KIỂM ĐỊNH AN TOÀN MÁY XÚC LẬT
1.Máy xúc lật là gì?
Xe xúc lật là máy xúc gầu thuận có công dụng: bốc xúc và vận chuyển vật liệu, hàng hóa tới chỗ chứa. Nó được dùng trong xây dựng, giao thông, thủy lợi, vận tải, bãi khai thác…
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy xúc lật
a. Cấu tạo chung
1-gầu xúc;
2-thanh đẩy;
3-xy lanh lật gầu
4-khung chính;
5-ca bin điều khiển ;
6-máy cơ sở;
7,10: hệ thống di chuyển bánh lốp
8- khớp quay
9:xy lanh nâng hạ khung chính.
b. Nguyên lý làm việc của máy xúc lật
Máy xúc lật làm việc theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm sáu giai đoạn.
- Tiến về nơi xúc đất.
- Xúc đất vào gầu.
- Lùi khỏi nơi xúc đất.
- Tiến đến nơi dỡ tải.
- Dỡ tải khỏi gầu.
- Lùi lại để bắt đầu chu kỳ mới.
- Giai đoạn xúc đất vào gầu:
Điều khiển các xi lanh thực hiện hạ gầu, miệng gầu hướng về phía trước, cho máy tiến tới để xúc đất vào gầu bằng sức đẩy của máy đồng thời điều khiển lật ngửa dần gầu lên để chứa đất trong gầu.
- Giai đoạn rời khỏi nơi xúc đất và tiến đến nơi dỡ tải:
Giai đoạn này máy phải thay đổi hướng di chuyển vì vậy phải hạ gầu xuống thấp tránh lật máy do lực ly tâm của gầu chứa đất gây ra. Xả đất, nâng gầu lên cao đồng thời lật miệng gầu xuống để đổ đất ra.
- Công dụng của máy xúc lật
Máy xúc đất có 2 công dụng chính được ứng dụng nhiều nhất đó là xúc và vận chuyển
- Máy xúc lật thông thường được dùng để xúc đất cấp độ 1, 2 và các loại vật liệu rời như cát, sỏi, đá, than.. dồn thành một đống hoặc dồn vào vật chứa để di chuyển đến một vị trí khác.
- Thứ hai, máy xúc đất giúp vận chuyển hàng hóa hay các vật nặng trong nhà kho, bến bãi thay cho sức thủ công của con người.
Máy xúc lật được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực hiện nay; đặc biệt quan trọng trong xây dựng, giao thông, thủy lợi hoặc vận tải, kho bãi… Máy xúc lật hoàn toàn có thể dùng để đào đất đá từ mềm đến cứng vừa nhưng vị trí đào nằm ngang hoặc cao hơn vị trí máy đứng (cao hơn nên đất máy đứng).
- Phân loại máy lúc lật
a. Phân loại máy xúc theo cơ cấu di chuyển
Máy xúc bánh xích và máy xúc bánh lốp. Trong đó máy xúc bánh xích được dùng nhiều với địa hình phức tạp nhưng đi chậm còn máy xúc bánh lốp thì ưu điểm là tốc độ di chuyển nhanh hơn rất nhiều so với bánh xích.
b. Phân loại máy xúc theo dạng gầu
– Máy xúc gầu sấp (gầu nghịch) người ta thường gọi là máy đào, thích hợp với việc đào đất đá, thiên hướng đào sâu xuống so với vị trí của máy đứng. Dùng để đào ao hồ, sông suối, rãnh…
– Máy xúc gầu ngửa hay thường gọi là máy xúc lật với gầu ngửa lên trên (gầu thuận) thích hợp cho việc đào đất đá, xúc vật liệu ngang bằng thân máy.
Ngoài ra còn có máy xúc, mà thương được gọi là máy đào nhiều hơn đó là: máy đào gầu ngoạm, máy đào gầu dây (máy đào gầu quăng), máy đào gầu bào, máy đào nhiều gầu.
c. Phân loại máy xúc theo nguyên lý làm việc
– Máy xúc thủy lực: hoạt động vận hành với gầu đào bằng hệ thống thủy lực
– Máy xúc truyền động cáp: hoạt động vận hành bằng hệ thống tời cáp (rất ít dùng)
- Các nguy cơ gây tai nạn lao động khi lắp đặt và sử dụng máy xúc, thiết bị thi công xây dựng
a. Thiếu sót trong quản lý máy
- Không thực hiện đăng ký, kiểm định, khám nghiệm hoặc thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa đúng quy định.
- Giao trách nhiệm không rõ ràng trong việc quản lý và sử dụng máy.
- Thiếu hoặc không có hồ sơ, lý lịch, tài liệu hướng dẫn về lắp đặt, sử dụng và bảo quản máy.
b.Tình trạng máy sử dụng không tốt
b1.Máy không hoàn chỉnh
- Thiếu các thiết bị cảnh báo nguy hiểm hoặc có nhưng hoạt động không chính xác, ví dụ như: chuông, còi báo động khi thiết bị nâng bị quá tải; đồng hồ báo áp suất ở các máy nén khí, đồng hồ báo hiệu điện thế và cường độ dòng điện,…
- Thiếu các thiết bị an toàn hoặc có nhưng đã bị hỏng, mất tác dụng hoặc hoạt động không chính xác. Do đó, máy có thể xuất hiện các yếu tố nguy hiểm khi phải làm việc quá tính năng hoặc giới hạn cho phép. Đặc biệt là khi máy thiếu các thiết bị khống chế quá tải (bộ phận đối trọng của các máy nâng, hạ); van xả khi áp suất máy nén khí quá cao; hoặc cầu chảy khi cường độ điện tăng cao quá giá trị cho phép,….
b2.Máy đã hư hỏng
- Các hỏng hóc của máy phát sinh trong quá trình sử dụng do tác động của ngoại lực dưới dạng cơ, nhiệt, hoá năng nếu không được sửa chữa, thay thế đúng lúc sẽ gây ra sự cố, tai nạn.
- Các bộ phận, chi tiết cấu tạo của máy bị biến dạng, cong vênh, méo hoặc móp,… như đứt bulông hoặc bong mối hàn,…
- Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc chuyển động theo phương ngang, phương đứng hoặc xoay không chính xác theo sự điều khiển.
- Hệ thống phanh điều khiển bị rơ mòn, mômen phanh tạo ra nhỏ không đủ tác dụng hãm.
Máy bị mất cân bằng ổn định
Mất ổn định đối với máy đặt cố định hay di động là một trong những nguy cơ chủ yếu gây ra sự cố và tai nạn. Mất cân bằng dẫn tới rung lắc hoặc nghiêng làm cho các thao tác kém chính xác hoặc có thể làm lật đổ máy.
c. Những nguy cơ gây mất ổn định thường là:
- Máy đặt lên nền (móng) không vững chắc như nền đất yếu gây lún hoặc đất dốc vượt quá góc nghiêng cho phép. Xe vận chuyển đất bị nghiêng do nền đất bị lún.
- Cẩu hoặc nâng vật quá trọng tải cho phép đối với máy xúc
- Không tuân theo các vận tốc chuyển động qui định khi di chuyển, nâng, hạ vật hoặc khi quay (gây ra mômen ly tâm lớn). Đặc biệt khi phanh hãm đột ngột có thể gây lật đổ máy.
Gặp sự cố tai nạn điện
- Xe hoặc máy thi công đè lên dây điện đặt dưới đất hoặc va chạm vào đường dây điện trên cao.
- Bị giật do dòng điện rò ra vỏ hoặc các bộ phận kim loại của máy bị hỏng chất cách điện.
- Dây điện bị quá tải, gây cháy dây và có nguy cơ hỏa hoạn.
- Vi phạm các qui định về phòng chống cháy nổ khi làm việc với điện.
d. Thiếu ánh sáng
Chiếu sáng không đủ hoặc quá mạnh trong các nhà xưởng, tại vị trí làm việc (ban ngày, đêm hoặc lúc trời sương mù,…) làm cho người lao động không nhìn rõ các bộ phận trên máy và khu vực xung quanh. Đó là một trong những nguy cơ có thể dẫn tới tai nạn lao động.
e. Do người vận hành máy
- Không bảo đảm trình độ chuyên môn như: chưa thành thạo tay nghề, các thao tác không chuẩn xác, chưa có kinh nghiệm xử lý kịp thời các sự cố….
- Vi phạm điều lệ, nội quy, quy phạm về an toàn như sử dụng máy không đúng công dụng, tính năng kỹ thuật (quá công suất, quá tải hoặc quá tốc độ,…).
Máy xúc lật có cần kiểm định không?
- Máy xúc lật là một trong những loại thiết bị sử dụng mà chúng ta thường thấy nhất trong các công trình xây dựng .
- Nằm trong danh sách các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, máy xúc lật cần phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ theo quy định của pháp luật.
Tại sao phải kiểm định máy xúc lật?
- Đáp ứng yêu cầu an toàn sử dụng của bên sử dụng, quản lý máy xúc lật
- Đảm bảo an toàn khi vận hành, sử dụng cho người lao động.
- Việc kiểm định giúp phát hiện được những vấn đề bất thường, hư hỏng của máy xúc để kịp thời có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Và có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì định kỳ cho máy.
- Thiết bị luôn trong tình trạng an toàn giúp người lao động tin tưởng và an tâm làm việc.
- Tăng năng suất lao động và nhận được sự đánh giá cao từ đối tác, khách hàng
6.Quy định về kiểm định máy xúc lật
- Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 – Ban hành 46 danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 – Ban hành 30 quy trình kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
- Thông tư số 06/2014/TT – BLĐTBXH ngày 06/03/2014 – Quy định hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Quy trình kiểm định máy xúc lật
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của xe, các quy chuẩn của nhà sản xuất trong hồ sơ. Nếu là kiểm định định kỳ thì cần kiểm tra hồ sơ của lần kiểm định trước.
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
- Kiểm tra, đối chiếu sự chính xác giữa hồ sơ chế tạo của nhà sản xuất, chế tạo, lắp ráp so với thực tế (các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật). Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng, hư hỏng của các bộ phận, máy móc nếu có.
- Kiểm tra kỹ thuật – Vận hành thử
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở các bước trước đó đạt yêu cầu. Kết quả của các bước kiểm tra cần phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản tại hiện trường theo mẫu quy định.
Hồ sơ kiểm định máy xúc lật
• Lý lịch thiết bị
• Biên bản kiểm đinh
• Giấy chứng nhận kiểm định.
• Tem kiểm định.
- Thời hạn kiểm định định kỳ máy xúc lật tối đa là 1 năm/ 1 lần.