, . . .
- Điện giật: do các thiết bị điện đi kèm nồi gia nhiệt dầu không được lắp đặt đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật.
- Ngộ độc khí thải: Môi trường làm việc có nhiều bụi, nóng, không thông thoáng, tích tụ hơi khí độc (CO, CO2, . . . )
b. Điều kiện kỹ thuật an toàn.
Thiết bị phải được chế tạo và lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, trước khi đưa vào sử dụng.
- Người có chức năng mới được phép vận hành
- Thường xuyên kiểm tra an toàn, bảo trì bão dưỡng định kỳ
- Lò hơi phải đầy ddue các thiết bị cảnh báo và thiết bị an toàn như: Van an toàn, áp kế, bộ ống thủy, bơm cấp dầu, rơle áp suất, van xả đáy, van xả.
- Không gian làm việc của nồi phải thông thoáng
- Vận hành nồi gia nhiệt dầu theo đúng quy trình vận hành của đơn vị. Ghi chép ngày kiểm tra vào sổ nhật ký vận hành nồi.
- Khi muốn vệ sinh, sửa chữa phải chờ nồi nguội hẳn, nồi không còn áp suất
- Ống dầu nóng phải được bao che cách nhiệt.
- Những vật liệu dễ cháy nổ (xăng dầu) phải để xa lò hơi ít nhất 10m.
- Không được phép đưa vào vận hành các nồi chưa được đăng kiểm.
- Cấm hàn, sửa chữa nồi và các bộ phận chịu áp lực của thiết bị khi còn áp suất.
3. KIỂM ĐỊNH AN TOÀN NỒI GIA NHIỆT DẦU
a. Vì sao phải tiến hành kiểm định an toàn nồi gia nhiệt dầu?
- Nồi gia nhiệt dầu là một sản phẩm nằm trong danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.) do đó thiết bị này cần được kiểm định kỹ thuật an toàn mới được phép đưa vào sử dụng.
- Kiểm tra an toàn nồi chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật
- Nhằm kiểm tra, đánh giá tình trạng làm việc thực tế của nồi từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo thiết bị đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc, hạn chế được những rủi ro không mong muốn.
b. Tiêu chuẩn áp dụng:
Dựa theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu QTKĐ: 02- 2016/BLĐTBXH căn cứ vào:
• QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
• TCVN 7704: 2007 – Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
• TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
• TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
• TCVN 6156:1966 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
• TCVN 6158:1996 – Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng yêu cầu kỹ thuật;
• TCVN 6159:1996 – Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng – phương pháp thử;
• TCVN 6008-2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;
• TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
• TCVN 9358: 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
c. Các công tác cần phải chuẩn bị cho quá trình kiểm định:
Các tổ chức, cá nhân:
- Chuẩn bị hồ sơ: Lý lịch, giấy chứng nhận thiết bị và các giấy tờ có liên quan.
- Nồi phải đảm bảo hoạt động và sẵn sàng cho việc kiểm định ( nồi phải hoàn toàn nguội ).
- Có người vận hành (đã được cấp giấy chứng nhận đào tạo).
- Đội ngũ kỹ thuật bên đơn vị cung cấp thiết bị để cùng chứng kiến.
- Chuẩn bị hệ thống bơm và nước phục vụ công tác thử bền (đối với nồi gia nhiệt lần đầu và lần thử bền gần nhất vượt quá 6 năm)
- Căng dây phản quang, hoặc treo biển báo xung quanh không gian kiểm định.
d. Đơn vị kiểm định:
- Kiểm định viên.
- Các dụng cụ phục vụ công tác kiểm định có đầy đủ tem dán và hồ sơ hiệu hiệu chuẩn.
- Lưu ý: Các đơn vị tham gia chứng kiến và kiểm định viên phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ trong suốt quá trình kiểm tra (giày, nón, găng tay, kính bảo hộ và áo phản quang là không thể thiếu)
đ. Tiến hành kiểm định
Nội dung kiểm định an toàn sẽ được tiến hành đúng như trong QTKĐ: 02-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm; (bao gồm thử bền, cân chỉnh van an toàn và hiệu chuẩn đồng hồ áp kế)
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
e. Xử lý kết quả kiểm định:
Dựa vào tình trạng làm việc thực tế của nồi sau quá trình kiểm tra, nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả đánh giá đạt và không đạt:
Nồi đạt yêu cầu:
- Nồi hơi và các thiết bị phụ trợ như van an toàn, áp kế sẽ được cấp tem kiểm định an toàn của đơn vị chúng tôi.
- Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận an toàn và các hồ sơ của nồi sẽ được gửi lại khách hàng đầy đủ. Chúng tôi cam kết bồi thường nếu làm mất hay thất lạc hồ sơ của khách hàng.
- Về thời hạn kiểm định:
- Hạn kiểm kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm. Đối với nồi đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định và có sự thống nhất của cơ sở sử dụng.
- Những trường hợp phải kiểm định bất thường theo quy định mục 3.4 của Quy trình kiểm định này.
Nồi bị không đạt:
- Nồi sẽ không được cấp tem và giấy chứng nhận an toàn.
- Kiểm định viên sẽ báo cáo trực tiếp với khách hàng,
- Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bằng thiết bị mới đạt chỉ tiêu an toàn
- Tuyệt đối không cho nồi hoạt động.
- Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm lại nồi nếu quý khách hàng đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.
Tất cả các vấn đề nêu sẽ được ghi chép đầy đủ theo đúng quy trình kiểm định an toàn máy móc trong xây dựng
- Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hiện trường theo mẫu của quy trình hiện hành và lưu đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
4. CHI PHÍ KIỂM ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ:
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.
Ngoài ra, bên Công Ty chúng tôi còn thực hiện kiểm định các loại vật dụng, thiết bị máy móc khác như:
• Kiểm định chống sét, đo chống sét, kiểm định hệ thống chống sét
• Kiểm định pa lăng xích, kiểm định máy khoan.
• Kiểm định máy khoan, máy tiện, máy éo cọc, máy đóng cọc.
• Kiểm định máy thủy bình, máy khoan bê tông, máy đầm.
• Kiểm định máy hàn, trạm trộn bê tông, xe lu, cầu dẫn container
• Kiểm định bình bơm hơi, bình nén khí, máy bơm công nghiệp
• Kiểm định chai, chai oxy, chai ni tơ, chai axetylen
• Đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề
• Huấn luyện an toàn lao động
• Cung cấp đồ bảo hộ lao động.
Để nắm được chi phí kiểm định quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông tin có liên quan:
Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
Website: www.kiemdinhthanhpho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan