KIỂM TRA KỸ THUẬT AN TOÀN MÁY XÚC LẬT
Máy xúc lật là máy xây dựng thuộc loại thiết bị cơ giới, có công dụng chính để bốc, tách đất đá và các vật liệu rời, vận chuyển chúng trong gầu xúc của máy, để đổ vật liệu lên thiết bị vận chuyển khác hay kho chứa với độ cao đổ nhất định cao hơn nền đất.
Máy xúc lật hoàn toàn có thể dùng để đào đất đá từ mềm đến cứng, dạng rời hay liền thổ nhưng vị trí đào nằm ngang hoặc cao hơn vị trí đào nằm ngang hoặc cao hơn vị trí máy đứng. Máy xúc lật được sử dụng nhiều trong xây dựng, khai thác mỏ, vận tải bốc xúc hàng hóa ở kho bãi và các công trình xây dựng.
Việc hoạt động ở những nơi có địa hình phức tạp cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, để đảm bảo cho việc hoạt động của xe suôn sẽ từ đó hoạt động kiểm định ra đời nhằm hạn chế tối thiểu những trường hợp đáng tiếc về người và vật chất cho người sử dụng cũng như là đơn vị sử dụng.
Trích tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn xe xúc lật :
TCVN 9323:2012 về máy làm đất – máy xúc lật – các phương pháp đo các lực gầu xúc và tải trọng lật.
1.Kiểm định máy xúc lật là gỉ ?
- Kiểm định máy xúc lật là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo. Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình làm việc.
- Việc kiểm định xe xúc lật góp phần phát hiện được nhưng hư hỏng, để kịp thời sửa chữa thay thế hạn chế tối thiểu rủi ro và thiệt hại.
2.Tại sao phải kiểm định xe xúc lật ?
- Xe xúc lật là thiết bị cần kiểm định an toàn nghiêm ngặt. Việc kiểm định này là chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.
- Với nhiều nguy cơ tiềm ẩn cũng như là rủi ro cao trong quá trình sử dụng như khả năng lao dốc khi khai thác ở các mỏ, hệ thống đèn chiếu sáng khi hoạt động về đêm và các hệ thống về nâng hạ khi trong quá trình làm việc,… Chính những điều đó ta thấy được tầm quan trọng của việc kiểm định xe.
- Các loại xe xúc lật cần kiểm định.
Để đảm bảo cho thiết bị hoạt động bình thường chúng ta nên tiến hành kiểm định tất cả các loại xe theo đúng quy định của pháp luật
Phân loại các loại xe xúc lật :
Theo thể tích gầu : Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất với 2 loại xe xúc lật mini và xe xúc lật bánh lốp cao cấp.
- Đối với dòng máy xúc lật mini có thể tích nhỏ, dao động từ 1,5 m3 trở xuống nên được sử dụng cho các hộ gia đình hay các công ty có quy mô nhỏ, mức đầu tư thấp giúp nhanh chóng thu hồi lại vốn và các thao tác vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy xúc lật mini cũng đơn giản hơn, chi phí cũng tiết kiệm hơn
- Loại máy xúc lật thứ hai phổ biến hơn đó là xe xúc lật bánh lốp cao cấp. Loại xe này thường được dùng tại các công trình có quy mô lớn bởi thể tích gầu cũng như tait trọng làm việc rất lớn. Nếu được lắp thêm bộ càng nâng thì cũng có thể biến đổi thành xe nâng hàng được.
Theo cơ cấu di chuyển : Phân thành 2 loại chủ yếu là máy xúc lật bánh lốp và máy xúc lật bánh xích.
- Xe xúc lật bánh xích là loại xúc lật có bánh xích để tăng khả năng bám đường, thường được sử dụng để mở rộng và khai khoáng tại các địa hình miền núi, đem lại hiệu quả làm việc cao.Đối với các công trình khai thác khoáng sản hoặc mở rộng đường trên các khu vực rừng, đồi thì xe xúc lật bánh xích là sự lựa chọn thích hợp nhất. Nhờ có xe xúc lật mà tiến độ công việc được cải thiện, nâng cao chất lượng kinh tế.
- Máy xúc lật bánh lốp có tính cơ động cao hơn máy xúc lật bánh xích phù hợp với những công việc nhẹ nhàng với địa hình vừa phải ví dụ như trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi, bãi cát bãi vật liệu thô.
Theo cơ cấu của gầu : Phân thành 2 loại chủ yếu là gầu thuận và gầu nghịch
- Máy xúc lật gầu thuận hay còn gọi là xúc đào gầu ngửa thuộc dòng máy xúc đào những đời đầu, hiện nay không còn thông dụng. Máy xúc gầu thuận thường được sử dụng trong các công trình hạ tầng lớn như khai thác mỏ đá, làm công trình thủy lợi
- Máy xúc lật gầu nghịch hay còn gọi là máy đào gầu sấp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Máy thường dùng để đào các hố móng sâu lớn vị trí nền đất tự nhiên.
4.Thiết bị dụng cụ phục vụ kiểm định
- Máy đo tốc độ.
- Thiết bị đo khoảng cách.
- Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học.
- Thiết bị đo điện vạn năng.
5.Điều kiện kiểm định
- Xe phải ở trạng thái sẳn sàng để đưa vào kiểm định.
- Hồ sơ kỹ thuật, lý lịch đầy đủ của thiết bị
- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện để tiến hành kiểm định, không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
- Các điều kiện về an toàn lao động phải được đáp ứng đầy đủ để vận hành xe .
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của đơn bị kiểm định.
- Người vận hành phải có đầy đủ chứng chỉ về việc vận hành xe .
6.Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định
6.1 Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị máy móc
Xem xét lý lịch thiết bị .
Xem xét bản vẽ cấu tạo các cơ cầu nâng hạ, bản vẽ nguyên lý điện điều khiển.
Xem xét quy trình vận hành và xử lý sự cố.
Kiểm tra nhật ký bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa trên thiết bị ( nếu có ).
Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước ( nếu có ).
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản ghi chép tại hiện trường theo mẫu quy định của nhà nước và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
6.2 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
- Kiểm tra kỹ thuật các cơ cấu bộ phận có trên thiết bị, quan sát tổng quan về tình trạng thiết bị có bị hư hỏng biến dạng bề mặt thiết bị hay không.
- Vị trí kiểm định phải đảm bảo thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, phải có biện pháp cảnh báo, dướng dẫn và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình kiểm tra.
- Kiểm tra ghi nhận lại thông tin thiết bị( mã hiệu, số khung, số máy, chủng loại hình dáng kích thước ) có khớp với lý lịch của xe.
- Kiểm tra khung, sàn, thân, vỏ: Khung xe không được thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật, không có hiện tượng biến dạng bề mặt vật liệu.
- Buồng lái phải có máy che, khung bảo vệ chắc chắn để đảm bảo không ảnh hưởng đến bộ điều khiển của xe. Bàn đạp ga, phanh, côn không bi biến dạng và được cố định chắc chắn.
- Kiểm tra hệ thống xy lanh, thủy lực không bị biến dạng, rò rĩ dầu nhớt.
6.3. Thử nghiệm
– Trước tiên khi vận hành máy xúc lật là cần chạy rà. Quá trình này sẽ cần khoảng 1 tiếng đồng hồ với các thao tác vào quy trình bảo dưỡng cần thiết:
– Sau một khoảng thời gian hoạt động chạy rà:
Phải xem xét các bulong và đai ốc xem có bị lỏng không. Chú trọng đặc biệt các khu vực như nắp xilanh, ống xả trục; phần vành bánh xe cần xem kỹ các đai ốc và cả các bulon nối trục.
Bộ phận lọc nhớt cần được làm sạch.
Phần lọc dầu cũng cần được vệ sinh.
Xem xét dây đai của cánh quạt và dây đai của máy nạp có đảm bảo độ căng không.
Cọc bình phải được siết lại cho chặt, đồng thời xem xét sự tích điện của bình Accu và tỉ lệ điện môi.
Cần ga cũng như cần điều khiển phải được xem xét lại tất cả các mấu nối.
Xem xét hệ thống điện xem giắc nối có đảm bảo không.
Kiểm tra máy phát điện có đủ công suất hay không.
Xem xét các đèn chiếu và đèn tín hiệu.
– Chạy rà số tiến, lùi
– Trong quá trình hoạt động, kiểm tra để đảm bảo không vượt ngưỡng 70% của tải cả khi chạy rà có tải và chạy rà không tải.
– Kiểm tra máy xúc lật xem có đảm bảo điều kiện bôi trơn không. Xem xét dầu hộp số và đổ mới theo đúng lượng quy định mà nhà sản xuất hướng dẫn.
– Xem xét các bộ phận của động cơ như moay-ơ, hộp số truyền động mômen
– Kiểm tra hoạt động của đĩa phanh và trống phanh.
– Xem xét các bulong và ốc vít về độ nới lỏng.
– Đặc biệt lưu ý đến vật liệu làm gầu xúc xem sự rỗ như thế nào. Chú ý khi vận hành cần thao tác cẩn thận và chậm rãi.
6.4 Thử tải cho thiết bị
- Thử tải tỉnh
- Thử tải động
6.5 Xử lý kết quả
Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định
Thông qua biên bản, thành phần tham gia bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện đơn vị sử dụng hoặc người được đơn vị sử dụng ủy quyền.
- Người được cử tham gia và chứng kiến quá trình kiểm định.
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
– Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến và đại diện đơn vị sử dụng hoặc người được ủy quyền sẽ cùng ký và đóng dấu ( nếu có ) vào biên bản. Biên bản kiểm tra được lập thành hai bản, mỗi bên cso trách nhiệm lưu giữ một bản.
– Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị ( ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm tra )
– Dán tem : Khi kết quả kiểm tra thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem cho thiết bị. Tem được dán ở vị trí dễ quan sát.
– Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra kỹ thuật an toàn thiết bị:
- Kết quả sẽ được tổ chức, đơn vị kiểm định trả kết quả thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bạn tại cơ sở.
- Khi thiết bị có kết quả không đạt yêu cầu thì chỉ cấp cho biên bản kiểm định trong đó ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện kiến nghị; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
- Thời gian kiểm định
- Kiểm định lần đầu : Trước và sau khi tiến hành đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ : Theo quy định của nhà nước là 2 năm một lần. Có thể rút ngắn thời hạn kiểm định khi thiết bị đã sử dụng trên 10 năm hoặc theo kiến nghị của nhà chế tạo hoặc đơn vị sử dụng thì thực hiện kiểm định 1 năm một lần.
- Kiểm định bất thường : Được thực hiện khi thay thế sửa chữa mà ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn hay khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng.
Liên hệ :
Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong nhũng trung tâm kiểm định uy tín chất lượng, trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên lớn kết quả được hoàn thành một cách nhanh chóng và chính xác
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com