KIỂM TRA KỸ THUẬT MÁY HÀN ĐIỆN Reviewed by Momizat on . Máy hàn là gì? Máy hàn là công cụ dùng để kết dính 2 vật liệu tách biệt lại với nhau thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt và áp lực, hoặc kết hợ Máy hàn là gì? Máy hàn là công cụ dùng để kết dính 2 vật liệu tách biệt lại với nhau thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt và áp lực, hoặc kết hợ Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM TRA KỸ THUẬT MÁY HÀN ĐIỆN

KIỂM TRA KỸ THUẬT MÁY HÀN ĐIỆN



Máy hàn là gì?

Máy hàn điện tử mini Nhật Bản dùng tốt không, giá bao nhiêu?
  • Máy hàn là công cụ dùng để kết dính 2 vật liệu tách biệt lại với nhau thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt và áp lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó và có sử dụng hoặc không sử dụng vật liệu bổ sung.
  • Máy hàn được chia thành 2 loại: máy hàn cơ và máy hàn điện tử. Những thương hiệu máy hàn nổi bật trên thị trường như Hồng Ký, Jasic, Weldcom, Felix,… được khách hàng tin tưởng và sử dụng nhiều nhất. Về cơ bản chúng đều có cấu tạo và chức năng hàn giống nhau, chỉ khác về tính năng, giá thành.

Tại sao phải kiểm định máy hàn công nghiệp?

Kiểm định các loại máy hàn điện tử trên thị trường hiện nay -  maycamtay360.com
  • Máy hàn công nghiệp là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực, tuy nhiên nó cũng tồn tại nhiều nguy hiểm và dễ dàng gây ra tai nạn lao động nếu như chất lượng không đảm bảo. Chính vì thế mà hoạt động kiểm định máy hàn cần phải được tiến hành một cách thường xuyên và chính xác nhất.
  • Máy hàn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như nhiệt độ hàn cao, ánh sáng phát ra nguy hiểm, dễ gây rò rỉ điện,… Hoạt động kiểm định máy hàn chính là để hạn chế đến mức thấp nhất những vấn đề có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cao nhất cho người lao động.

Quy định về tiêu chuẩn kiểm định máy hàn

  • Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
  • Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Căn cứ vào Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Quy chuẩn quốc gia QCVN3: 2011/BLĐTBXH ngày 29/07/2011 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện”. Đây là quy định ban hành để liệt kê máy hàn vào danh sách những loại máy móc thiết bị cần kiểm định ai toàn nghiêm ngặt nhất trong lao động.

Phân loại máy hàn

Máy hàn điện tử và máy hàn cơ loại nào dùng hiệu quả hơn
  1. Máy hàn cơ (máy biến thế hàn)
  • Máy hàn cơ hay máy biến thế hàn là dòng máy hàn truyền thống có cấu tạo chính gồm 2 cuộn dây đồng hoặc dây nhôm đường kính lớn quấn riêng biệt quanh một lõi từ làm từ các lá thép kỹ thuật mỏng. Máy có từ thông tản lớn và có bộ tự cảm riêng, có dòng thứ cấp lớn đảm bảo cung cấp đủ nhiệt để nung nóng chảy kim loại trong quá trình hàn.
  • Nguyên lý hoạt động của máy biến thế hàn là tạo ra sự nóng chảy để kết dính vật liệu hàn với nhau, thông thường vật liệu hàn sử dụng là sắt, inox,… Máy hàn cơ có ứng dụng cao trong ngành cơ khí, hàn kết cấu thép, công trình xây dựng, dân dụng, chế tạo công nghiệp…
  1. Máy hàn điện tử

Máy hàn điện tử là dòng máy hàn thế hệ mới, sở hữu nhiều công nghệ nổi bật cũng như trang bị nhiều tính năng, tiện ích khác cho người dùng, giúp quá trình hàn chính xác, nhanh chóng. Vì vậy mà hiện nay máy hàn điện tử được sử dụng khá phổ biến.

Các loại máy hàn điện tử

Dựa vào khả năng làm việc và ứng dụng cụ thể mà máy hàn điện tử được phân thành nhiều loại khác nhau như máy hàn que, máy hàn tig, máy hàn mig, máy hàn mag hay máy cắt plasma,… Trên thị trường, máy hàn điện tử có nhiều loại công suất khác nhau để người dùng lựa chọn cho phù hợp với công việc tại xưởng cơ khí quy mô lớn hay tại gia đình.

Máy hàn que

  • Máy hàn que hoạt động dựa trên nguyên lý hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn. Que hàn thường có vỏ bọc và không có khí bảo vệ.
  • Máy hàn que hay còn gọi là máy hàn hồ quang tay, vì trong quá trình thực hiện, các thao tác hàn đều được người thợ hàn thực hiện bằng tay. Vật liệu hàn chủ yếu là inox, sắt, thép mỏng. Không nên hàn đối với vật liệu là kim loại màu.

Máy hàn Tig

  • Máy làn Tig hoạt động trên nguyên lý hàn hồ quang trong môi trường bảo vệ là khí trơ bằng điện cực Vonfram. Để tránh sự xâm nhập của không khí bên ngoài, mối hàn được khí trơ hoặc hỗn hợp khí trơ bảo vệ (khí trơ là argon, heli, hỗn hợp argon – heli). Nhiệt lượng do hồ quang tạo ra giữa điện cực và vật hàn giúp kim loại nóng chảy.
  • Máy hàn Tig thường được sử dụng trong trường hợp hàn các loại kim loại và hợp kim như thép không gỉ, nhôm và hợp kim nhôm, magie, đồng và hợp kim đồng, niken và hợp kim niken, các loại thép carbon thấp với các độ dày khác nhau..

Máy hàn Mig

  • Máy hàn Mig là máy hàn áp dụng phương pháp hàn hồ quang kim loại trong môi trường khí bảo vệ (Argon hoặc Heli). Điện cực chính là dây hàn nóng chảy, được cấp tự động vào vật hàn. Đặc biệt, máy được bổ sung bộ cấp dây (trong hoặc ngoài) để cùng với kim loại nóng chảy đông đặc kết tinh tạo mối hàn.
  • Máy hàn Mig thường được sử dụng để hàn các kim loại màu và thép hợp kim Al, Ni, Cu… được ứng dụng phổ biến trong sản xuất bàn ghế, khung xe, mô tô, các hàng cơ khí,..

Máy hàn cắt Plasma

Đảm Bảo An Toàn Khi Sử Dụng Máy Cắt Plasma
  • Máy cắt plasma tận dụng tốc độ chuyển động và nhiệt độ cao của dòng khí phun từ miệng đầu cắt plasma để cắt đứt vật liệu bằng kim loại.
  • Dòng khí tạo ra từ đầu cắt plasma gồm Nitơ, argon, O2, H2,… Hồ quang điện được tạo ra khi nhận năng lượng từ nguồn cung cấp điện bên ngoài, và ngay sau đó, nguồn khí gas được đưa vào với áp lực lớn. Lúc này, luồng khí bị ion hóa, làm tăng mức nhiệt lên đến 40,000 độ F đi qua vòi phun làm nóng chảy vật liệu tại điểm cắt. Ngay lúc này đầu cắt bắt đầu di chuyển và quy trình cắt diễn ra nhanh chóng.
  • Có 2 loại máy cắt plasma là máy cắt bằng tay và máy cắt tự động, cũng có những dòng máy cắt plasma tích hợp luôn cả 2 phương pháp này.
    • Máy cắt plasma bằng tay: Điều khiển cắt bằng tay thủ công.
    • Máy cắt plasma CNC tự động: Điều khiển bằng công nghệ cao. Hệ thống điều khiển tự động sẽ di chuyển mỏ cắt theo bản vẽ mẫu đã được cài đặt sẵn trên máy tính. Nhờ đó, loại máy cắt này có thể giúp quá trình cắt khắc kim loại trở nên nhanh chóng hơn nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác

Máy cắt Plasma thường được sử dụng để cắt các tấm vật liệu kim loại như: đồng, inox, nhôm, thép đen… Đặc biệt, những dòng máy cắt công suất lớn còn có khả năng gia công kim loại với độ dày hơn 10mm mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH MÁY HÀN ĐIỆN

Bước 1: Chuẩn bị kiểm định:

– Thống nhất kế hoạch kiểm định;
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Chuẩn bị đầy đủ mặt bằng và các thiết bị, dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định;
– Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.

Bước 2: Tiến hành kiểm định:

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật
– Thử vận hành

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm định:

Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định

Thông qua biên bản, thành phần tham gia bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

  • Đại diện đơn vị sử dụng hoặc người được đơn vị sử dụng ủy quyền.
  • Người được cử tham gia và chứng kiến quá trình kiểm định.
  • Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

– Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến và đại diện đơn vị sử dụng hoặc người được ủy quyền sẽ cùng ký và đóng dấu ( nếu có ) vào biên bản. Biên bản kiểm tra được lập thành hai bản, mỗi bên cso trách nhiệm lưu giữ một bản.

– Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị ( ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm tra )

– Dán tem : Khi kết quả kiểm tra thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem cho thiết bị. Tem được dán ở vị trí dễ quan sát.

– Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra kỹ thuật an toàn thiết bị:

  • Kết quả sẽ được tổ chức, đơn vị kiểm định trả kết quả thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bạn tại cơ sở.
  • Khi thiết bị có kết quả không đạt yêu cầu thì chỉ cấp cho biên bản kiểm định trong đó ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện kiến nghị; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.

– Tiến hành kiểm định máy hàn đúng thời hạn và đúng cách là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc.

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:

Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top