KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG
- Xe nâng hàng là gì?
- Xe nâng hàng là một chiếc xe công nghiệp nhỏ, có càng nâng được điều khiển bằng thủy lực được gắn ở phía trước có thể được nâng lên và hạ xuống để nâng một khối lượng hàng hóa nhất định được gắn trên pallet. Xe nâng hàng phục vụ nhu cầu của các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm nhà kho và các cơ sở lưu trữ hàng hóa lớn khác.
- Xe nâng hàng có thể sử dụng nguồn cấp năng lượng bằng động cơ điện, động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu hoặc gas. Một số loại xe nâng cho phép người vận hành ngồi trong khi lái xe trong khi một số loại xe nâng khác yêu cầu người vận hành phải đứng để lái.
- Hiện nay, xe nâng là trợ thủ đắc lực không thể thiếu đối với ngành công nghiệp và sản xuất, giúp di chuyển, nâng hạ hàng hóa một cách dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian và giảm việc sử dụng sức người.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng hàng
a. Cấu tạo:
a.1 Cấu tạo xe nâng ngồi lái (tiêu chuẩn)
Thành phần cấu tạo của xe nâng hàng gồm các bộ phận chính sau:
- Lốp xe và xilanh lái tổng
- Được điều khiển bằng vô lăng thông qua hệ thống thuỷ lực từ van chia. Thông thường lốp xe sau của xe nâng thường được thiết kế nhỏ hơn lốp trước. Được chia thành 2 loại: lốp đặc và lốp hơi. Tuỳ theo yêu cầu, mục đích của công việc và môi trường làm việc mà lựa chọn loại lốp phù hợp.
- Xi lanh nghiêng
- Hỗ trợ việc lấy hàng, di chuyển hàng hoá được diễn ra an toàn và dễ dàng với khả năng nghiêng khung nâng về phía trước 6 độ và ngả về sau 12 độ.
- Lốp xe trước, hệ thống truyền động và hệ thống phanh trước.
- Đây đều là những hệ thống làm việc liên tục ở cường độ cao của xe. Vì thế khi bảo trì, người dùng cần kiểm tra kỹ càng những bộ phận này.
- Khung nâng
- Là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu tạo xe nâng, quyết định đến chiều cao nâng hàng của xe. Trên thị trường hiện nay, có hai loại khung nâng cơ bản là loại 2 khung và loại 3 khung nâng được lắp lồng với nhau, thông qua hệ thống con lăn và đường ray trong khung. Khả năng chịu va đập mạnh rất tốt.
- Giá nâng
- Là bộ phận được gắn với càng nâng và di chuyển lên xuống theo khung nâng nhờ hệ thống xích và xi lanh. Xe nâng có tải trọng nâng càng lớn thì kích thước giá nâng cũng sẽ càng tăng.
- Trên giá nâng có lắp đặt những con lăn dẫn hướng giúp giá nâng có thể hoạt động ổn định và không bị rung lắc khi trong khi làm việc.
- Càng nâng, nĩa nâng
- Có hình dáng giống chữ “L”, được đặt ở phía đầu xe nâng. Cấu tạo gồm 2 phần chính: phần dài nhô ra tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, phần còn lại liên kết với giá nâng.
- Xi lanh nâng
- Có tác dụng tạo ra lực nâng để thắng được trọng lượng của hàng hoá cần di chuyển.
- Cabin
- Là phần trung tâm của xe nâng. Vô lăng, bảng taplo, bàn đạp phanh, ga cùng các thiết bị an toàn cho xe đều được lắp đặt ở trong đây.
- Thùng chứa nhiên liệu và động cơ
- Cấu tạo của các thùng chứa này vô cùng đơn giản. Sức chứa thường dao động trong khoảng từ 60 – 200 lít, đủ để xe có thể hoạt động trong 24 giờ.
- Đối trọng xe
- Đây là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trên mỗi chiếc xe nâng, dùng để cân bằng trọng lượng hàng hoá cũng như giúp xe nâng giữ được thăng bằng khi thực hiện thao tác bốc dỡ.
a.2. Cấu tạo xe nâng điện
Xét về phần cấu tạo, xe nâng điện cũng được thiết kế với đầy đủ các bộ phận giống như xe nâng sử dụng động cơ đốt trong. Nó chỉ khác ở chỗ:
• Thùng nhiên liệu ở xe nâng điện sẽ được đổi thành bình ắc quy.
• Hệ thống di chuyển trước được đổi thành mô tơ di chuyển.
b. Nguyên lý hoạt động:
Dòng xe nâng chạy động cơ đốt trong và xe nâng điện dáng ngồi đều có nguyên lý hoạt động giống nhau.
b.1. Xe nâng hoạt động ở hai dạng hình thức khác nhau:
- Di chuyển toàn bộ xe và hàng hoá từ vị trí này đến vị trí khác.
- Nâng hàng hoá từ vị trí thấp đến cao và ngược lại.
Việc di chuyển chúng ta sẽ không nói quá nhiều ở đây. Bởi nó cũng hoạt động dựa trên cơ chế bánh răng và xy lanh đẩy.
b.2. Quá trình nâng hạ hàng hoá lên xuống
- Đây là phần đáng quan tâm nhất trên xe nâng vì công việc chính của nó là nhấc hàng hoá có trọng lượng lớn lên và xuống ở những độ cao nhất định.
- Khi xe nâng đưa càng nâng vào trong vị trí pallet để nâng hàng. Bộ phận bơm dầu thủy lực sẽ đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng. Khi đó khung nâng được đẩy lên cao. Các tầng kim loại sẽ trượt trên ray thông qua các con lăn dẫn hướng và mỡ chịu nhiệt để đi lên.
- Hệ thống bánh đà khiến cho dây xích chạy, con lăn trên giá nâng di chuyển trong ray để kéo càng nâng và hàng bên dưới lên cao.
- Xy lanh nghiêng ngả về phía sau có tác dụng giữ cho hàng hoá không bị trôi về phía trước, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
- Khi khung nâng di chuyển đến độ cao cần thiết cần thiết, dầu lúc này sẽ không bơm vào xy lanh nữa. Sau đó, hàng hoá sẽ được đặt tại vị trí mong muốn. Kết thúc quá trình nâng, dầu trong xy lanh sẽ quay trở về thùng chứa. Xy lanh nâng lúc này sẽ tụt xuống làm khung nâng hạ trở về vị trí ban đầu.
- Tiếp theo, xe sẽ được di chuyển tới vị trí xếp đặt trong kho. Xích trên Puly chạy ngược vòng để giá nâng và càng nâng đi về vị trí thấp nhất. Xy lanh nghiêng và xy lanh nâng hạ cũng được xả hết dầu về thùng chứa để trở lại trạng thái bình thường.
- Phân loại xe nâng hàng
Xe nâng hạ được chia làm 3 loại chính, dựa trên nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, từ thấp đến cao. Ba loại ấy gồm có:
a. Xe nâng hạ bằng tay:
Xe nâng hạ bằng tay là loại xe dùng thủ công để di chuyển hàng hoá, gồm các loại xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc có thể vừa di chuyển hàng hoá vừa nâng hàng hoá lên cao. Tải trọng nâng và chiều cao nâng của dòng xe này tương đối thấp. Do đó được thiết kế tương đối đơn giản, dễ dàng sử dụng. Xe nâng hạ bằng tay có 2 dạng cơ bản:
- Xe nâng tay thấp: có chiều cao nâng tối đa là 200mm, chủ yếu nâng các loại hàng hoá có khối lượng từ 2 – 5 tấn.
- Xe nâng tay cao: có thể nâng cao tối đa lên tới 3.5 mét, tải trọng nâng từ 400kg đến 3 tấn.
Loại xe này thường được sử dụng để nâng hạ và di chuyển các loại hàng hoá trong kho có thiết kế nhỏ hẹp, trong xe tải, xe container…
Lợi thế lớn nhât của các dòng xe nâng tay đó chính là:
- Có khả năng chịu tải trọng cao lên tới 5 tấn.
- Khả năng di chuyển hàng hoá nhanh trong các kho hàng hẹp giúp nâng cao năng suất công việc, có thể làm việc liên tục trong thời gian dài.
- Sử dụng nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và tiện lợi.
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.
- Thiết kế đơn giản giúp cho chiếc xe có thể tiết kiệm được chi phí bảo trì và bảo dưỡng.
Bên cạnh đó thì chiếc xe này cũng có những nhược điểm nhất định:
- Chiếc xe không có khả năng nâng hàng hoá lên cao với số lượng lớn.
- Hoạt động dựa trên sự điều khiển của con người do vậy sẽ tốn tương đối nhiều sức lực.
b. Xe nâng hạ bằng điện:
- Là loại xe dùng ắc quy hoặc cắm điện trực tiếp để thay thế cho sức người để di chuyển và nâng hạ hàng hoá.
- Đây là dòng xe được sử dụng tương đối rộng rãi trong các kho hàng kín, kho hàng hoá sạch. Tải trọng nâng và chiều cao nâng của dòng xe này cũng tương đối lớn. Chiều cao nâng lên tới 6 mét, có thể nâng hàng hoá lên tới 5 tấn. Xe nâng hạ bằng điện cũng được chia ra thành nhiều loại như: xe nâng hạ bằng điện ngồi lái, xe nâng hạ bằng điện bán tự động…
Xe nâng hạ bằng điện có rất nhiều lợi thế. Có thể kể đến như:
- Thứ nhất: về khí thải, đây là dòng xe không sinh ra khí thải trong quá trình vận hành. Một điểm cộng nếu chúng ta sử dụng chiếc xe này trong những kho hàng kín
- Thứ hai: về nhiên liệu, các loại xe nâng điện sử dụng nhiên liệu rẻ hơn nhiều so với các dạng nguyên liệu khác. Ngoài ra, nhiên liệu điện cũng an toàn và sạch sẽ hơn so với xăng, dầu.
- Thứ ba: về tuổi thọ, do có ít chi tiết cơ khí vận hành hơn các loại xe khác nên tuổi thọ của xe điện cũng dài hơn. Ngoài ra, do việc sử dụng và vận hành trong môi trường sạch hơn cũng giúp cho tuổi thọ của xe nâng điện cũng lâu hơn.
- Thứ tư: về bảo dưỡng, như đã nêu ở trên, vì có ít chi tiết cơ khí vận hành hơn nên việc bảo dưỡng xe nâng điện cũng không yêu cầu phải thường xuyên như xe nâng dầu.
- Thứ năm: về tiếng ồn, đây có lẽ chính là ưu điểm lớn nhất của chiếc xe nâng chạy điện, chiếc xe không gây ra tiếng ồn trong quá trình vận hành.
c. Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong:
- Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong là xe dùng động cơ đốt trong để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ. Thông thường khi sử dụng loại xe này, người ta phải sử dụng nâng đỡ và di chuyển hàng hoá khối lượng lớn, tần suất cao mà các loại xe khác không thể đáp ứng được.
- Cấu tạo của xe chủ yếu bao gồm có động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu diesed, gas, khung gầm, lốp xe cấu tạo như ô tô, ngoài ra còn có thêm hệ thống thuỷ lực để nâng cấp hàng hoá và một vài bộ phận khác.
- Tải trọng của các dòng xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong tương đối lớn, có thể lên đến vài trục tấn, với chiều cao nâng lên tới 6 mét.
- Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong gồm có 3 loại chính: xe nâng chạy dầu diesel, xe nâng chạy xăng, xe nâng chạy gas.
- Ưu điểm lớn nhất của xe nâng hàng sử dụng động cơ đốt trong đó chính là khả năng nạp nhiên liệu nhanh, có thể làm việc được trong thời gian dài, có thể làm việc được trong nhiều môi trường, điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác nhau.
- Ứng dụng của xe nâng hàng:
Xe nâng được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề hiện nay. Đặc biệt là trong công nghiệp. Sử dụng thiết bị giúp tiết kiệm sức lao động, tối ưu hóa nhân công và mang lại hiệu suất công việc cao hơn cho doanh nghiệp. Một số ngành nghề công nghiệp sử dụng xe nâng rộng rãi như:
- Công trường xây dựng
Xe nâng là trợ thủ đắc lực cho các công việc tại công trường xây dựng. Nhờ có thiết bị này, công nhân có thể di chuyển vật liệu xây dựng một cách nhanh chóng và an toàn với khoảng cách, độ cao lớn và đường đi không bằng phẳng. Xe có thể dỡ hàng pallet gạch, đá, dầm thép và các vật liệu xây dựng từ xe chuyên chở đến nơi làm việc trong thời gian nhanh chóng.
Thông thường, các hãng vận tải đều trang bị xe nâng kèm xe tải để việc di chuyển hàng được dễ dàng, thuận tiện hơn. Loại xe thường được sử dụng đó là xe nâng động cơ đốt trong, bởi có thể di chuyển ở nơi có mặt phẳng gồ ghề như công trường xây dựng, có thể vận hành trong điều kiện ngoài trời mưa bão và thời gian hoạt động liên tục trong ngày.
- Nhà kho
Nhà kho, công xưởng chính là nơi xe nâng được ứng dụng rộng rãi. Nhiệm vụ của xe là dỡ, bốc xếp hàng hóa từ thiết bị chuyên chở đến kho hàng. Tùy theo nhu cầu sử dụng, kích thước hàng hóa mà sử dụng loại xe phù hợp như: xe nâng tay cao, xe nâng tay thấp, xe nâng điện…
Kích thước của xe nâng phù hợp với điều kiện bến bãi, kho hàng. Tải trọng dao động từ 1 tấn cho đến 50 tấn, độ cao nâng hạ có thể lên đến 3,5m. Điều này phù hợp với mọi nhu cầu di chuyển, sắp xếp hàng hóa trong kho hay từ bên ngoài vào kho.
- Nơi tái chế
Sản phẩm được sử dụng hiệu quả trong hoạt động tái chế để bốc dỡ hàng hóa từ xe tải hoặc các thùng chứa phế liệu. Sau đó di chuyển chúng đến các khoang phân loại để tái chế theo yêu cầu. Xe nâng có tải trọng cao và chiều cao nâng tối đa lớn có thể dễ dàng tải và dỡ hàng từ rơ moóc máy kéo, thang máy hay toa xe lửa.
Đối với các loại nguyên liệu tái chế như lốp xe, thùng phuy, cuộn vải lớn, có thể sử dụng xe gắn càng kẹp hay xe bàn nâng. Điều này giúp vật liệu không bị rơi, xê dịch trong quá trình di chuyển.
- Bến tàu
Bến tàu là nơi tập trung nhiều hàng hóa từ các đơn vị vận tải, container,…Đây hầu hết là những hàng hóa cồng kềnh, đang trong giai đoạn chờ được kiểm tra và đợi di chuyển lên tàu. Bởi vậy xe nâng bến tàu thường là các dòng xe hạng nặng chạy bằng động cơ đốt trong. Xe có tải lớn, di chuyển được trong điều kiện địa hình không bằng phẳng, thời tiết xấu,…
Bên cạnh đó, xe nâng còn được sử dụng để xếp chồng hay dỡ hàng trên tàu và sà lan. Các ngành quân sự thường sử dụng thiết bị để nâng hạ hiệu quả vật tư, vũ khí.
- Cày tuyết
Đây là ứng dụng phổ biến tại các quốc gia có khí hậu lạnh, thường xuyên có tuyết rơi. Điều này gây ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt của con người. Xe nâng sẽ có tác dụng dọn tuyết, tạo đường đi tại các tuyến đường, công trình hay nhà ở. Đây là phương án hiệu quả, tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc mua hay thuê thiết bị cày tuyết chuyên dụng.
- Nội quy vận hành an toàn xe nâng hàng:
Trong sản xuất hẳn không còn xa lạ gì với xe nâng hàng. Thiết bị này được dùng để vận chuyển nâng hạ hàng hóa, vật liệu. Tuy nhiên, để vận hành xe nâng hàng an toàn bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.
- Đào tạo: Tất cả các khâu của quá trình vận hàng xe nâng hàng phải tuân theo quý định an toàn lao động, đảm bảo việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cho lái xe nâng hàng. Khi các công đoạn về sử dụng, vận hành xe nâng được xem xét hàng năm, các khóa huấn luyện an toàn lái xe nâng hàng được tổ chức định kỳ sẽ giúp làm mới, bổ sung kiến thức cho người vận hàng xe nâng, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn, sở hữu số lượng hàng chục chiếc xe nâng hàng.
- Mặc đồ bảo hộ lao động: Tất cả công nhân vận hành xe nâng nên mặc đồ bảo hộ lao động phù hợp để đảm bảo vận hành an toàn. Những thứ này bao gồm: Mũ bảo hộ cứng, giày bảo hộ, áo khoác bảo hộ, quần áo thiết kế phù hợp tránh thương tích gây ra bởi sự mắc kẹt quần áo trong quá trình làm việc.
- Kiểm tra an toàn thường xuyên: Sẽ có nhiều sự bận rộn để đưa công ty tiến lên phía trước, nhưng có điều quan trọng là không nên để bất cứ việc gì đi ra ngoài tầm kiểm soát, kiểm tra an toàn thường xuyên với xe nâng là nên là việc bắt buộc hàng ngày khi vận hàng xe nâng hàng.
- Kiểm tra động cơ, hệ thống máy: Tất cả các động cơ, hệ thống máy cần được kiểm tra định kỳ hàng tuần để bảo vệ người vận hành tránh chấn thương do trục trặc kỹ thuật. Một vài thứ cần lưu ý khi sử dụng xe nâng bao gồm: Gương chiếu hậu, ghế ngồi, dây an toàn, hệ thống lái, thiết bị cảnh báo, lốp xe nâng.
- Vùng xung quanh xe nâng hoạt động: Hãy chắc chắn luôn có sự cảnh báo trong vùng hoạt động của xe nâng khi làm việc, xe nâng phải tuân theo các đường chỉ dẫn trong phân xưởng hay tốc độ di chuyển giới hạn.
- Thứ tự quy trình nâng tải: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn xe nâng chính là sai quy trình nâng tải. Để giảm thiểu tối đa tai nạn khi vận hành xe nâng, hãy lưu ý những điều sau: Để càng nâng ở vị trí thấp khi di chuyển, đặt hàng hóa chính giữa hai càng nâng, kiểm tra xem có chướng ngại phía trên hay không, sử dụng dây chằng hàng tải trọng lớn và cồng kềnh khi di chuyển.
- Tầm nhìn: Luôn luôn giữ tầm nhìn rõ ràng trong việc di chuyển và chất xếp tải trọng khi vận hành
- Di chuyển trên dốc: Khi di chuyển trên dốc, nguyên tắc là luôn đi thẳng tiến về phía trước: khi lên dốc, khi xuống dốc, di chuyển ngược lên dốc, không bao giờ quay đầu khi di chuyển ngang dốc.
- Kết thúc chu trình nâng hàng: Khi bạn kết thúc quá trình nâng hàng, hãy hạ càng nâng xuống và để vào đúng vị trí.
6. Vì sao phải kiểm định xe nâng hàng:
Kiểm định an toàn xe nâng hàng đem đến các lợi ích sau:
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm
Kiểm định xe nâng hàng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Xe nâng hàng được kiểm định dưới các hình thức sau:
• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt xe nâng, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: xe nâng được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với xe nâng hàng do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
• QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên
• QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
• QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
• QTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
• TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
• TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn
• TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
• TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại
Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hồ sơ, và các tài liệu của xe nâng phải đầy đủ.
- Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
- Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
8. Quy trình kiểm định xe nâng hàng:
Quy trình kiểm định xe nâng hàng được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
• Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
• Xem xét việc ghi nhãn
• Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung xe, thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái
• Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng…)
• Hệ thống thủy lực
• Hệ thống di chuyển (bánh xe, cầu xe …)
• Đánh giá kỹ thuật của hệ thống an toàn (phanh, đèn tín hiệu, còi, gương…)
• Xem xét các vết nứt của khung nâng hay cơ cấu mang tải bằng cách siêu âm hoặc bột từ.
Bước 3: Thử nghiệm
Chỉ thực hiện sau khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu.
• Thử không tải để kiểm tra hoạt động hệ thống thủy lực, hệ thống tín hiệu, hệ thống phanh và hệ thống di chuyển (hệ thống truyền lực, đường ống dẫn dầu, bơm dầu…)
• Thử tải kỹ thuật: Thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL và thử tải động ở mức 110%SWL
• Kiểm tra phanh tay ở mức tải 100%SWL trên đoạn đường có độ dóc tối thiểu 20% trong thời gian 1 phút.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
• Lập biên bản kiểm định xe nâng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định xe nâng.
- Chu kỳ kiểm định xe nâng hàng là bao lâu một lần?
• Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với xe nâng hàng có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
• Hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định xe nâng hàng uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định xe nâng hàng trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.