KIỂM ĐỊNH THANG MÁY ĐIỆN
- Thang máy điện là gì?
- Thang máy điện là một thiết bị, công cụ, phương tiện di chuyển theo chiều đứng, góc nghiêng tiêu chuẩn giũa các tầng của tòa nhà công trình. Thang máy được tự động hóa hiện đại hóa áp dụng công nghệ tiến tiến của khoa học nhằm phục vụ nhu cầu của cong người với mức độ hiện đại, an toàn tuyệt đối cho người và tài sản khi sử dụng. Đồng thời được nhà nước các tổ chức quy định, quy chuẩn đặc biệt.
- Thang máy điện hiện nay đã được thiết kế và chế tạo rất đa dạng với nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của từng công trình.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy điện:
Để có thể nâng, hạ, di chuyển người và thiết bị, hàng hóa một cách an toàn, thang máy điện có cấu tạo và nguyên lý hoạt động rất chặt chẽ. Cụ thể như sau:
a. Cấu tạo:
Về cơ bản, thang máy điện được chia thành 4 phần chính bao gồm: hố thang máy, hố pít, phòng máy và các thiết bị.
a.1 Hố thang máy: Là khoảng không gian nằm theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới có kích thước khoảng hơn 2m2. Đây là phần không gian dưới cabin, được đào sâu bên dưới sàn để làm tầng thấp nhất giúp thang di chuyển khi đi đên tầng thấp nhất.
a.2 Hố pít thang máy : Là phần dưới cùng của thang máy, thường thấp hơn mặt sàn tâng dưới cùng khoảng 800mm – 1400mm.
a.3 Phòng máy : là phần chứa động cơ thang máy nằm ở trên cùng của giếng thang máy (Đối với thang có phòng máy)
a.4 Các thiết bị chính trong thang máy:
- Động cơ:
- Vị trí: thường lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi cũng lắp ở Hố thang). Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puli kéo cabin lên xuống.
- Motor kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng.
- Khi Motor kéo hoạt động, puli ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang.
- Motor là một phần tử quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng hoạt động của thang máy, nó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điều khiển điện tử ở Tủ điều khiển (Control Panel).
- Trên Motor kéo còn gắn một bộ Phanh: nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng. Khối tác động là hai má phanh kẹp lấy tang phanh. Tang phanh gắn đồng trục với trục động cơ.
- Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của đông cơ.
- Quá trình dừng tầng có nhịp nhàng và êm ái hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cấu tạo thang máy hệ thống phanh được gắn trên motor kéo. Nhằm giữ cabin dừng đúng tầng và chính xác. Động cơ và phần tang phanh được gắn đồng trục với nhau khiến quá trình dừng tầng đúng vị trí.
- Tủ điều khiển:
- Điều khiển động lực: Là hệ thống điều khiển của thang máy được lập trình tự động khiến thang máy hoạt động một cách trơn tru không gặp phải sự cố.
- Nó được thiết kế bao gồm các phần điện tử và thiết bị điện tử. Để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình nên toàn bộ các thiết bị này sẽ được lắp đặt tại phòng máy nằm trên cùng của cabin.
- Với hệ thống điều khiển mới thì bạn có thể cùng lúc thực hiện nhiều lệnh gọi tầng cùng một lúc trong lúc dừng hoặc lúc thang đang di chuyển.
- Điều khiển tín hiệu: thang máy còn được lắp thêm hệ thống đèn tín hiệu ở cửa tầng và cả trong cabin chúng ta có thể nhận biết được tình trạng hoạt động của thang và vị trí của thang máy.
- Ray dẫn hướng:
- Được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động.
- Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).
- Cáp thang máy:
- Cáp thang máy có cấu tạo từ rất nhiều các sợi thép nhỏ tiết dầu ở giữa lõi.
- Bộ hạn chế tốc độ:
- Bộ hạn chế tốc độ hay còn gọi là Thắng cơ. Bộ phận này có nhiệm vụ kẹp chặt cabin thang máy vào ray dẫn hướng khi cabin di chuyển quá tốc độ cho phép.liên kết bộ hạn chế tốc độ với hệ thống tay đòn của bộ Hãm bảo hiểm và bộ căng cáp hạn chế tốc độ .
- Khi đứt cáp hoặc cáp trượt trên rãnh puli do không đủ ma sát mà cabin đi xuống vượt quá tốc độ cho phép, bộ hạn chế tốc độ tác động lên bộ Hãm bảo hiểm để dừng cabin tựa trên các Ray dẫn hướng trong giếng thang.
- Ở một số thang máy, bộ Hãm bảo hiểm và bộ phận hạn chế tốc độ còn được trang bị cho cả Đối trọng.
- Bộ giảm chấn:
- Khi di chuyển đôi lúc ta có thể cảm nhận được thang máy đang rung chuyển, hay lúc gần dừng tầng thì thang máy hơi rung lắc.
- Hiện tượng này sẽ được khắc phục với thang máy có lắp giảm chấn, nó được lắp ở dưới thang máy. Hoạt động chính đó là dừng đỡ cabin làm giảm sự dung lắc do dừng tầng của thang máy.
- Đối trọng thang máy:
- Do cấu tạo thang máy mà chuyển động lên xuống phần lớn dựa vào cabin và đối trọng nhờ cáp nâng khi có các chuyển động từ cáp nâng nhờ puli ma sát quay, nguyên do chính là motor kéo tạo nên dây truyền hoạt động .
- Cho nên motor kéo hoạt động là một điều hết sức quan trọng. Sẽ có tủ điều khiển riêng để đặt hệ thống điều khiển, để thuận tiện cho việc điều chỉnh.
- Cabin và cửa thang máy:
- Cabin: là thiết bị chính trong thang máy đưa người sử dụng di chuyển theo yêu cầu. Là nơi cho phép người sử dụng đứng bên trong và điều khiển thang máy di chuyển theo ý muốn.
- Cabin phải đảm bảo có kích thước phù hợp, tính thẩm mỹ cao và các tiện nghi như ánh sáng, quạt gió, điều hoà, âm thanh, panel vận hành … gây cảm giác dễ chịu, thuận tiện cho khách khi ở trong cabin.
- Các thiết bị phụ khác như quạt gió, chuông, điện thoại liên lạc, các chỉ thị số báo chiều chuyển động, panel vận hành… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng một cảm giác dễ chịu khi đi thang máy.
- Cửa thang máy được thiết kế mở ra đóng vào trơn tru nhất. Ngoài ra còn được tích hợp hệ thống chống kẹt cửa Photocell để đảm bảo an toàn trong trường hợp có vật cản khi cửa thang hoặc cửa tầng đang đóng.
- Thường là loại cửa lùa về một bên hoặc hai bên và chỉ đóng mở khi Cabin dừng chính xác trước cửa tầng nhờ cơ cấu đóng mở cửa (Động cơ mở cửa) đặt trên nóc Cabin. Cửa Cabin và Cửa tầng được trang bị khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động.
- Hệ thống cứu hộ tự động:
- Đây là thiết bị rất quan trọng đối với loại thang máy chở người, nó sẽ giúp người ta không bị kẹt trong thang máy khi mất điện đột ngột. Hệ thống cứu hộ tự động hoạt động dựa trên nguồn dự phòng từ UPS hoặc bình ác quy.
- Một số thiết bị khác như:
- Cửa tầng được lắp đặt bên ngoài của thang máy và lắp đặt chuẩn thì cửa tầng không thể tự mở hoặc mở bằng tay để đảm bảo được an toàn. Như vậy, cửa tầng đóng mở được là do cửa cabin điều khiển.
- Button tầng
- Hệ thống khung cơ khí bệ máy
- Hệ thống phanh cơ khí
- Hệ thống chuyển động cửa tầng (đầu của cửa tầng) và cửa cabin (Đầu cửa cabin): Bộ phận này giúp bạn nhận biết được thang máy có bị hỏng hay không, êm ái khi đóng/mở cửa
b. Nguyên lý hoạt động:
• Các ròng rọc được kết nối với một động cơ điện. Khi động cơ quay làm quay ròng rọc, ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng thiết đặt sẵn, khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì ròng rọc quay theo chiều ngược lại và làm cho cabin thang máy di chuyển theo chiều ngược lại chiều định sẵn.
• Cả cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống đường ray dẫn trượt theo hai bên của giếng thang máy. Đường ray giữ cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại và nó cũng được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin trong trường hợp khẩn cấp.
- Phân loại thang máy điện:
Thang máy hiện nay đã được thiết kế và chế tạo rất đa dạng với nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của từng công trình. Có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và đặc điểm sau:
a.Theo mục đích sử dụng:
• Loại I: Vận chuyển người: Loại này chuyên dùng để vận chuyển hành khách trong các nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, trường học….
• Loại II: Vận chuyển người có tính đến hàng hóa kèm theo: Loại này thường dùng cho các siêu thị, chung cư…
• Loại III:Vận chuyển giường (băng ca) trong bệnh viện: Chuyên dùng để chở bệnh nhân cấp cứu, giải phẩu, hồi sức…
• Loại IV: Vận chuyển hàng có người đi kèm: Loại này thường dùng trong các nhà máy, kho…
• Loại V: Vận chuyển hàng hóa, xe ô tô.: Loại này chuyên dùng để chở thức ăn trong nhà hàng, khách sạn, nguyên liệu sản xuất trong nhà xưởng, phòng trưng bày sản phẩm.
b.Theo số tầng:
• Thang máy cao tầng: 10 tầng trở lên
• Thang máy thấp tầng: dưới 10 tầng.
c.Theo tốc độ:
• Tốc độ thấp: 0.25m/s – 0.5m/s
• Tốc trung bình: 1m/s- 1.5m/s
• Tốc độ cao : 2m/s – 4m/s
d. Theo kết cấu giếng thang:
• Loại có phòng máy đặt phía trên bên ngoài đỉnh giếng:Máy kéo, tủ điện và các thiết bịkhác được bố trí nằm trong khu vực này
• Loại có phòng máy đặt bên hông:tại bất kỳtầng nào của giếng thang nhờcác puly chuyểnhướng để dẫn động.
• Loại không phòng máy:Máy kéo đặt trong lòng giếng thang ,có thểnằm trêncác đầu raydẫn hướng hoặc được bố trí nằm ở dưới pit của giếng thang.
e .Theo cách mắc cáp treo cabin:
• Cáp truyền trực tiếp 1:1
• Cáp truyền 1:2
• Cáp truyền 1:4
f .Theo hệ thống dẫn động cabin:
- Cơ cấu dẫn động có đối trọng cân bằng:máy kéo +puly ma sát …rất phổbiến và thôngdụng nhất
- Cơ cấu dẫn động không dùng đối trọng:
- Loại pit tông thủy lực: hạn chế số tầng.
- Loại trục vis + đai ốc: chậm, hạn chế tải trọng.
- Loại tang 2 đầu mối cuốn cáp: dùng cho tải trọng nhỏ, ít tầng, hố nhỏ.
g.Theo vị trí tương quang của cabin và đối trọng:
• Đối trọng phía sau
• Đối trọng bên hông
• Đối trọng ở vị trí khác không cùng giếng thang.
h.Theo số cửa cab:
• Thang máy có một cửa
• Hai cửa đối xứng nhau
• Hai cửa vuông góc nhau.
i.Theo cấu tạo cửa :
Đóng mở theo phương ngang:
Loại cửa tim đóng mở trung tâm.
• Loại cửa lùa 2 cánh
• Loại cửa lùa 3 cánh
• Loại cửa tim 4 cánh
• Loại cửa tim 6 cánh
Đóng mở theo phương thẳng đứng:thường dùng cho các thang tải hàng
• Loại cửa 1 cánh mở lên
• Loại cửa lùa 2 cánh mở lên.
• Loại cửa lùa 3 cánh mở lên
• Loại cửa VO, 1 cánh lên 1 cánh xuống.
J. Theo nguồn gốc xuất xứ:
- Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc: Là loại thang nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài về. Hiện tại Việt nam có các loại thang nhập nguyên chiếc của các hãng nổi tiếng như: Mitsubishi, Schindler, ThyssenKrupp, Kone, Otis, Hitachi, Toshiba, Hyundai,…
- Thang máy liên doanh: Là sản phẩm của liên doanh giữa một công ty thang máy nước ngoài và một công ty thang máy trong nước.
- Thang máy nội địa: Là thang máy được sản xuất một số bộ phận trong nước như cabin, khung cabin, cáp điện còn những phần quan trọng như máy kéo, điều khiển, rail, cáp tải nhập khẩu của các hãng sản xuất thang máy khác.
4. Ưu nhược điểm của thang máy điện:
a. Ưu điểm:
- Di chuyển với tốc độ nhanh
- Chứa được nhiều người, tải trọng cao
- Phù hợp cho các công trình cao tầng
a. Nhược điểm:
- Không tiết kiệm diện tích
- Thang máy điện đòi hỏi phải có một độ sâu hố pít và độ cao tầng trên cùng tối thiểu 3,5m. Như vậy rất khó khăn cho nhà cải tạo
5. Ứng dụng của thang máy điện trong đời sống:
- Thang máy ra đời đã làm cho xã hội có bước chuyển mới, trong cả chất lượng cuộc sống và sự phát triển kinh tế. Từ đó, nhận thấy rằng sự cần thiết của sản phẩm hiện đại này biểu hiện ở một số khía cạnh sau:
- Thang máy ra đời làm giảm sự mệt nhọc trong hoạt động đi lại, vận chuyển của con người. Có thể nói, đây là vai trò quan trọng và cần thiết của thang máy trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Thang máy không chỉ phục vụ cho hoạt động đi lại của con người nói riêng, mà nó còn đảm bảo các khâu vận chuyển trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thang là nơi di chuyển giường bệnh hữu ích trong các bệnh viện, là phương tiện vận chuyển hàng hóa cồng kềnh. Hoặc là, thang có thể tải thực phẩm, trở thành gara ô tô cho những khu nhà không có diện tích xây dựng nơi đỗ xe. Hơn nữa, thang máy còn đa dạng, bao gồm cả thang cuốn, ghế thang… với từng thiết kế độc đáo để phù hợp với mỗi vị trí lắp đặt.
- Từ khả năng vận chuyển tuyệt vời của thang máy, các tòa nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại có tiền đề phát triển ngày càng nhiều. Khi phương tiện di chuyển còn sử dụng là cầu thang bộ, các ngôi nhà chỉ xây dựng trong khoảng số tầng nhất định, bởi càng lên cao thì sự di chuyển sẽ càng mệt nhọc. Phương tiện thang máy ra đời đã phá tan sự giới hạn đó, làm cho các kiến trúc tòa nhà thỏa sức khai phá, càng hiên ngang mọc lên cao, cơ sở hạ tầng đổi mới thúc đẩy mãnh liệt nền kinh tế phát triển. Đặc biệt, thang máy gia đình còn khẳng định phong cách của nhiều ngôi nhà, tô điểm từng điểm nhấn trong sự kết hợp.
Các dịch vụ khác ăn theo sự phát triển của thang máy. Điển hình như các nhà sản xuất, phân phối, công ty dịch vụ bảo trì thang máy… trở thành mảng kinh doanh mang lại nhiều lợi ích. Công ty quản cáo cáo cũng đã tận dụng khoảng không gian bên trong và ngoài thang để tiến hành dán poster, hình ảnh quảng cáo cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Như vậy, từ thực tế đời sống và sức ảnh hưởng không hề nhỏ của thang máy trong cuộc sống con người, chúng ta có thể nhận định rằng thiết bị hiện đại này đã có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống con người, là một trong những yếu tố thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Khoa học hiện đại ngày càng được khẳng định từ các ứng dụng của thiết bị vào cuộc sống, báo động sự tiến bộ của xã hội sẽ còn tiếp tục nâng cao và phát triển.
- Những lưu ý an toàn khi sử dụng thang máy điện:
a. Không dùng thang máy khi có động đất, hỏa hoạn
- Khi xảy ra động đất, hỏa hoạn, thang máy rất dễ bị mất điện. Vì vậy, sử dụng thang máy trong trường hợp này sẽ khiến bạn bị kẹt bên trong. Bên cạnh đó, độ rung của đất có thể khiến dây cáp bị đứt hoặc khói từ hỏa hoạn sẽ vào bên trong cabin gây khó thở hơn.
b. Không chen vào thang máy khi cửa đóng lại
- Dù thang máy có chức năng tự động mở cửa ra khi có vật cản nhưng nếu bộ cảm biến ở cửa bị hỏng sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Lúc này, nó không phát hiện được vật cản và cứ thế đóng lại, bạn sẽ có thể bị kẹt và nguy hiểm đến tính mạng.
c. Không chạy nhảy trong thang máy
- Thang máy có hệ thống cảm biến báo quá tải được lắp đặt ở dưới cabin. Do đó nếu người sử dụng thang chạy nhảy, nô đùa sẽ khiến cabin mất thăng bằng, tạo sức ép lên sàn và có thể kích hoạt thiết bị quá tải. Lúc này, thang sẽ dừng hoạt động ngay lập tức.
d. Không dùng thang xây dựng hoặc thang tải hàng để chở người
- Thang xây dựng hay thang tải hàng thường xuyên gây ra những sự cố tai nạn. Do được sử dụng để chuyên chở hàng hóa. Nhất là hàng hóa nặng nên chất lượng thang rất kém và ít được bảo trì. Vì vậy, bạn không nên sử dụng thang này để đảm bảo an toàn tính mạng.
e. Không cho trẻ nhỏ sử dụng thang máy
- Thang máy được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi hoặc nếu có phải có người giám sát để đảm bảo an toàn.
- Vì sao phải kiểm định thang máy điện:
Kiểm định an toàn thang máy điện đem đến các lợi ích sau:
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm
Kiểm định thang máy điện là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Thang máy điện được kiểm định dưới các hình thức sau:
• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt thang máy điện, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: thang máy điện được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
- Quy định về kiểm định thang máy điện
- Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thiết bị tời điện, tời nâng hàng yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật. Hoạt động kiểm định an toàn bàn nâng, bàn nâng hàng áp dụng đối với tất cả tổ chức sử dụng, vận hành thiết bị.
- Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với tời nâng do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kiểm định áp dụng
• QCVN02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện
• QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
• QTKĐ21:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện
• TCVN6904:2001, Thang máy điện. Phương pháp thử – Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và phương pháp thử
• TCVN7550:2005, Cáp thép dùng cho thang máy. Yêu cầu tối thiểu
• TCVN7628:2007 (ISO 4190),: Lắp đặt thang máy
• TCVN5867:2009, Thang máy, cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn
• TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung
• TCVN9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hồ sơ, và các tài liệu của thang máy điện phải đầy đủ.
- Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
- Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
9. Quy trình kiểm định thang máy điện:
Quy trình kiểm định thang máy điện được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
• Quy trình vận hành và giải quyết sự cố
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
• Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
• Kiểm tra vị trí lắp đặt
• Xem xét kỹ thuật các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, biến dạng của các chi tiết và bộ phận cabin, giếng thang, hố thang, cửa thang puli, cáp, đối trọng …).
• Đo điện trở nối đất.
Bước 3: Thử nghiệm
Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
Thang máy điện được thử nghiệm ở các chế độ sau:
• Vận hành thiết bị ở chế độ không tải, kiểm tra hoạt động của các cơ cấu truyền động, các cơ cấu an toàn, cơ cấu nâng hạ …
• Thử với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức và 125% tải trọng định mức
• Kiểm tra hệ thống cứu hộ tự động
Việc thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị hoạt động đúng theo tính năng thiết kế. Kết cấu kim loại không có biến dạng bất thường nào.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
• Lập biên bản kiểm định thang máy điện. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định thang máy điện.
- Thời hạn kiểm định thang máy điện
- Căn cứ vào QTKĐ: 21 – 2016/BLĐTBXH, thang máy điện có thời hạn kiểm định định kỳ 03 năm. Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm. Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm
- Hạn kiểm định định kỳ thang máy điện có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
11. Kiểm định thang máy điện ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định thang máy điện uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định thang máy điện trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com