KIỂM ĐỊNH BĂNG VẬN THĂNG NÂNG HÀNG Reviewed by Momizat on . Vận thăng nâng hàng là gì? Vận thăng nâng hàng là các thiết bị nâng đỡ chuyển động theo phương thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng, thiết bị này sử dụng các dụng cụ Vận thăng nâng hàng là gì? Vận thăng nâng hàng là các thiết bị nâng đỡ chuyển động theo phương thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng, thiết bị này sử dụng các dụng cụ Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH BĂNG VẬN THĂNG NÂNG HÀNG

KIỂM ĐỊNH BĂNG VẬN THĂNG NÂNG HÀNG



  1. Vận thăng nâng hàng là gì?

Vận thăng nâng hàng là các thiết bị nâng đỡ chuyển động theo phương thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng, thiết bị này sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như sàn thao tác, gàu hoặc bàn nâng để vận chuyển hàng hóa hoặc người lên trên cao, thường được dùng trong thi công các công trình lớn, các tòa nhà cao tầng hay trong công tác sửa chữa hoặc hoàn thiện các công trình xây dựng.

Lí do bạn nên lựa chọn máy vận thăng nâng hàng

Các thiết bị vận thăng nâng hàng được sử dụng khá rộng rãi trong các công trình xây dựng bởi các đặc tính ưu việt của chúng như sau:

• Máy vận thăng nâng hàng có thể tiết kiệm đến mức tối đa không gian làm việc khi so sánh với các loại máy khác có cùng chức năng.
• Dễ dàng sử dụng với bộ điều khiển điều khiển bằng các nút bấm có ghi tên cụ thể, tránh nhầm lẫn các công năng.
• Với khả năng xếp gọn thông minh và tiện lợi, máy vận thăng nâng hàng có thể linh hoạt di chuyển từ công trình này sang công trình khác mà không tốn nhiều thời gian.
• Vận thăng nâng hàng thường được dùng khi nâng hoặc hạ ở độ cao 9-100m nên máy được trang bị bộ hãm bảo hiểm kết hợp với hệ thống ngắt động cơ, vì vậy nên độ an toàn khi sử dụng máy khá cao.

  1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của vận thăng nâng hàng

a. Cấu tạo:

Thành phần cấu tạo của vận thăng nâng hàng gồm các bộ phận chính sau:

  • Bàn nâng hàng
  • Chống rói tự động
  • Khung thân vận thăng
  • Puly dẫn hướng cáp
  • Tang quấn cáp
  • Mô Tơ và Hộp giảm tốc
  • Đế vận thăng
  • Cáp tải
  • Tủ điện điều khiển
  • Hộp nút bấm điều khiển
  • Giới hạn hành trình
  • Cần tự lắp
  • Gông giằng

Các bộ phận chính của vận thăng và công dụng của chúng

  • Đốt vận thăng được chế tạo bằng thép V50x50x5mm cho bốn thanh đứng, Thanh trượt dẫn hướng bàn nâng là thép hình U80x45x5mm và các thanh ngang là thép hình V40x40x4.5mm. Các thanh này liên kết với nhau thông qua các mối hàn. Các đốt khung thân có chiều dài chung là 3.0 mét, nối với nhau bằng bu long M16 thành hệ thống khung đốt được định vị thẳng đứng bởi giằng tường và được cố định vào đế ở chân móng.
  • Bàn nâng hàng là bộ phận quan trọng của vận thăng dùng để nâng vật liệu tư hàng hóa, bàn nâng hàng có kích thước 1400x1200x500mm cho tất cả các model. Được chế tạo bằng hệ khung thép, phần thân có các con lăn dẫn hướng, vv….
  • Khung đế là bộ phận cơ bản liên kết thiết bị với nền móng beton, để định vị, lắp ghép các bộ phận của thiết bị như: khung thân, motor+hộp giảm tốc, tang cáp, Puly dẫn hướng cáp.
  • Cẩu tự lắp gồm móc cẩu, cần, puly dẫn hướng cáp, cơ cấu cuốn cáp và cáp nâng. Dùng để cẩu các bộ phận của vận thăng như: giằng tường, đốt tiêu chuẩn khi nâng chiều cao của vận thăng vv….
  • Mô tơ và Hộp giảm tốc là bộ phận truyền lực cho vận thăng. Giúp kéo bàn nâng lên xuống và điều chỉnh tốc độ duy chuyển của bàn nâng.

Các bộ phận an toàn cho vận thăng cần phải có

  • Công tắc giới hạn hành trình trên và dưới.
  • Bánh dẫn
  • Bánh răng nhỏ
  • Thiết bị phòng rơi.

b. Nguyên lý hoạt động:

  • Tời điện sẽ tạo ra momen để kéo dây cáp, sau đó dây cáp sẽ truyền lực kéo đến bộ phận nâng thông qua hệ thống ròng rọc.
  • Bộ phận nâng nâng vật/ người đến độ cao yêu cầu.
  • Khi máy vận thăng nâng hàng hoạt động, vách đứng và giá máy sẽ là điểm tựa để máy chịu tải trọng và giữ máy vận hành ổn định.
  1. Phân loại vận thăng nâng hàng

Hiện nay do nhu cầu sử dụng cao và tính ứng dụng thực tiễn rất tốt nên vận thăng nâng hàng có nhiều loại như sau:

a. Vận thăng tự do: Vận thăng tự do thích hợp với các công trình có nhu cầu trọng lượng ít, chịu tải nhẹ, cấu tạo đơn giản, dễ dàng vận chuyển.

b. Vận thăng dựa tường:

Đây là thiết bị hoạt động thẳng đứng, có cấu tạo đơn giản, người vận hành có thể dễ sử dụng để nâng hàng hóa, vật liệu, kể cả người (tối đa 500kg và chiều cao 9-10m).

Tuy nhiên, thiết bị này chuyển động theo phương thẳng đứng nên rất hạn chế về không gian.

c. Vận thăng lồng:

Thiết bị này có thể tải từ 1 – 2 tấn vật liệu, chuyên dùng trong các công trình xây dựng lớn. Loại vận thăng này có ưu điểm an toàn, bền bỉ và linh động, chiếm không gian rất ít .

Tuy nhiên, thiết bị này có cấu tạo phức tạp, giá thành tương đối cao. Do đó, với những công trình nhỏ, người sử dụng nên dùng vận thăng có trọng lượng nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí.

  1. Nội quy vận hành an toàn băng tải chuyển vận thăng nâng hàng:

Trong xây dựng hẳn không còn xa lạ gì với vận thăng hàng. Thiết bị này được dùng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu lên các công trình xây dựng cao tầng. Tuy nhiên, để vận hành vận thăng hàng an toàn bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.

a. Đối với người sử dụng vận thăng hàng

Người sử dụng vận thăng hàng phải hội tụ các diều kiện sau:

  • Có độ tuổi lao động phù hợp.
  • Có chứng nhận sức hhoẻ của cơ quan y tế.
  • Được đào tạo bài bản về vận hành máy
  • Được huấn luyện bảo hộ lao động
  • Phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như áo quần vải dầy, nón cứng, găng tay vải bạt. Đối với công nhân tiếp nhận vật liệu ở đầu bàn nâng phải đeo dây an toàn.

b. Kiểm tra tình trạng vận thăng hàng trước khi sử dụng

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trước khi sử dụng vận thăng hàng bạn nên kiểm tra toàn bộ thiết bị. Các hạng mục cần kiểm tra trước sử dụng vận thăng hàng gồm:

  • Kiểm tra giá của vận thăng có vững chắc và gắn chặt với công trình không.
  • Sàn nơi công nhân lấy vật liệu phải sát với sàn nâng của máy và phải bảo đảm chịu được sức nặng của người, vật liệu.
  • Phải có thùng, giỏ để dựng vật liệu rời. Thùng chỉ đươc đựng nhiều nhất tới cách miệng thùng 20cm, không được chất quá đầy để tránh rơi vãi.
  • Phải có bảng ghi rõ tải trọng sức cho phép của vật khi nâng hạ
  • Cơ cấu thắng hãm của vận thăng phải tốt, bảng điện phải đặt trong hộp kín và có khóa để khóa lại mỗi khi kết thúc công việc.
  • Tín hiệu thông báo từ nơi điều khiển máy đến các tầng có xếp dỡ hàng phải được thống nhất.

c. Lưu ý dành cho người điều khiển vận thăng hàng

Người điều khiển vận thăng hàng phải chú ý theo dõi một số điều sau:

  • Dây cáp cuốn thứ tự trên tang trục phải được tạo thành từng lớp.
  • Chiều dài của dây cáp phải còn cuộn lại trên tang trục cuốn từ 3 – 5 vòng sau khi nó kéo hết dây cáp.
  • Dây xích hoặc dây cáp bị tuột, bị kẹt trong khi chuyển động phải sửa chữa ngay ròng rọc.
  • Múp phải được móc chặt bằng dây xích hoặc dây cáp.
  • Các dây cáp phải cố định ở độ cao cách mặt đất ít nhất là 50cm

d. Một số lưu ý khác khi sử dụng vận thăng

  • Không được thắng bằng cách giữ tay quay lại và khi hạ vật xuống phải đứng cách xa ít nhất 1m.
  • Chỉ được phép tiếp nhận hoặc chuyển giao vật liệu khi bàn nâng dừng hoàn toàn ở ngang mặt sàn.
  • Tuyệt đối không đứng dưới hoặc gần khu vực vận thăng đang hoạt động
  • Khi tạm ngưng công việc hoặc kết thúc phải hạ bàn nâng và tải trọng xuống mặt đất.
  • Chỉ được phép sửa chữa hoặc dọn dẹp vật liệu rơi vãi dưới bàn nâng khi đã cố dịnh bàn nâng.
  • Ghi chép đầy đủ tình trạng kĩ thuật sau khi sử dụng vận thăng để bàn giao cho ca sau.

5. Vì sao phải kiểm định vận thăng nâng hàng:

Kiểm định vận thăng nhằm có các lợi ích sau:

• Đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường xung quanh
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Kiểm định vận thăng nâng hàng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

Vận thăng nâng hàng được kiểm định dưới các hình thức sau:

• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt vận thăng, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: Vận thăng được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.

  1. Quy định về kiểm định vận thăng hàng

Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với băng tải chở hàng do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

• QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
• QCVN 16:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng
• QTKĐ 20-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định anto vận thăng nâng hàng
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
• TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
• TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
• TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
• TCVN9358 : 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung

Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Hồ sơ, và các tài liệu của băng tải phải đầy đủ.
  • Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
  • Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.

7. Quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng:

Quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt vận thăng
• Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
• Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

• Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
• Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch vận thăng.
• Kiểm tra móng và các liên kết giữa thân tháp và móng
• Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, cáp, đường ray, thân tháp…)
• Kiểm tra cửa tầng và lồng bảo vệ
• Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, giảm chấn, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
• Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện

Bước 3: Thử nghiệm

Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.

• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm an toàn. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
• Thử tải động ở mức 110%SWL

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

• Lập biên bản kiểm định vận thăng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định vận thăng.

  1. Chu kỳ kiểm định vận thăng nâng hàng là bao lâu một lần?

• Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với vận thăng nâng hàng có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
• Hạn kiểm định định kỳ vận thăng nâng hàng có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng

  1. Kiểm định vận thăng nâng hàng ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định vận thăng uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định vận thăng chuyển hàng trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top