Kiểm Định Xe Nâng Người Dạng Cần Thẳng (Telescopic Boom Lift)
1.Tổng quan Xe Nâng Người Dạng Cần Thẳng (Telescopic Boom Lift)
Xe nâng người boom lift là tên gọi chung cho các loại xe nâng người theo kết cấu nhiều cần kết nối với nhau theo dạng gấp khúc như hình dáng của cánh tay hoặc dạng các ống lồng vào nhau để kết nối giữa sàn thao tác và bệ thiết bị ở bên dưới. Về cơ bản, kết cấu này khá giống với cần cẩu, với sàn thao tác để cho người làm việc, thay thế cho móc cẩu.
Xe nâng người boom lift được chia thành 2 loại nhỏ hơn:
+ Xe nâng người dạng khớp gập (Articultated Boom Lifts)
+ Xe nâng người dạng ống lồng thẳng (Telescopic Boom Lifts)
Đặc điểm phân biệt nổi bật nhất của dòng xe nâng người boom lift so với các dòng xe khác đó là tầm với ngang lớn. Điều này cho phép người vận hành không chỉ nâng lên cao mà còn có thể vươn xa và tiếp cận các vị trí khó tiếp cận, hay thậm chí một số thiết bị sở hữu tầm với âm, cho phép người vận hành tiếp cận các vị trí bên dưới bề mặt mà thiết bị đang đứng, như bên dưới cầu, hoặc bên dưới bề mặt hố..
=> Xe nâng người dạng cần thẳng Telescopic Boom Lift (hay còn gọi là xe nâng người dạng ống lồng) là loại xe có cần nâng thẳng gắn vào khung nâng, gồm hai hay nhiều ống thép lồng vào nhau.
♦ Đặc điểm kỹ thuật:
– Để có thể nâng, hạ, di chuyển người và thiết bị, dụng cụ làm việc một cách an toàn, xe nâng người có cấu tạo và nguyên lý hoạt động rất chặt chẽ
– Cấu tạo: Gồm thân xe, bánh xe, cần nâng, sàn nâng, hệ thống thủy lực, hệ thống điện, hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn và cảnh báo, hệ thống xử lý khẩn cấp.
– Động cơ vận hành: Thủy lực, điện, dầu diesel, xăng, gas, Hybrid
– Loại lốp: Bánh cao su (bánh hơi hoặc bánh đặc)
– Khoảng chiều cao làm việc: 14 – 64 m
– Trọng tải nâng: 227kg
– Công dụng: Thi công nhà xưởng mới, dựng vách, lắp ráp kết cấu, đường ống trên cao, lắp kính, bảo trì, bảo dưỡng công trình xây dựng…
– Phạm vi sử dụng: Dùng ở các vị trí xa, cần tầm với cao, khó tiếp cận, phù hợp với nhiều loại địa hình.
♦ Ứng dụng:
Xe nâng người dạng cần thẳng Telescopic Boom Lift thường được dùng để thi công nhà xưởng mới, dựng vách, lắp ráp đường ống trên cao, kính của công trình xây dựng. Xe dược sử dụng ở các vị trí xa, cần tầm với cao và phù hợp với mọi loại địa hình
♦ Lợi ích của xe nâng người telescopic boom lift
– An toàn và hiệu quả: sàn làm việc chắc chắn, có lan can bảo vệ an toàn. Xe vận hành dễ dàng, nâng hạ và di chuyển nhanh chóng nên tiết kiệm được thời gian và nhân công làm việc.
– Linh động, dễ dàng tiếp cận được nhiều địa hình, vị trí làm việc khác nhau.
– Dễ dàng bảo dưỡng để tăng độ bền cho sản phẩm. Khi sử dụng xe nâng để làm việc sẽ mang đến sự chuyên nghiệp hơn làm việc bằng giàn giáo.
– Tiết kiệm chi phí đầu tư, đa công dụng: xe nâng có tuổi thọ cao, làm việc được ở mọi địa hình linh hoạt.
– Thân thiện với môi trường, không thải ra khí độc, khói bụi.
■ Tuy nhiên củng có mặt hạn chế như : xe nâng người có giá thành cao hơn so với sử dụng giàn giáo thông thường.
2. Quá Trình Kiểm Định Xe Nâng Người Telescopic Boom Lift
Chúng ta điều thấy hiện nay, việc sử dụng xe nâng người trong đời sống, sản xuất củng đang rình gập nhiều mối nguy hiểm .Hầu hết các xe nâng người hiện nay ở Việt Nam được nhập mới, củ từ nước ngoài về sử dụng. Cho nên cũng không thể không hoài nghi về chất lượng của xe nâng người chúng ta đang sử dụng có được đảm bảo hay không. Nếu kỹ thuật không đảm bảo, chất lượng không tốt, dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Kiểm định xe nâng người hay kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng người là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị. Kiểm định xe nâng người là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này.
=> Tất cả các loại xe nâng người bắt buộc đều phải kiểm định kỹ thuật an toàn khi đưa vào sử dụng
♦ Lợi ích kiểm định xe nâng người
Thiết bị xe nâng người nên được kiểm định định kỳ để đảm bảo được độ an toàn. Ngoài ra, tác dụng của kiểm định xe nâng người còn được thể hiện qua:
– Nâng cao năng suất làm việc, lao động do thiết bị đã được kiểm tra an toàn, làm việc không bị gián đoạn.
– Kiểm định xe nâng người giúp hạn chế được tai nạn nghề nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người vận hành Từ đó, làm giảm chi phí bồi thường.
– Kiểm định xe nâng người này là bằng chứng để chứng minh độ an toàn với khách hàng cũng như các đơn vị bảo hiểm.
– Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về pháp luật.
– Đảm bảo an toàn cho con người, hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
– Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
♦ Những tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình áp dụng kiểm định xe nâng người
– QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
– QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
– QTKĐ18:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng người
– TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
– TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
– TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
– TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
– TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại
♦ Các hình thức kiểm định xe nâng người:
– Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
– Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
– Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
♦ Quy trình kiểm định xe nâng người được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng người
Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng
Xem xét bản vẽ, lý lịch xe nâng người, Bản vẽ cấu tạo các cơ cấu nâng hạ, bản vẽ nguyên lý điện điều khiển
Quy trình vận hành và xử lý sự cố
Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra vị trí lắp đặt
Xem xét kỹ thuật các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng (Kết cấu kim loại chịu lực, sàn công tác, lan can bảo vệ, cáp, hệ thống thủy lực, cơ cấu truyền động, đối trọng và các cơ cấu an toàn chống quá tải. Bộ phận khống chế độ nghiêng, tầm với …)
Kết hợp các phương pháp kiểm tra không phá hủy để phát hiện các khuyết tật kim loại, mối hàn trên các bộ phận nâng hạ.
Bước 3: Thử nghiệm
– Thử nghiệm ở chế độ không tải: Vận hành thiết bị ở chế độ không tải, kiểm tra hoạt động của các cơ cấu truyền động, các cơ cấu an toàn, cơ cấu nâng hạ …
– Thử nghiệm với tải trọng quy định:
+ Thử tải tĩnh với tải trọng thử bằng 125% SWL hoặc bằng 125% Q(sd) trong thời gian 10 phút
+ Thử tải động ở mức tải bằng 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd)
+ Thử thiết bị không chế quá tải bằng (100% + 10%) SWL kiểm tra hoạt động của hệ thống chống quá tải
+ Kiểm tra hệ thống cứu hộ ở mức thử bằng 100% SWL kiểm tra tác động của hệ thống khi ngắt nguồn động lực cung cấp.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định xe nâng người
Lập biên bản kiểm định xe nâng người có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch thiết bị, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
♦ Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng người là 01 năm
♦ Chi phí kiểm định xe nâng người dạng cần thẳng Telescopic Boom Lift là bao nhiêu ? Và các khu vực đã kiểm định
Chi phí kiểm định xe nâng người cần thẳng telescopic boom lift được dựa trên công suất, tải trọng nâng, quy mô của loại xe nâng người mà đơn vị chế tạo đã công bố. Quý khách có nhu cầu thực hiện kiểm định xe nâng người Telescopic Boom Lift vui lòng liên hệ công ty chúng tôi để được tư vấn, trao đổi và báo giá chi tiết. Với phương châm luôn đặt chất lượng kỹ thuật kiểm định lên hàng đầu để đối tác có thể vận hành máy móc an toàn ở mức cao nhất , Chúng tôi đã thực hiện kiểm định xe nâng người tại nhiều khu công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương và các tỉnh thành lân cận khác.