KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG
- Vận thăng là gì?
Vận thăng nâng hàng là thiết bị dùng để vận chuyển vật liệu, cấu kiện lên cao hoặc vận chuyển người trong khi thi công các tòa nhà cao tầng.
- Cấu tạo vận thăng
Vận thăng nâng hàng bao gồm các kết cấu kim loại, cơ cấu truyền động, hệ thống điện điều khiển, thiết bị an toàn…
– Bàn nâng hàng.
– Khung thân vận thăng.
– Puly dẫn hướng cáp.
– Tang quấn cáp.
– Motor + Hộp giảm tốc
– Đế vận thăng
– Cáp tải.
– Hộp nút bấm điều khiển.
– Cần tự lắp.
– Gông giằng.
- Kết cấu kim loại
- Kết cấu kim loại gồm: Khung đế, đốt khung thân, giằng tường, Bàn nâng, cần tự lắp. Khung đế là bộ phận cơ bản liên kết thiết bị với nền móng bê tông, để định vị, lắp ghép các bộ phận của thiết bị như: khung thân, motor, hộp giảm tốc, tang cáp, Puly dẫn hướng cáp.
- Bàn nâng hàng là bộ phận quan trọng nhất của vận thăng dùng để nâng vật liệu tư hàng hóa, được chế tạo bằng hệ khung thép, phần thân có các con lăn dẫn hướng.
- Cần tự lắp gồm móc cẩu, cần, puly dẫn hướng cáp, cơ cấu cuốn cáp và cáp nâng. Dùng để cẩu các bộ phận của vận thăng như: giằng tường, đốt tiêu chuẩn khi nâng chiều cao của vận thăng.
- Cơ cấu truyền động
- Cơ cấu truyền động được bố trí trên khung đế có nhiệm vụ nâng hạ bàn nâng hàng thông qua hệ thống cáp tải và tang cuốn cáp
- Thiết bị an toàn
- Thiết bị an toàn của vận thăng là các công tắc giới hạn hành trình dưới, công tắc giới hạn hành trình trên và thiết bị phòng rơi.
- Nguyên lý hoạt động của Vận Thăng
- Tời điện sẽ tạo ra momen để kéo dây cáp, dây cáp truyền lực kéo đến bộ phận nâng thông qua hệ thống ròng rọc. Bộ phận nâng sẽ nâng vật hay người đến độ cao yêu cầu. Khi vận thăng nâng hàng hoạt động, vách đứng và giá máy đóng vai trò là điểm tựa vững vàng giúp cho máy chịu tải trọng và giữ máy vận hành ổn định.
3. Phân loại vận thăng
Ở VN hiện nay có 3 loại vận thăng thường dùng là vận thăng tự do, vận thăng dựa tường và vận thăng lồng.
- Vận thăng tự do
- Vận thăng tự do thích hợp với công trình có nhu cầu trọng lượng ít, chịu tải nhẹ, cấu tạo đơn giản, dễ dàng di chuyển, vận chuyển.
- Vận thăng dựa tường
- Vận thăng dựa tường là thiết bị hoạt động thẳng đứng có cấu tạo đơn giản sử dụng để nâng hàng hóa vật liệu, người. Vận thăng dựa tường chỉ nâng được tải trọng tối đa 500kg và chiều cao từ 9m đến 100m. Một hạn chế nữa là thiết bị chuyển động theo phương thẳng đứng nên hạn chế không gian phục vụ.
- Vận thăng lồng
- Vận thăng lồng có thể tải từ 1 đến 2 tấn vật liệu, đáp ứng công trình xây dựng lớn. Vận thăng lồng có cấu tạo phức tạp, giá cả cao.
4. Tại sao phải kiểm định vận thăng nâng hàng, vận thăng nâng người
Kiểm định vận thăng nhằm có các lợi ích sau:
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường xung quanh
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người
- Kiểm định vận thăng nâng hàng hay kiểm định an toàn vận thăng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
5. Các tiêu chuẩn kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người
Các tiêu chuẩn an toàn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp dụng trong quá trình kiểm định vận thăng:
- QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
- QCVN 16:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng
- QTKĐ 20-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định anto vận thăng nâng hàng
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
- TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
- TCVN9358 : 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Có thể viện dẫn các tiêu chuẩn của nước ngoài để đánh giá nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
- Quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người
Quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt vận thăng
- Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
- Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
- Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch vận thăng.
- Kiểm tra móng và các liên kết giữa thân tháp và móng
- Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, cáp, đường ray, thân tháp…)
- Kiểm tra cửa tầng và lồng bảo vệ
- Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, giảm chấn, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
- Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
Bước 3: Thử nghiệm
- Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
- Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm an toàn. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
- Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
- Thử tải động ở mức 110%SWL
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
- Lập biên bản kiểm định vận thăng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định vận thăng.
7. Thời hạn kiểm định vận thăng
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với vận thăng nâng hàng có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Hạn kiểm định định kỳ vận thăng nâng hàng có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng