KIỂM ĐỊNH MÁY KHOAN ĐỨNG Reviewed by Momizat on . Máy khoan đứng là gì? Máy khoan đứng hay còn gọi là máy khoan bàn, 1 dạng máy khoan được sử dụng phổ biến tại các nhà máy, phân xưởng gia công cơ khí, hoặc tron Máy khoan đứng là gì? Máy khoan đứng hay còn gọi là máy khoan bàn, 1 dạng máy khoan được sử dụng phổ biến tại các nhà máy, phân xưởng gia công cơ khí, hoặc tron Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH MÁY KHOAN ĐỨNG

KIỂM ĐỊNH MÁY KHOAN ĐỨNG



  1. Máy khoan đứng là gì?
  • Máy khoan đứng hay còn gọi là máy khoan bàn, 1 dạng máy khoan được sử dụng phổ biến tại các nhà máy, phân xưởng gia công cơ khí, hoặc trong các nhà máy, xí nghiệp. Máy khoan bàn có chức năng tạo và gia công lỗ, taro trên bề mặt kim loại, bề mặt gỗ… Máy khoan đứng ngày nay đã được cải tiến và thiết kế theo công nghệ tiên tiến để đáp ứng những nhu cầu cao trong công việc
  1. Công dụng của máy khoan đứng
  • Máy khoan đứng được dùng để gia công các lỗ thông hoặc không thông, gia công ren hay taro…. Ngày nay, máy khoan đứng không ngừng được cải tiến để phù hợp với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
  • Máy khoan đưng vạn năng ngoài việc gia công các bề mặt tròn xoay, công nghệ chính của nó là gia công các chi tiết dạng lỗ. Ngoài ra, nó còn được dùng để khoét, doa, cắt ren bằng taro hoặc gia công các bề mặt có tiết diện nhỏ, thẳng góc hay cùng chiều với trục mũi khoan.
  1. Cấu tạo của máy khoan đứng gồm các bộ phận sau:

Máy khoan đứng được ưu tiên sản xuất và lắp ráp từ những chất liệu có chất lượng cao. Gồm các bộ phận chính như sau:

  • Bảng điều khiển
  • Cữ hành trình
  • Tay quay (trục chính, đầu khoan)
  • Trục chính
  • Bàn máy
  • Hộp chạy dao
  • Thân máy
  • Động cơ bơm nước

4. Phân loại máy khoan đứng

Dựa vào các đặc trưng kỹ thuật cơ bản của máy gồm các loại sau:

  • Máy khoan đứng
  • Máy khoan bàn
  • Máy khoan cần
  • Máy khoan nhiều trục

5. Nguyên lý chuyển động và kết cấu động học máy khoan đứng

Kiểm định máy khoan - Lý do, quy trình và thời hạn kiểm định

Nguyên lý chuyển động và kết cấu động học máy khoan đứng là dựa trên sự kết hợp giữa chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến của dao cắt, hình thành bề mặt gia công. Trong đó, khi gia công các bề mặt tuân theo chuyển động tạo hình có đường chuẩn là đường tròn và dịch chuyển thẳng theo đường chuẩn (đường sinh).

a. Nguyên lý chuyển động của máy khoan:

  • Chuyển động tạo hình:

Chuyển động tạo hình của máy khoan

– Chuyển động chính: là chuyển động quay tròn của mũi khoan.
– Chuyển động chạy dao: là chuyển động tịnh tiến của mũi khoan theo phương thẳng đứng

** Chuyển động cắt gọt:

– Là chuyển động cần thiết để thực hiện và tiếp tục quá trình bóc phôi ở máy khoan. Chuyển động này sẽ trùng với chuyển động tạo hình.

*** Chuyển động phân độ:

– Là chuyển động cần thiết để dịch chuyển dao cắt và phôi sang vị trí mới khi trên chi tiết có nhiều bề mặt cơ bản giống nhau..

– Khi không có đồ gá chuyên dùng thì chuyển động phân độ độc lập với chuyển động tạo hình, có nghĩa là chuyển động phân độ sẽ mang tính chất liên tục.

**** Chuyển động định vị:

– Chuyển động này nhằm khống chế kích thước của bề mặt gia công, xác định hướng , tọa độ phôi và dao cắt với nhau. Điều đó có nghĩa là xác định vị trí tương đối của đường sinh và đường chuẩn với nhau trong các trục tọa độ của máy khoan.
– Chuyển động định vị có thể là chuyển động ăn dao nếu trong lúc thực hiện có tiến hành cắt gọt và có thể là chuyển động điều chỉnh nếu trong lúc thực hiện không có quá trình cắt gọt.

Ngoài ra còn có các chuyển động khác như: chuyển động điều khiển, chuyển động phụ

b. Kết cấu động học máy khoan:

Sơ đồ kết cấu động học máy khoan

Nhóm động học tạo hình gồm 2 nhóm:

– Tạo hình đường sinh: có liên kết trong dưới dạng khớp động học giữa trục chính mang dao và bạc ống, liên kết ngoài nối từ động cơ qua hộp tốc độ đến trục chính
– Tạo hình đường chuẩn: có liên kết trong bao gồm một khớp động học tịnh tiến giữa bạc ống và vỏ hộp.

c. Liên kết động học:

– Là liên kết về chuyển động giữa các khâu chấp hành với nhau cũng như với nguồn chuyển động.

Nội liên kết:

– Có nhiệm vụ nối các khâu chấp hành với nhau đảm bảo chuyển động chấp hành chuyển động theo một quỹ đạo đã cho và bản thân nó không có nguồn chuyển động thì không chuyển động được.

Ngoại liên kết:

– Nối các khâu chấp hành với nguồn chuyển động để đảm bảo thực hiện các thông sốvề hướng, tốc độ và hành trình chuyển động.

  1. An toàn khi sự dụng máy khoan đứng
TOP 6] - Dịch vụ khoan rút lõi bê tông uy tín tại Hà Nội
  • Nên tìm hiểu hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết trước khi sử dụng.
  • Kiểm tra kỹ phần đuôi mũi khoan, nếu côn xước, mòn cần loại bỏ và thay thế mũi khoan mới. Bởi nếu phần đuôi không kẹp chặt có thể văng vào người sử dụng gây nguy hiểm.
  • Kiểm tra độ vững của vật khoan, hạn chế tình trạng vật liệu cần khoan bị nới lỏng và xê dịch theo chiều mũi khoan.
  • Không dùng tay giữ vật liệu khoan tránh xảy ra sự cố tay bị cuốn vào gây ra tai nạn nguy hiểm.
  • Bạn cần kiểm tra, chuyển công tắc về vị trí Off trước khi cắm dây điện vào nguồn ổ điện. Nên cho máy khoan bàn chạy thử không tải trước để kiểm tra các yếu tố cẩn thận.
  • Cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động, quần áo gọn gàng, đội mũ bảo hộ. Lưu ý tuyệt đối không mang găng tay, hay đi giày dễ trơn trượt khi vận hành gây nguy hiểm.
  • Sử dụng đúng dòng điện cho máy khoan, kiểm tra dây điện có bị hở hay không trước khi cắm điện.
  • Khi cần khoan lỗ to nên tuân theo thao tác khoan lỗ nhỏ trước rồi mới khoan rộng thêm.
  • Khi cần khoan tấm mỏng người vận hành nên lót ván gỗ bên dưới tấm cần khoan.
  • Không sử dụng máy khoan bàn Total 350w ở những nơi có độ ẩm cao. Và hạn chế hiểm họa chập cháy hay bị điện giật.
  • Nên tắt máy khoan sau khi hoàn tất công việc, không để máy khoan chạy mà không có người giám sát thiết bị.
  • Nên lưu ý đặt máy khoan trên bề mặt phẳng, chắc chắn. Tránh để thiết bị ở vị trí dễ trơn trượt hay rung lắc khi vận hành.

Vì sao cần phải kiểm định máy khoan?

  • Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị, giảm thiểu xảy ra sự cố đáng tiếc.
  • Kiểm định để tìm ra những sự cố hỏng hóc hiện tại cũng như trong tương lai, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời
  • Chấp hành và tuân thủ nghiêm chỉnh đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Kiểm định máy khoan là gì?

Kiểm định là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy khoan theo các quy tắc kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn an toàn sau khi chế tạo và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng là điều cần thiết

  1. Quy trình kiểm định máy khoan đứng

A. Các bước kiểm định:

  1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy khoan đứng
  2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt.
  • Kiểm tra các thông số của máy
  • Kiểm tra bộ điều khiển.
  • Kiểm tra các thiết bị đóng ngắt nguồn điện và cá thiết bị cảnh báo.
  • Kiểm tra các đồng hồ báo và các thiết bị hiển thị.
  • Kiểm tra toàn bộ các vấn đề an toàn về điện.
  • Kiểm tra hệ thống, bộ khởi động hệ, thống bôi trơn.

8. Kiểm tra vận hành

  • Khởi động máy, sau khi máy đã chạy ổn định từ 3 – 5 phút, vòng quay đạt yêu cầu, tiếng máy êm, không có tiếng va đập bất thường của kim loại….
  • Kiểm tra các thông số liên quan đến chất lượng nguồn cung cấp thông qua hệ thống điện

Đo đạc các thông số (Độ rung, độ ồn, ánh sáng, nhiệt độ). Quy chuẩn độ ồn QCVN 26
Kiểm tra cách điện (> 0,5 MΩ), tiếp đất (< 4Ω)
Kiểm tra vận hành không tải, có tải và xác định các thông số theo hồ sơ thiết kế.

B. Xử lý kết quả kiểm định:

  • Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy khoan đứng đạt yêu cầu
  • Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

9. Chi phí kiểm định và liên hệ:

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

• Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
• Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
• Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
• Website: www.kiemdinhthanhpho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
• Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top