Kiểm định an toàn cầu trục
I. Cầu trục là gì?
Cầu trục: Là loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu, trên đó lắp bộ phận di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt tường hay dầm của nhà xưởng, nên còn gọi là cầu lăn.
II. Phân loại
Dựa theo dạng kết dầm cầu trục bao gồm:
Cầu trục một dầm: Hay còn gọi là cầu trục dầm đơn. Cấu tạo kiểu 1 dầm chính, treo pa lăng bên dưới, hoạt động ổn định, tối ưu không gian nhà xưởng.
Dầm chính: Có mặt cắt dạng hộp hoặc chữ I. Dầm dạng hộp bên trong có các sườn dọc, tấm vách để tăng độ cứng.
Pa lăng: Có thể dùng một hoặc hai pa lăng hoạt động độc lập hoặc đồng thời. Tải trọng của cầu trục sẽ bằng tổng sức nâng của hai pa lăng.
Dầm biên: Gồm hai hộp dầm chế tạo từ thép tấm hoặc thép I, thép H tùy tải trọng, gắn trên
cụm bánh xe. Mỗi dầm biên có một động cơ di chuyển.
Hệ thống cấp điện pa lăng và cầu trục: Có thiết kế dạng sâu đo, cáp nguyền cáp điều khiển treo dưới thanh ray theo kiểu uốn lượn hình sin.
Hệ ray di chuyển cầu trục: Thường sử dụng ray vuông hàn trực tiếp lên dầm thép đỡ ray.
Tủ điện cầu trục:Được gia công lắp ráp trong nước giúp cầu trục dầm đơn hoạt động êm.
Cầu trục dầm đôi: Cấu tạo kiểu 2 dầm chính, động cơ được lắp dặt phía trên 2 dầm, hoạt động ổn định, tối ưu không gian nhà xưởng.ư
Bao gồm các bộ phận: 2 dầm chính, 2 dầm biên, sàn công tác, xe con di chuyển, điều khiển cầu trục, dây dẫn điện, Cơ cấu di chuyển của cầu trục
Dầm chính của cầu trục được thiết kế dưới dạng hộp hoặc kiểu dàn không gian. Vì dầm dàn không gian có trọng lượng nhẹ hơn nên dầm hộp chỉ sử dụng cho cầu trục đôi có trọng lượng nâng lớn. Dầm biên được thiết kế dưới dạng hộp.
Dầm chính và dầm biên liên kết với nhau theo phương thẳng đứng. Và dầm biên có lắp bánh xe chạy trên thanh ray cầu trục dọc theo nhà xưởng.
Cầu trục treo: Là kiểu cầu trục giống với cầu trục dầm đơn có cơ cấu di chuyển (dầm biên) treo bên dưới dầm đỡ ray. Khách hàng thường chọn lựa lắp đặt cầu trục treo do bị hạn chế về chiều cao phía trên của nhà xưởng.
Cầu trục treo khắc phục yếu tố không gian hẹp của nhà xưởng, tận dụng tối đa chiều cao của nhà xưởng( dầm dọc có thể áp sát với điểm cao nhất của nhà xưởng, nhà máy,…)
Chi phí đầu tư thấp hơn so với các sản phẩm cùng tính năng, nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao khi làm việc.
Bảo hành, bảo dưỡng đơn giản,tuổi thọ cao.
III. Nguyên lý hoạt động chung:
Động cơ điện truyền chuyển động qua trục truyền động và khớp nối tới các hộp giảm tốc, rồi truyền chuyển động cho bánh xe di chuyển cầu trục làm di chuyển toàn bộ dầm chính gắn trên các dầm đầu. Xe con có chứa cơ cấu nâng được di chuyển trên ray gắn trên dầm chính. Phanh làm nhiệm vụ hãm khi cần thiết. Các động cơ điện được điều khiển nhờ hệ thống điều khiển đặt ở cabin. Như vậy diện tích xếp dỡ của cầu trục điện là hình chữ nhật.
IV. Các hư hỏng thường gặp
Cáp, xích bị mòn, biến dạng
Các má đỡ ròng rọc bị vỡ, nứt
Cảm biến hành trình không hoạt động
Dầm chính bị biến dạng
Các cảm biến hành trình không hoạt động
Hộp giảm tốc hoạt động không êm ái.
V. Các yếu tố nguy hiểm:
Rơi tải trọng hoặc sập khung, dầm (do tuột, đứt dây buộc tải, dây cáp tải).
Va chạm với người và hàng hóa trong quá trình di chuyển
Gãy dầm do sử dụng quá tải trọng gây nguy hiểm cho người và tổn thất về hàng hóa
VI. Quy định an toàn trong sử dụng cầu trục:
Người vận hành phải được đào tạo và có chứng chỉ vận hành
Kiểm tra kỹ thuật các bộ phận trước khi vận hành
Không sử dụng để nâng vật thể kèm người hoặc nâng người
Giữ khoàng cách an toàn trong quá trình vận hành
Không được phép vận hành khi các bộ phận chưa đảm bảo an toàn
Khi có dấu hiệu, nguy cơ gây tai nạn thì lập tức dừng hoạt động của thiết bị và tiến
hành kiểm tra
Nâng tải trọng trong phạm vi cho phép
Vật nâng cần phải đucợ cố định vững chắc, đặt đúng trọng tâm nâng để đảm bảo sự
cân bằng trong quá trình nâng.
VII. Vì sao phải kiểm định an toàn cầu trục?
Theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì cầu trục thuộc thiết bị nâng kiểu cầu và nằm trong danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cần phải kiểm định.
Kiểm tra an toàn cầu trục chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật
Để đánh giá được tình trạng làm việc thực tế của thiết bị, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo xe đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc.
Nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành, cho hàng hóa, trang thiết bị khi di chuyển
VIII. Các trường hợp cần phải kiểm định
Kiểm định an toàn lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.
Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Sau khi thay thế, sửa chữa.
IX. Các bước kiểm định
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải
Các chế độ thử tải – Phương pháp thử
Xử lý kết quả kiểm định.
X. Thời hạn kiểm định:
Hạn kiểm định định kỳ là 3 năm. Với cầu trục có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định là 1 năm.
Khi nhà tế tạo hay các cơ sở yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị đó.
Khi rút ngắn thời hạn kiểm định. Kiểm định viên phải rõ lý do rút ngắn thời hạn trong biên bản kiểm định
XI. Chi phí kiểm định và liên hệ:
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.
Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan