KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG Reviewed by Momizat on . Xe nâng hàng là gì? Xe nâng hàng (Forklift) là loại xe công nghiệp chuyên dùng trong các kho bãi, xưởng sản xuất để di chuyển hàng hóa bằng càng nâng chuyên dụn Xe nâng hàng là gì? Xe nâng hàng (Forklift) là loại xe công nghiệp chuyên dùng trong các kho bãi, xưởng sản xuất để di chuyển hàng hóa bằng càng nâng chuyên dụn Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG

KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG



  1. Xe nâng hàng là gì?

Xe nâng hàng (Forklift) là loại xe công nghiệp chuyên dùng trong các kho bãi, xưởng sản xuất để di chuyển hàng hóa bằng càng nâng chuyên dụng với nhiều sức tải và chiều cao nâng, hạ khác nhau.

  1. Phân loại xe nâng hàng:
  • Dựa vào nhiên liệu sử dụng: Xe nâng chạy dầu, xe nâng chạy điện, xe nâng chạy gas, xe nâng tay
  • Dựa vào cơ chế điều khiển: Xe nâng ngồi lái, xe nâng đứng lái
  1. Tại sao phải kiểm định xe nâng

Kiểm định an toàn xe nâng hàng, kiểm định xe nâng người đem đến các lợi ích sau:

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
  • Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm

Quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định xe nâng hàng

Việc kiểm định dòng xe nâng sẽ có tiêu chuẩn nhất định, các đơn vị sẽ căn cứ vào đó để kiểm tra toàn bộ và chi tiết từng bộ phận. Các tiêu chuẩn này do cơ quan chức năng đưa ra như sau:

  • QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động cho xe nâng hàng dùng động cơ, có tải trọng trên 1.000 kG
  • QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo – kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
  • QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật, vấn đề bảo vệ môi trường cho xe máy chuyên dùng
  • QTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
  • TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo – kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn cho hệ thống thủy lực
  • TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Về yêu cầu an toàn
  • TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Về yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
  • TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động
  1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Đơn hàng lái xe nâng trong nhà máy Nguyên Phú
  • Phạm vi áp dụng của quy trình QTKĐ: 17-2016/BLĐTBXH
  • Quy trình kiểm định xe nâng hàng được áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường đối với các xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000 kg trở lên di chuyển bằng bánh lốp, dùng để nâng, hạ tải theo khung dẫn hướng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  1. Đối tượng áp dụng của quy trình kiểm định
  • Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
  • Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
  1. Các yếu tố nguy hiểm khi sử dụng xe nâng hàng
  • Xếp tải quá cao, lệch tải, cố định tải không chắc chắn gây rơi đổ hàng, xe bị đổ lật.
  • Xe nâng di chuyển trong xưởng chật hẹp, đông người làm việc tầm nhìn bị hạn chế làm va quẹt, cán, đụng người và hàng hóa.
  • Xe nâng hoạt động nổ máy trong xưởng kín gây ngộ độc khí CO, CO2, …
  1. Điều kiện kiểm định

Việc kiểm định cho xe nâng phải đạt được những điều kiện như sau:

  • Xe nâng được đặt ở vị trí cố định, trong trạng thái sẵn sàng để đưa vào kiểm định
  • Chủ sở hữu chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật đầy đ
  • Chắc chắn rằng khi kiểm định không bị yếu tố thời tiết, môi trường hay bên ngoài làm sai lệch kết quả kiểm định cho xe nâng
  • Đáp ứng được các điều kiện về vệ sinh an toàn lao động
  1. Các bước tiến hành kiểm định xe nâng chi tiết
Để lái xe nâng hàng an toàn bạn cần đáp ứng những yêu cầu nào? -  0914.043.944

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng

  • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng
  • Kiểm tra nhận ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Xem xét hồ sơ kiểm định xe nâng lần trước

Khám xét kỹ thuật xe nâng

  • Xem xét việc ghi nhãn
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung xe, thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng…)
  • Hệ thống thủy lực
  • Hệ thống di chuyển (bánh xe, cầu xe …)
  • Đánh giá kỹ thuật của hệ thống an toàn (phanh, đèn tín hiệu, còi, gương…)
  • Xem xét các vết nứt của khung nâng hay cơ cấu mang tải bằng cách siêu âm hoặc bột từ.

Thử nghiệm kỹ thuật trong điều kiện không tải và có tải

  • Sau khi kiểm tra xong các bước trên xe nâng đạt điều kiện tốt thì tiến tới bước này. Việc thử không tải để xem hệ thống thủy lực của xe tốt không, hệ thống xe di chuyển, phanh còn ăn hay là bị nhờn có thể gây nguy hiểm khi vận hành.
  • Riêng với phanh tay sẽ thử hiệu quả ở mức tải 100%SWL trên đường có độ dốc ít nhất 20% trong vòng 1 phút. Bước nữa là thử tải kỹ thuật ở trạng thái tĩnh với các tải trọng là 125%SWL và 110%SWL.

Kết quả kiểm định xe nâng hàng

Kết thúc công tác kiểm định xe nâng, kiểm định viên, đơn vị kiểm định xe nâng phải thực hiện các công việc sau:

  • Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định
  • Thông qua biên bản kiểm định với sự có mặt của kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
  • Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị
  • Dán tem kiểm định khi quá trình kiểm định xe nâng hàng có kết quả đạt yêu cầu
  • Giấy chứng nhận kết quả kiểm định xe nâng được cấp trong thời gian 05 ngày
  • Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó.
  1. Thời hạn kiểm định xe nâng hàng

Thời hạn kiểm định xe nâng hàng được quy định như sau:

  • Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng là 02 năm. Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực Tiến hành kiểm định đúng thời hạn và đúng cách là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc.

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
hiện theo quy định của quy chuẩn đó



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top