KIỂM ĐỊNH THANG CUỐN CHỞ NGƯỜI Reviewed by Momizat on . Thang cuốn, băng tải chở người là gì? Thang cuốn là hệ thống các bậc thang nối tiếp nhau, chuyển động theo vòng khép kín để vận chuyển người đi lên hoặc xuống. Thang cuốn, băng tải chở người là gì? Thang cuốn là hệ thống các bậc thang nối tiếp nhau, chuyển động theo vòng khép kín để vận chuyển người đi lên hoặc xuống. Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH THANG CUỐN CHỞ NGƯỜI

KIỂM ĐỊNH THANG CUỐN CHỞ NGƯỜI



  1. Thang cuốn, băng tải chở người là gì?
ESCALATOR - Công ty Thang Máy Thái Bình - Đồng hành cùng giá trị vượt trội
  • Thang cuốn là hệ thống các bậc thang nối tiếp nhau, chuyển động theo vòng khép kín để vận chuyển người đi lên hoặc xuống. Thang cuốn được sử dụng nhiều trong các siêu thị, trung tâm thương mại,…
  • Băng tải chở người là hệ thống các tấm nối tiếp nhau chuyển động theo vòng khép kín và liên tục để vận chuyển người trên nhiều độ cao khác nhau.
  • Thang cuốn và băng tải chở người là thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của con người, phục vụ cho quá trình sản xuất, di chuyển,…giúp mọi hoạt động của con người dễ dàng và nhanh chóng hơn.

2 Cấu tạo của thang cuốn

Các thành phần cấu tạo của thang cuốn

Kiểm định thang cuốn & Băng tải chở người - Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An  Toàn Thành Phố

– Lan can (Balustrade)

Gồm các bộ phận như:

  • Tay vịn (Handrail): tay vịn thường được làm từ nhựa tổng hợp PU chất lượng cao với nhiều màu sắc khác nhau.
  • ấm bên trong (Interior panel): có thể được làm bằng kính trong suốt hoặc inox sọc nhuyễn
  • Khung truyền tay vịn (Deck board): làm bằng inox sọc nhuyễn
  • Tấm bảo vệ cạnh bậc (Skirt guard): làm bằng inox

– Giàn chịu tải (Truss)

Gồm:

  • Phòng máy phía trên/dưới (Upper/lower machine room): trong đó có chứa tủ điều khiển, bộ phận truyền động, xích truyền động, nhông xích trên
  • Các bộ phận khác: Track (đường) chính, track kéo, bộ phận truyền động tay vịn, xích truyền động tay vịn, nhông xích dưới

– Bậc (Step)

  • Mặt bậc (Step tread): làm bằng hợp kim nhôm
  • Vách nâng (Riser)
  • Vạch ranh giới bậc thềm (Step demarcation line)
  • Con lăn truyền động (Driving roller)
  • Xích bậc (Step chain)

– Bộ phận khác

  • Bảng điều khiển (Operating panel): nằm trên tấm ốp trong
  • Chổi (Brush)
  • Lược (Comb): bằng nhựa tổng hợp hoặc hợp kim nhôm
  • Tấm sàn (Floor plate): bằng hợp kim nhôm, có rãnh chống trượt
  • Ốp đầu tay vịn (Handrail inlet): bằng hợp kim nhôm hoặc nhựa cao cấp, màu đen, xám, bạc…
  • Hiển thị chiều thang (Indicator): là mũi tên hiển thị chiều lên/xuống của thang
  • Hệ thống chiếu sáng: cho tay vịn, mép bậc, tấm lược
  • Hệ thống chiếu sáng: cho tay vịn, mép bậc, tấm lược
  • Cảm biến/thiết bị an toàn: cảm biến để nhận biết hành khách đi cùng xe đẩy, trẻ em đùa nghịch gần thang, nhận biết hành khách sẽ sử dụng thang hay chỉ đi ngang qua để tránh khởi động thang không cần thiết, cảm biến nhiệt độ và ánh sáng xung quanh để điều chỉnh hệ thống chiếu sáng, giúp tiết kiệm điện và tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng. Thiết bị dừng thang khi có bất thường về chuyển động của bậc, bất thường về tốc độ thang, khi có vật lạ kẹt vào thang, khi có bất thường với hệ thống xích, phanh…

3. Những lưu ý an toàn cần thiết khi sử dụng thang cuốn:

Dịch vụ kiểm định thang cuốn (băng tải chở người) chuyên nghiệp
  • Đứng vào khoảng giữa của bậc thang và nắm tay vịn để giữ thăng bằng trong trường hợp người khác bất chợt va chạm vào mình hay thang dừng đột ngột.
  • Không ngồi lên bậc thang và tay vịn, không tựa vào vách kính bên hông.
  • Trẻ em phải có người lớn đi kèm. Đối với trẻ nhỏ và vật nuôi cần phải bế trên tay.
  • Không nên sử dụng thang để mang vác hành lý cồng kềnh gây cản trở người sử dụng thang và có thể va chạm vào thành thang ảnh hưởng tới thiết bị thang. Nếu mang vác vật cồng kềnh, tốt nhất nên sử dụng thang bộ hoặc thang máy chở hàng.
  • Khi sử dụng nên đứng nép về một bên thang để tránh cản trở người đi cùng.
  • Khi kết thúc lượt đi nên chú ý nhanh chóng ra khỏi thang tránh trường hợp bị vấp ngã và gây ùn tắc cho người sau.
  • Không đùa nghịch, chạy nhảy, đi ngược chiều thang chạy.

4. Tại sao phải kiểm định thang cuốn, băng tải chở người ?

kiem dinh – TST
  • Có thể thấy, nhu cầu sử dụng thang cuốn, băng tải chở người đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây chính vì vậy nó có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng trong thời gian dài có thể khiến động cơ, độ bền, độ an toàn của thiết bị bị ảnh hưởng.
  • Do đó nếu không kiểm tra, bảo dưỡng, kiểm định thiết bị này thường xuyên thì nó rất dễ phát sinh ra lỗi kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng cũng như hiệu quả sản xuất.
  • Thang cuốn, băng tải chở người thuộc danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ LĐTTXH chính vì vậy việc kiểm định an toàn thiết bị cần phải được thực hiện theo định kỹ để có thể phát hiện ra sự cố và từ đó có những giải pháp kịp thời đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
  • Bên cạnh đó, việc kiểm định thang cuốn, băng tải chở người còn đảm bảo sự hoạt động ổn định của thiết bị, ngăn ngừa sự cố trong thời gian làm việc và chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.
  • Kiểm định thang thang cuốn, băng tải chở người

Kiểm định thang cuốn, băng tải chở người là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

5. Tiêu chuẩn kiểm định thang cuốn, băng tải chở người

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định thang cuốn, băng tải chở người phải phù hợp với quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn mà Nhà nước đã ban hành.

  • QCVN 11:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang cuốn và băng tải chở người
  • QTKĐ: 25/2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang cuốn, băng tải chở người
  • TCVN 6397: 2010, Thang cuốn và băng tải chở người – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
  • TCVN 6906: 2001, Thang cuốn và băng chở người – Phương pháp thử, các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
  • TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung

Có thể đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước

6. Quy trình kiểm định thang cuốn, băng tải chở người

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang cuốn và băng tải chở người phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

a. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang cuốn

Xem xét các hồ sơ sau:

  • Hồ sơ chế tạo, lắp đặt. Đánh giá sự phù hợp giữa hồ sơ và thực tế thiết bị
  • Các bản vẽ có ghi kích thước chính. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống điện.
  • Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố
  • Hồ sơ lắp đặt. Các báo cáo nghiệm thu kỹ thuật
  • Biên bản và giấy chứng nhận kiểm định lần trước

b. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thang cuốn

  • Đánh giá tính đầy đủ và đồng bộ các cụm máy, các thông số kỹ thuật
  • Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy.
  • Kiểm tra phần lắp đặt và độ chính xác các kích thước hình học.
  • Kiểm tra an toàn hệ thống nối đất, cách điện động cơ
  • Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống, các cơ cấu và thiết bị an toàn.

c. Thử nghiệm thang cuốn ở chế độ không tải

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị, các cơ cấu an toàn … ở điều kiện không tải.
  • Thử nghiệm thang cuốn, băng tải ở điều kiện có tải
  • Thử nghiệm thang cuốn, bằng tải chở người theo TCVN 6906: 2001 mục 4.2 và đánh giá kết quả thử theo TCVN 6397:2010 mục 12.4
  • Thử phanh phụ có tải (nếu có)

d. Xử lý kết quả kiểm định thang cuốn

  • Kiểm định viên lập biên bản kiểm định thang cuốn, băng tải chở người. Ghi nhận kết quả kiểm tra vào biên bản theo mẫu và ban hành giấy chứng nhận kiểm định nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
  1. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 04 năm. Đối với thang cuốn, băng tải chở người có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top