KIỂM ĐỊNH THANG MÁY THỦY LỰC Reviewed by Momizat on . Thang máy thủy lực là gì? Thang máy thủy lực là loại thang hoạt động lên xuống nhờ lực đẩy của một piston được lắp đặt ở dưới đáy hố pit. Cơ chế hoạt động của t Thang máy thủy lực là gì? Thang máy thủy lực là loại thang hoạt động lên xuống nhờ lực đẩy của một piston được lắp đặt ở dưới đáy hố pit. Cơ chế hoạt động của t Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH THANG MÁY THỦY LỰC

KIỂM ĐỊNH THANG MÁY THỦY LỰC



  1. Thang máy thủy lực là gì?
Thang máy chân không, an toàn sử dụng
  • Thang máy thủy lực là loại thang hoạt động lên xuống nhờ lực đẩy của một piston được lắp đặt ở dưới đáy hố pit.
  • Cơ chế hoạt động của thang máy này là nhờ vào hệ thống truyền động là bơm thủy lực, cabin được di chuyển lên xuống nhờ một piston đẩy nên loại thang này khi hoạt động ít gây tiếng ồn.
  1. Vì sao phải kiểm định thiết bị?

Kiểm định an toàn thang máy thủy lực nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động thì việc kiểm định an toàn còn có lợi ích:

• Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn,
• Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra,
• Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển,
• Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá,
• Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

  1. Các bước kiểm định

Khi kiểm định phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

  1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thang máy thủy lực

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:

– Tốc độ kế (máy đo tốc độ) ;
– Thiết bị đo khoảng cách;
– Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
– Thiết bị đo nhiệt độ;
– Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
– Thiết bị đo điện trở cách điện;
– Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
– Thiết bị đo điện vạn năng;
– Ampe kìm;
– Máy thủy bình (nếu cần).

  1. Điều kiện kiểm định thang máy thủy lực
Giới thiệu về thang máy chân không?

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
  • Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ.
  • Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
  • Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
  1. Chuẩn bị kiểm định thang máy thủy lực

– Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:

A. Khi kiểm định lần đầu:

  • Lý lịch, hồ sơ của thang máy:

– Phải thể hiện được mã hiệu; năm sản xuất; số tầng hoạt động; tải trọng làm việc cho phép và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống: thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, máy kéo, cáp, độ bền.

– Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp, đối tượng.

– Bản vẽ tổng thể thang máy có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin.

– Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.

– Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố.

– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

  • Hồ sơ lắp đặt:

– Bản vẽ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật.

– Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện(nếu có).

B. Khi kiểm định định kỳ:

– Lý lịch, kết quả kiểm định lần trước.

– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

C. Khi kiểm định bất thường:

– Hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa.

– Biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa.

– Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng.

  • Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu tại 6.2.1, 6.2.2, 6.2.3 của quy trình này.
  • Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
  • Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định
  1. Tiến hành kiểm định thang máy thủy lực
Thang máy chân không - Công ty thang máy gia đình Hùng Phát

Khi tiến hành kiểm định phải tiến hành theo trình tự sau:

  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Việc kiểm tra bên ngoài bao gồm:
    • Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy, đánh giá theo điều 3.2 TCVN 6905:2001.
    • Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).
    • Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).
    • Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng khuyết tật khác và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.1.
  • Kiểm tra kỹ thuật– thử không tải:
    • Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy:
      • Kiểm tra các thiết bị lắp đặt trong buồng máy
      • Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện trong buồng máy, đo đạc các khoảng cách an toàn giữa chúng với các kết cấu xây dựng trong buồng máy, đánh giá theo mục
      • Kiểm tra việc lắp đặt máy dẫn động và phương pháp dẫn động,đánh giá theo điều 12.1 TCVN 6396 – 2: 2009.
      • Kiểm tra việc lắp đặt hệ thống ống dẫn thủy lực, đánh giá theo điều 12.3 TCVN 6396-2:2009.
      • Kiểm tra việc bố trí bảng điện – công tắc chính
      • Kiểm tra chiếu sáng buồng máy, đánh giá theo mục 6.3.6 TCVN 6396- 2:2009.
      • Kiểm tra việc bố trí các đường dây dẫn điện, đánh giá theo các mục từ 13.1 đến 13.5 TCVN 6396 – 2: 2009.
  • Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin.
    • Kiểm tra chiều cao trong lòng cabin và chiều cao thông thủy khoang cửa cabin, đánh giá theo điều 8.1 TCVN 6396 – 2:2009.
    • Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin, đánh giá theo mục 8.6.1 đến 8.6.3 TCVN 6396 – 2: 2009.
    • Đối với cửa bản lề, đánh giá theo mục 8.6.4 TCVN 6396-2: 2009.

– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và hoạt động của các thiết bị chống kẹt cửa, đánh giá theo mục 8.7.2.1.1.3 TCVN 6396-2: 2009.
– Kiểm tra thiết bị điện an toàn kiểm soát trạng thái đóng mở cửa cabin, đánh giá theo điều 8.16 TCVN 6396-2: 2009.
– Kiểm tra tình trạng thông gió và chiếu sáng trong cabin, đánh giá theo điều 8.16 và 8.17 TCVN 6396-2: 2009.
– Kiểm tra khoảng cách an toàn theo phương ngang giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng phải không lớn hơn 35 mm.

  • Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan:
  • Kiểm tra giếng thang:
  • Kiểm tra các cửa tầng:
    • Kiểm tra khe hở giữa hai cánh, giữa cánh và khuôn cửa: giá trị này không quá 10mm.
    • Kiểm tra thiết bị kiểm soát đóng mở cửa tầng: kiểm tra kỹ thuật và tình trạng hoạt động của khoá cơ khí và tiếp điểm điện.
  • Kiểm tra đáy hố thang:
    • Kiểm tra môi trường hố thang: vệ sinh đáy hố, thấm nước, chiếu sáng.
    • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, vị trí lắp của bảng điện chính đáy hố bao gồm: công tắc điện đáy hố, ổ cắm.
    • Kiểm tra việc lắp và tình trạng hoạt động của các thiết bị hạn chế hành trình dưới.
    • Kiểm tra độ sâu hố và khoảng cách thẳng đứng giữa đáy hố và phần thấp nhất của đáy cabin,đánh giá theo khoản b,mục 5.7.2.3 TCVN 6396-2: 2009.
  • Kiểm tra giảm chấn:
    • Kiểm tra hành trình nén của giảm chấn;
    • Kiểm tra tiếp điểm điện kiểm soát vị trí (đối với giảm chấn hấp thụ năng lượng).
  • Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc:
    • Tình trạng khớp quay giá đỡ đối trọng;
    • Trọng lượng đối trọng;
    • Bảo vệ puli;
    • Thiết bị kiểm soát độ chùng cáp.
  • Thử không tải:
    • Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ. Quan sát sự hoạt động của các bộ phận.
    • Đánh giá: Đạt yêu cầu khi không phát hiện hiện tượng bất thường.
  • Các chế độ thử tải- Phương pháp thử:
    • Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức
    • Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi: thang máy hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.3.1

  • Thử tải động ở chế độ 125% tải định mức:
    • Chất tải 125% định mức dàn đều trên sàn cabin tại điểm dừng trên cùng, cho thang chạy xuống và kiểm tra:
    • Thử thiết bị chèn: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.3 TCVN 6905:2001 ;
    • Thử thiết bị chặn: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.4 TCVN 6905:2001.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi: thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.3.1.

  • Thử cứu hộ thang máy (khi cabin đầy tải):
    • Di chuyển cabin đi xuống: kiểm tra van thao tác bằng tay, mở van xả để hạ cabin xuống tầng gần nhất để người có thể ra ngoài.
    • Di chuyển cabin đi lên(thang máy có bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn): kiểm tra bơm tay, kích bơm tay để di chuyển cabin đi lên.

Đánh giá: theo điều 12.9.1 và 12.9.2 TCVN 6396-2:2009.

  • Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải: kiểm tra và đánh giá theo mục 14.2.5 TCVN 6396-2:2009.
  • Thử thiết bị báo động cứu hộ: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.12 TCVN 6905: 2001.
  • Thử áp suất: phương pháp thử và đánh giá theo 4.2.8 TCVN 6905: 2001.
  1. Các hình thức kiểm định thang máy thủy lực
Tìm hiểu thêm về thang máy chân không

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

• Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thiết bị lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

• Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

• Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy;
• Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

  1. Thời hạn kiểm định thang máy

• Thời hạn kiểm định định kỳ thang máy thủy lực là 03 năm.
• Đối với thang máy đã sử dụng trên 10 năm hoặc thang máy làm việc trong các điều kiện môi trường ăn mòn, tần suất làm việc cao, thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm.
• Đối với thang máy đã sử dụng trên 20 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.

Tiến hành kiểm định đúng thời hạn và đúng cách là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc.

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top