KIỂM ĐỊNH AN TOÀN MÁY ĐÀO LẮP BÚA THỦY LỰC Reviewed by Momizat on . 1.Giới thiệu Máy đào, máy xúc là thiết bị xây dựng phục vụ thi công trong nền móng công trình.Tuy nhiên, cần của loại máy này còn có thể lắp được các cơ cấu khá 1.Giới thiệu Máy đào, máy xúc là thiết bị xây dựng phục vụ thi công trong nền móng công trình.Tuy nhiên, cần của loại máy này còn có thể lắp được các cơ cấu khá Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH AN TOÀN MÁY ĐÀO LẮP BÚA THỦY LỰC

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN MÁY ĐÀO LẮP BÚA THỦY LỰC



1.Giới thiệu

  • Máy đào, máy xúc là thiết bị xây dựng phục vụ thi công trong nền móng công trình.Tuy nhiên, cần của loại máy này còn có thể lắp được các cơ cấu khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như, gầu đào, càng kẹp, búa thủy lực, mũi khoan…..
Sử Dụng Búa Phá Đá Thủy Lực Trên Máy Đào Đúng Cách
  • Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn một trong những cơ cấu kể trên, đó là máy xúc có lắp búa thủy lực.

a. Định nghĩa:

  • Máy đào lắp cơ cấu búa thủy lực thực chất là loại máy xây dựng được sử dụng để phá dỡ công trình, việc phá dỡ công trình thực hiện nhờ vào cần có lắp đầu búa thủy lực tác động trực tiếp lên bề mặt cần phá vỡ.
  • Búa thủy lực là một thiết bị xây dựng hoạt động nhờ vào việc sử dụng hệ thống thủy lực, dùng để phá đá khai thác mỏ hoạc phá bê tông các công trình dân dụng, nhà xưởng, cầu đường,…

b. Cấu tạo:

Cấu tạo tổng thể bao gồm: Động cơ, bánh xích, thân máy, cabin điều khiển, hệ thống thủy lực, cần làm việc, búa thủy lực
Cấu tạo chi tiết búa thủy lực:

  • Vỏ búa:

Bỏ búa dùng để bao bọc, gắn kết và bảo vệ phần mình búa khỏi tác động của môi trường tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho búa.

  • Mình búa:

Mình búa là bộ phận quan trọng nhất của búa, là nơi chứa bầu ni tơ và là không gian để pít tông, xi lanh hoạt động tạo ra lực cho đinh búa hoạt động.

  • Đinh búa:

Đinh búa được làm từ hợp kim là bộ phận tiếp xúc trược tiếp với bề mặt vật cần tác động.

  • Xi lanh:

Piston và Van là hai bộ phận duy nhất chuyển động của búa phá đá thuỷ lực
Piston di chuyển lên và xuống cham vào các chi tiết trong khi van chỉ điều khiển hướng dầu di chuyển .
Đó là nơi chuyển động xảy ra và là nơi tạo ra sức mạnh của thuỷ lực
Với van chính điều khiển kiểm soát dầu, dòng thuỷ lực điều khiển chuyển động của piston để tạo ra năng lượng tác động.

Ứng dụng:

Cách chọn búa thủy lực phá đá lắp trên máy xúc đào.
  • Công trình có độ cao từ 2 tầng trở lên như cao ốc, nhà cao tầng, chung cư, trường học
  • Công trình có diện tích và khối lượng lớn, có thể di chuyển máy vào được.
  • Những công trình đòi hỏi tiến độ, nhanh chóng, hiệu quả.

Đặc điểm:

  • Ưu điểm: Việc phá dỡ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các phương pháp khác, Giảm chi phí nhân công, độ an toàn cao.
  • Nhược điểm: Chi phí khá cao, chỉ áp dụng được cho các công trình có thể di chuyển dễ dàng, gây ồn ào, độ rung lắc mạnh.

Tình huống tai nạn:

  • Một công nhân đang cố gắng tháo chốt để thay thế búa thủy lực bằng gầu xúc ở một máy xúc thủy lực.
  • Khi nâng cần máy để tháo dễ hơn, tuy nhiên cần chú ý tránh để búa đập rơi xuống và đè lên người công nhân.

Quy tắc an toàn khi sử dụng máy:

Búa phá đá lắp trên máy xúc đào
  • Trước khi phá dỡ cần khảo sát đánh giá đúng tình trạng của nền móng. Tường cột, dầm, sàn trần và các kết cấu khác của công trình. Kết quả khảo sát phải lập thành văn bản để làm căn cứ thiết kế thi công.
  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện nếu đảm bảo an toàn mới sử dụng. Trong trường hợp không xử lý được phải cắt bỏ hệ thống cũ thay bằng đường dây điện mới.
  • Người vận hành phải có chứng nhận vận hành, phải mang đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động.
  • Có biện pháp chống đỡ các kết cấu có khả năng sụp đổ bất ngờ khi tháo dỡ công trình hoặc tháo dỡ các bộ phận có liên quan đến kết cấu đó.
  • Khu vực phá dỡ nhà hoặc công trình phải có rào ngăn và biển cấm người và xe cộ qua lại, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu. Khi cần thiết phải có người cảnh giới giám sát an toàn công việc phá dỡ.
  • Cấm giật đổ tường lên sàn;
  • Cấm phá ống khói, tường gạch bằng cách đục ở chân tường.
  • Cấm phá dỡ công trình trong các trường hợp sau:
  • Không thi công khi có gió từ cấp 5 trở lên;
  • Ở hai hoặc nhiều tầng cùng một lúc trên cùng một phương thẳng đứng;
  • Khi đang có người làm việc ở bên dưới khu vực đang tháo dỡ mà chưa có biện pháp che chắn an toàn.
  • Khi cắt các kết cấu của công trình ra từng phần nhỏ phải có biện pháp đề phòng những bộ phận còn lại bị sập bất ngờ. Đồng thời phải có biện pháp phòng tránh các bộ phận kết cấu bị cắt rời văng vào người.
  • Tháo dỡ ô văng hoặc các bộ phận cheo leo phải làm giàn giáo. Trường hợp đứng trên các bộ phận kết cấu khác của công trình. Để tháo dỡ phải có biện pháp đảm bảo an toàn.
  • Tháo dỡ công trình bằng cơ giới phải cấm mọi người vào các lối đi lại của máy và dọc hai bên đường cáp kéo.
  • Máy hoặc thiết bị dùng để tháo dỡ công trình phải đặt ngoài phạm vi sập lở công trình.
  • Khi sửa chữa nhà hoặc các bộ phận ở trên sàn tầng phải lót kín hoặc rào chắn các lỗ hổng ở sàn, phải làm lan can chắn giữa các khoang trống.
  1. Vì sao phải tiến hành kiểm định an toàn máy đào trước khi đưa vào sử dụng:
Búa Đập Đá Thủy Lực SB Top Bracket | Máy Và Thiết Bị Công Nghiệp Thiên Minh
  • Nhằm kiểm tra, đánh giá tình trạng làm việc thực tế của máy móc, thiết bị, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo thiết bị đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc, hạn chế được những rủi ro không mong muốn.
  • Việc kiểm định máy móc thiết bị là bắt buộc phải thực hiện theo qui định của pháp luật, để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản.
  • Các tổ chức, cá nhân có sử dụng thiết bị nguy hiểm nằm trong danh mục hiện hành đều phải tiến hành kiểm định lần đầu, định kỳ hoặc kiểm định bất thường đối với các máy móc, thiết bị có dấu hiệu mất an toàn.
  1. Các yêu cầu cần thiết trước khi tiến hành kiểm định:
  • Các tổ chức, cá nhân:
  • Chuẩn bị hồ sơ: Lý lịch, giấy chứng nhận thiết bị và các giấy tờ có liên quan.
  • Máy móc, thiết bị phải đảm bảo hoạt động và sẵn sàng cho việc kiểm định
  • Có người vận hành (đã được cấp giấy chứng nhận đào tạo).
  • Đội ngũ kỹ thuật bên đơn vị cung cấp thiết bị để cùng chứng kiến.
  • Chuẩn bị tải phù hợp dựa theo công suất của máy.
  • Không gian kiểm định không tuyệt đối có người qua lại, không chật hẹp hoặc có quá nhiều
    hàng hóa….
  • Căng dây phản quang, hoặc treo biển báo xung quanh không gian kiểm định.
  • Đơn vị kiểm định:
  • Kiểm định viên.
  • Các dụng cụ phục vụ công tác kiểm định có đầy đủ tem dán và hồ sơ hiệu hiệu chuẩn.
  • Lưu ý: Các đơn vị tham gia chứng kiến và kiểm định viên phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ trong suốt quá trình kiểm tra (giày, nón, găng tay, kính bảo hộ và áo phản quang là không thể thiếu)

4. Các bước kiểm định máy đào thủy lực

• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
• Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong.
• Kiểm tra thử nghiệm.
• Kiểm tra vận hành.
• Xử lý kết quả kiểm định.

  • Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hiện trường theo mẫu của quy trình hiện hành và lưu đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

5. Đánh giá và xử lý kết quả kiểm định:

Dựa vào tình trạng làm việc thực tế của máy móc sau quá trình kiểm tra, nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả đánh giá đạt và không đạt:

  • Thiết bị đạt yêu cầu:
  • Thiết bị sẽ được cấp tem kiểm định an toàn của đơn vị chúng tôi.
  • Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận an toàn và các hồ sơ của máy sẽ được gửi lại khách hàng đầy đủ.
  • Chúng tôi cam kết bồi thường nếu làm mất hay thất lạc hồ sơ của khách hàng.
  • Thời hạn kiểm định của thiết bị sẽ dựa theo quy trình kiểm định an toàn máy móc trong xây dựng và tình trạng làm việc thực tế của máy. Kiểm định viên là người quyết định thời hạn kiểm định.
  • Thiết bị không đạt:
  • Thiết bị sẽ không được cấp tem và giấy chứng nhận an toàn.
  • Kiểm định viên sẽ báo cáo trực tiếp với khách hàng,
  • Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bằng thiết bị mới đạt chỉ tiêu an toàn
  • Tuyệt đối không cho máy hoạt động.
  • Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm lại máy nếu quý khách hàng đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.

• Tất cả các vấn đề nêu sẽ được ghi chép đầy đủ theo đúng quy trình kiểm định an toàn máy móc trong xây dựng
• Vì thế các tổ chức, các nhân nên xem xét tình trạng và tự đánh giá sơ bộ về máy móc thiết bị của mình trước khi tiến hành kiểm định, để tránh lãng phí thời gian và vật chất của các bên.

  1. Chi phí kiểm định

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.

Để nắm được chi phí kiểm định quý khách vui lòng LIÊN HỆ:

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
Website: www.kiemdinhthanhpho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Giải pháp an toàn tối ưu cho doanh nghiệp



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top