Kiểm định xe lu Reviewed by Momizat on . I. Khái niệm Máy lu hay còn gọi là xe lu, xe hủ lô, lu là một máy được sử dụng để đầm nén đất, cấp phối và vật liệu làm đường, trong công việc làm sân, đường, s I. Khái niệm Máy lu hay còn gọi là xe lu, xe hủ lô, lu là một máy được sử dụng để đầm nén đất, cấp phối và vật liệu làm đường, trong công việc làm sân, đường, s Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » Kiểm định xe lu

Kiểm định xe lu



I. Khái niệm

KIỂM ĐỊNH XE LU | Kiểm định an toàn thiết bị trong xây dựng
  • Máy lu hay còn gọi là xe lu, xe hủ lô, lu là một máy được sử dụng để đầm nén đất, cấp phối và vật liệu làm đường, trong công việc làm sân, đường, sân bay, đê điều. Nó phục vụ thi công các công trình xây dựng trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình phát triển cơ sở hạ tầng khác có nhu cầu đầm nén.
  • Các máy lu thường có một hoặc hai ống trụ và có khối lượng lớn, để các ống trụ nén với lực lớn, nhờ vào lực hấp dẫn của Trái Đất, lên bề mặt đất đá hay vật liệu; khiến các mảnh vật liệu được tách nhỏ, phân phối đều, nén chặt, phẳng mịn. Một số máy có ống trụ rung để tác động rải vật liệu hiệu quả.

II. Phân loại

  1. Lu bánh thép:

Cấu tạo:

  • Bộ phận công tác:

Là một quả lăn thép cứng có thể gia tải được bề mặt trơn nhẵn.

  • Nguyên lý hoạt động:

Thông qua quá trình di chuyển bánh xe tiếp xúc với mặt đường và truyền tải trọng xuống nền đất, trong quá trình đầm lực đầm không đổi.

  • Ưu điểm:
  • Có thể đầm bề mặt nền nhẵn mịn.
  • Có thể đầm được mặt đường đá sỏi, mặt đường nhựa.
  • Giá thành thấp.
  • Cấu tạo đơn giản.
  • Nhược điểm:
  • Sau khi đầm bằng lu bánh thép, lớp đất tiếp theo khó dính kết với lớp đất
  • Năng suất thấp.
  • Độ bám của máy trên nền thấp.
  • Phạm vi sử dụng:

Máy chỉ thích hợp khi đầm bề mặt đất có lẫn đá, trong thi công đường oto đầm những lớp đất hoàn thiện kể cả lớp áo đường bê tông nhựa.

  1. Lu chân cừu:
Kiểm định xe lu

Cấu tạo:

  • Bộ phận công tác:

Quả lăn có thể gia tải được như lu bánh thép nhưng trên bề mặt bánh có các vấu sắp xếp theo hình bàn cờ hay hình mắt áo (ô chữ nhật hay ô tam giác).
Vấu có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là kiểu vấu hình chóp cụt và hình nón.

  • Nguyên lý hoạt động:

Thông qua quá trình di chuyển bánh xe tiếp xúc với mặt đường và truyền tải trọng xuống nền đất, trong quá trình đầm lực đầm không đổi.

  • Ưu điểm:
  • Các lớp đất dễ dàng được dính kết với nhau.
  • Chất lượng đầm cao.
  • Chiều cao ảnh hưởng lớn so với lu bánh thép và lu bánh lốp.
  • Nhược điểm: + Do bề mặt lu có vấu nên di chuyển máy khó khăn. Khi di chuyển sang công trình khác phải dùng xe tải, romooc để di chuyển.
  • Lớp đất trên cùng hút nước mạnh khi trời mưa làm chậm quá trình đầm đất, làm cho phương tiện khác di chuyển khó khăn hơn.
  • Khi cần bề mặt phẳng và nhẵn thì phải sử dụng loại đầm khác.
  • Phạm vi sử dụng:

Máy lu chân cừu đặc biệt hiệu quả khi đầm đất dính, nhưng độ ẩm được quy định chặt chẽ.

  1. Lu bánh lốp:
Xe lu bánh hơi 16 tấn - Thiết bị Việt Nhật Vijaco JSC

Cấu tạo:

  • Bộ phận công tác:

Các bánh lốp được xếp thành 1 hay 2 hàng ngang. Chúng được kéo bởi máy kéo hoặc đầu kéo.

  • Nguyên lý hoạt động:

Thông qua quá trình di chuyển bánh xe tiếp xúc với mặt đường và truyền tải trọng xuống nền đất, trong quá trình đầm lực đầm không đổi.

  • Ưu điểm: + Máy có tốc độ làm việc cao, năng suất cao.
  • Thích ứng với mọi loại đất, kể cả mặt đường bê tông astphan
  • Có thể tăng giảm được tải trọng tác dụng vào nền đất nhờ tăng giảm được khối lượng máy và áp suất trong lốp.
  • Nhược điểm:
  • Không dùng được trong nền sỏi đá.
  • Phạm vi sử dụng:

Có thể đầm nén trên mọi loại đất, kể cả mặt đường bê tông.

4.Cấu tạo và công dụng của xe lu.

-Xe lu là một loại xe với nguyên lý hoạt động sử dụng lốp vận tải chính, kết cấu gồm 2-4 bánh lốp bao gồm càng kéo. Máy có thiết kế bánh lốp cả trước và sau, di chuyển dễ dàng ở nhiều đia hình. 2 bánh lu trước và sau khi thi công, xe sẽ cho hiệu quả gấp đôi các dòng xe thông thường chỉ với 1 lần lu.

  • Mọi xe lu đều có cấu tạo chung là có một quả lăn và nó có tác dụng để gia tải, nén bề mặt cần lu.
  • Đặc điểm nguyên lý hoạt động của xe lu đó là xe lu di chuyển thì quả lăn tiếp xúc và truyền tải trọng xuống bề mặt cần lu.
  • Công dụng bánh lốp: xe lu dùng để lu, đầm nén đất và vật liệu phục vụ thi công trong các công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi…Trong quá trình thi công đường, thì công việc lu lèn là công việc thiết yếu từ công đoạn tạo nền để vào các công trường khi hoàn thành công trình. Bên cạnh đó, xe lu có tác dụng làm nâng cao cường độ nền móng, giảm bớt được chiều dày mặt công trình mà không làm ảnh hưởng tới cường độ và chất lượng.

5. Vai trò của xe lu.

KIỂM ĐỊNH XE LU | Kiểm định an toàn thiết bị trong xây dựng
  • Ngày nay, khi các thiết bị công nghệ ngày càng phát triển và tiến bộ hiện đại vượt bậc, theo đó là những sáng tạo các thiết bị, dụng cụ, đồ dùng thông minh nhằm phục vụ đời sống, sản xuất nhằm phát triển kinh tế xã hội đất nước.
  • Trong quá trình thi công xây dựng làm đường,xe lu có một vai trò quan trọng nhằm phục vụ cho các quá trình xây dựng. Dù là sửa chữa đường hay làm mới lại bề mặt đường thì xe lu không thể thiếu khi làm việc. Chúng có vai trò dùng cho công tác đầm nén các nền móng công trình nhằm đạt được độ chặt cần thiết, làm mịn các bề mặt trước khi trải các nguyên liệu khác lên bên trên về mặt đó.
  • Quá trình đầm lèn này được diễn ra nhờ sức nặng của bánh lu khi nén lên bề mặt sẽ làm cho các hạt đất nén chặt lại với nhau, khiến khe hở không khí giữa chúng bị mất đi và sẽ giúp tăng độ bền chặt cho mặt đất.
  • Các công trình như công nghiệp, đường sân bay, cầu cảng…đây là những công trình xây dựng lớn nên càng đòi hỏi một chất lượng nền móng cao hơn

III. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN XE CƠ GIỚI

  1. Các hình thức kiểm định máy ép thủy lực
  • Kiểm định lần đầu: là hình thức kiểm định khi máy vừa mới xuất xưởng hoặc nhập khẩu về. Kiểm định lần đầu tương đối khó khăn hơn, phải thật kỹ và thời gian thực hiện lâu hơn vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho thiết bị, đo đạc các kích thước, vẽ hình, hoàn thiện hồ sơ cho thiết bị,…
  • Kiểm định định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Thực hiện định kỳ hàng năm trước khi hết hạn lần kiểm định trước. Thời gian thực hiện ngắn hơn vì thông thường sẽ dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
  • Kiểm định bất thường: được tiến hành khi thay đổi vị trí, vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp các bộ phận hoặc sau khi tiến hành sửa chữa lớn. Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng, hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ còn hiệu lực.
  1. Các bước kiểm định
Khái niệm và quy trình làm việc của xe lu bánh thép – Thiết kế chế tạo máy  cơ khí

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị

• Xem xét lý lịch xe cơ giới.
• Xem xét bản vẽ cấu tạo các cơ cấu nâng hạ, bản vẽ nguyên lý điện điều khiển.
• Xem xét quy trình vận hành và xử lý sự cố.
• Kiểm tra nhật ký vận hành, sửa chữa (nếu có).
• Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước (nếu có).

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Xem xét kỹ thuật các cơ cấu, bộ phận thiết bị.

Kết hợp các phương pháp kiểm tra không phá hủy nhằm phát hiện các khuyết tật kim loại, mối hàn trên các bộ phận.

Bước 3: Thử nghiệm ở chế độ không tải

Vận hành thiết bị ở chế độ không tải, kiểm tra hoạt động các cơ cấu truyền động, các cơ cấu an toàn, …

Bước 4: Thử nghiệm với tải trọng quy định

Thử tải tĩnh

Thử tải động

Bước 5: Xử lí kết quả kiểm định

Đơn vị phụ trách việc kiểm định có trách nhiệm ghi nhận kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm định xe cơ giới, cấp giấy chứng nhận kiểm định xe nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, lập báo cáo kiến nghị khắc phục, sửa chữa (nếu có).

IV. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

  • Kiểm định lần đầu trước và sau khi được đưa vào sử dụng.
  • Mỗi năm 1 lần đơn vị sử dụng phải thực hiện kiểm định an toàn. Nếu có kiến nghị của đơn vị chế tạo, đơn vị sử dụng, cơ quan chức năng về việc rút ngắn thời hạn kiểm định thì thực hiện theo kiến nghị đó.
  • Kiểm định bất thường
  • Khi có thay thế sửa chữa ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn hay khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hay đơn vị sử dụng.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top