KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI
- Nồi hơi là gì?
Nồi hơi công nghiệp (Steam Boiler) là thiết bị sử dụng nhiên liệu là than củi, giấy vụn, trấu,… để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong lĩnh vực công nghiệp như đun nấu, sấy, nhuộm, hơi để chạy tuabin máy phát điện,… Người ta tạo ra nguồn hơi và nhiệt độ có áp suất khác nhau theo yêu cầu tùy theo mục đích sử dụng. Người ta dùng các ống chịu nhiệt và có áp suất cao, chuyên dùng cho nồi hơi và lò hơi để vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp suất cao này.
- Cấu tạo của nồi hơi
- Sơ đồ cấu tạo của nồi hơi
Về cơ bản cấu tạo của nồi hơi công nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau tùy theo từng ngành công nghiệp khác nhau. Hiện lò hơi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Tuy có nhiều bộ phận khác nhau theo đặc thù từng ngành nhưng chúng vẫn có một số bộ phận chung cơ bản.
Cấu tạo của một nồi hơi đơn giản gồm:
- Trống nước (bao nước): gồm 2 cái, một cái nằm ở phía trên và một nằm ở phía dưới.
- Dàn ống: 2 dàn ống, một được bố trí trong buồng đốt, sẽ được đốt nóng và tạo ra hỗn hợp nước sôi và hơn chuyển động lên trống ở phía trên. Dàn ống còn lại được bố trí phía ngoài vách lò, giúp đưa phần nước đã tách hơi đi xuống trống dưới.
- Bơm chuyên dụng: được dùng để tạo ra chuyển động tuần hoàn của hỗn hợp hơi nước và nước sôi. Trong các nồi hơi công nghiệp sử dụng đối lưu tuần hoàn tự nhiên bộ phận này không xuất hiện.
- Lượng hơi nước luân chuyển trong lò hơi thường có áp suất và nhiệt độ khá cao. Phần hơi này được đưa đến các thiết bị như các tuabin, các động cơ hơi nước. Vật liệu dùng để làm các dàn ống kể trên cần là loại vật liệu chịu được áp suất và nhiệt độ cao, mới có thể đóng vai trò vận chuyển nguồn hơi nước này.
3. Công dụng lò hơi công nghiệp
Nồi hơi được sử dụng trong các nhà máy công nghiệp có sử dụng nhiệt với vai trò cung cấp nguồn nhiệt, hơi, dẫn nguồn nhiệt và nguồn hơi đến các hệ thống máy móc cần thiết khác.
Nồi lò hơi được sử dụng phổ biến trong hầu hết các ngành công nghiệp, mỗi ngành đều có nhu cầu sử dụng nhiệt với mức độ cùng công suất khác nhau:
- Các công ty may mặc, giặt khô: Lò hơi được sử dụng để cung cấp hơi cho công đoạn giặt ủi.
- Công ty sản xuất bánh kẹo hay chế biến thức ăn chăn nuôi: sử dụng lò hơi công nghiệp để sấy khô các sản phẩm.
- Các nhà máy sản xuất nước tương, nước mắm hay nước giải khát: sử dụng nồi hơi để đun nóng, khử trùng.
4. Quy trình làm việc nồi hơi công nghiệp?
- Quy tắc làm việc chung của các lò hơi công nghiệp là nhờ vào nguồn nguyên và nhiên liệu để làm nóng nước. Nhiên liệu này có thể là rắn (than,…), lỏng (dầu,…), hoặc hơi (khí hóa học) tùy theo hình dạng.
- Hình dạng cơ bản nhất của nồi có 3 phía: một nằm ở trên, một ở dưới, có 2 phần ống, một khúc nằm buồng cháy nhằm làm cho nóng nước thành hỗn hợp nước sôi và hơi sẽ được đưa lên bộ phận trên. Một phần nằm bên ngoài cung cấp nước đã tách hơi đi xuống phía dưới.
- Hỗn hợp khí nóng và nước trong quá trình này di chuyển đến phần phía trên để phân chia gas và nước sẽ được chuyển từ bộ phận phía trên xuống dưới một cách luân phiên tự do hoặc luân phiên ép buộc.
- Để vận chuyển nguồn nhiên liệu có áp suất và sức nóng rất lớn này thì bạn cần phải chú ý dùng đến những đường dẫn chịu được nhiệt và áp suất cao.
5. Vì sao nồi hơi bị nổ? Biện pháp phòng cháy nổ?
– Các lò hơi đốt than củi hay lò hơi công nghiệp sau một thời gian sử dụng đều có tình trạng lắng cặn. Theo thời gian thì lớp cặn này tích tụ càng dày, dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn. Điều này tương tự như việc chúng ta đun nước giếng bằng ấm nhôm.
– Khi thành lò bị lớp cặn này bám quá dày vào thì khả năng dẫn nhiệt của lò sẽ kém hơn. Vì thế, để giúp nước sôi như bình thường thì chúng ta cần 1 lượng nhiệt lớn hơn, từ đó làm cho nhiệt độ trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được nhiệt độ quá cao và làm tăng nguy cơ nổ lò vô cùng nguy hiểm.
Vậy, làm thế nào để phòng chống cháy nổ nồi hơi?
Để hạn chế, phòng chống nguy cơ cháy nổ lò hơi, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Cần lắp đặt hệ thống xử lý nước khi sử dụng nguồn nước giếng khoan hay nước ngầm có chứa nhiều muối hay còn gọi là nước cứng trước khi cho vào nồi hơi.
- Kiểm tra lò hơi thường xuyên theo quy định.
- Bảo dưỡng boiler theo đúng lịch trình.
- Sữa chữa và khắc phục lối thường xuyên trong quá trình sử dụng.
- Lựa chọn nhà sản xuất uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ cho chính bạn và những người xung quanh.
6. Tại sao phải kiểm định lò hơi
Kiểm định an toàn nồi hơi nhằm có các lợi ích sau:
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành lò hơi
- Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn
- Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
- Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
7. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong kiểm định nồi hơi, lò hơi
Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn lò hơi phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
• QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
• QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 0C
• TCVN 7704: 2007: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa
• TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước)
• TCVN 6008:2010: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tr
8. Quá trình kiểm định an toàn lò hơi
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa
- Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố
- Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi
- Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
- Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải
- Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)
- Thử nghiệm áp suất
Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.
- Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm
- Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:
- Kiểm định van an toàn
- Áp kế
- Thiết bị đo mức
- Rơ le nhiệt độ, áp suất
- Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị
- Kiểm định van an toàn nồi hơi
- Kiểm tra vận hành lò hơi
Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép
9. Thời gian kiểm định lò hơi, nồi hơi
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi (nồi hơi) được thực hiện khi:
- Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.
- Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt hoặc sau khi thay thế, sửa chữa. Lò hơi có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.