KIỂM ĐỊNH MÁY UỐN SẮT Reviewed by Momizat on . Máy uốn sắt là gì? Đây là loại máy được sử dụng trong ngành xây dựng và một số ngành nghề khác có liên quan. Thông thường, người dùng hay biết đến loại máy cắt Máy uốn sắt là gì? Đây là loại máy được sử dụng trong ngành xây dựng và một số ngành nghề khác có liên quan. Thông thường, người dùng hay biết đến loại máy cắt Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH MÁY UỐN SẮT

KIỂM ĐỊNH MÁY UỐN SẮT



  1. Máy uốn sắt là gì?
  • Đây là loại máy được sử dụng trong ngành xây dựng và một số ngành nghề khác có liên quan. Thông thường, người dùng hay biết đến loại máy cắt sắt, tuy nhiên máy uốn sắt cũng có công dụng không hề thua kém.
  • Nó có cấu tạo dễ vận hành và mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm được nguồn nhiên liệu cũng như sức lao động khá lớn.
  1. Công dụng của máy uốn sắt:
  • Tương tự như nhiều loại máy móc khác, máy uốn sắt cũng đảm nhận nhiệm vụ và công năng riêng. Nếu như máy trộn được sử dụng để trộn bê tông thành những khối bê tông tương để phục vụ cho công trình, máy uốn sắt có chức năng uốn, nắn, định hình các thanh la sắt.
  • Trong quá trình sản xuất nguyên liệu sắt thép, vì điều kiện nhà xưởng không cho phép. Mỗi khi ra lò các mảnh sắt thép sẽ không đạt được khói sắt đủ cho hình dạng tròn, dẹp, thẳng tắp…theo đúng với yêu cầu mà người dùng đưa ra. Vốn dĩ, những thanh la sắt cao tới gần trăm mét trong khuôn bê tông. Vì vậy, những khối bê tông như là những thanh sắt sẽ được nối với nhau thông qua máy uốn sắt.
  • Bên cạnh đó, nhằm tiết kiệm chi phí cho quá trình vận chuyển, và cả diện tích xe chứa mỗi lần nhập hàng, các thanh sắt sẽ được uốn lại theo hình tròn. Và khi cần sử dụng trong quá trình xây dựng công trình các thanh sắt sẽ được máy uốn sắt chỉnh lại thành hình thẳng hoặc những hình thù như thế nào là tùy vào yêu cầu của mỗi bản thiết kế khác nhau.
  • Công dụng của máy uốn sắt thép không chỉ dừng lại ở việc uốn theo hình thẳng mà nó còn giúp định hình theo yêu cầu.
  1. Phân loại máy uốn sắt

Với nhu cẩu sử dụng máy uốn sắt ngày càng nhiều của khách hàng chính vì thế trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều loại máy với thiết kế và thông số kỹ thuật khác nhau. Máy uốn sắt được phân loại như sau:

a. Máy uốn sắt bằng điện:

Đây là loại máy sử dụng động cơ điện để uốn cong các loại sắt thép, inox hình dạng ống hoặc hộp. Tùy theo nhu cầu của khách hàng cần xử lý như nào thì sẽ có bộ khuôn kèm theo. Và mỗi loại ống hộp với kích thước khác nhau thì dùng khuôn xử lý khác nhau.

Đặc điểm của máy

  • Khả năng uốn nhiều loại ống có kích thước và độ dày khác nhau.
  • Uốn theo hình tròn, cung tròn đa dạng.
  • Hệ thống trục, bánh răng được chế tạo đúng kỹ thuật đảm bảo khả năng cứng vững và chịu mài mòn cao. Nên có thể làm việc lâu dài và ổn định.
  • Công suất lớn nên máy hoạt động mượt mà, trơn tru.

b. Máy uốn sắt sử dụng thủy lực:

Là loại máy hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa các hệ thống xylanh thủy lực và khuôn uốn. Về vận hành và thao tác trên máy uốn loại này cũng rất đơn giản. Cũng giống như loại sử dụng điện, mỗi loại kích thước sẽ dùng một khuôn khác nhau.

c. Van uốn sắt bằng tay loại nhỏ:

Ngoài những loại máy trên còn có vam uốn kim loại bằng tay. Chuyên dùng uốn các loại vật liệu mỏng kích thước nhỏ hơn 1mm và là những vậy liệu mềm dễ uốn như nhôm, đồng.

  1. Cấu tạo:

Kết cấu cơ bản của máy bao gồm những bộ phận chính như:

  • Motor 2 – 3 hp – là motor rất bền, ổn định trong thời gian dài.
  • Thanh nắn, uốn sắt được gia công hoàn toàn bằng thép Nhật Bản, chống mài mòn và chịu áp lực cao cực kỳ tốt
  • Hệ thống bẻ góc theo điều khiển của người vận hành.
  • Hệ thống thùng nhớt chuyên dụng cho thiết bị. Là nhớt RS68, thường có dung tích 70 lít
  • Bơm và van bơm thủy lực (đây là một hệ thống). Gồm 2 van hai đầu và 1 van một đầu. Làm nhiệm vụ bơm nhớt và cung cấp cho máy hoạt động.
  • Hệ thống Encoder có tới 600 xung. Nhiệm vụ chính là đọc thông số yêu cầu về kích thước, độ cong, sản phẩm sắt thép cần uốn. Là bộ phận cực kỳ quan trọng, quyết định đến công suất, hiệu quả hoạt động của máy.
  • Bảng điều khiển có phiên bản tiếng Việt, nên rất dễ sử dụng. Phần tủ điện tự động được lắp đặt bằng màn hành PLC loại 5 inch chữ lớn nên khá dễ đọc

5. Nguyên lý hoạt động

  • Khi động cơ hoạt động sẽ truyền động tới bánh răng thẳng cấp II qua đai, sau đó bánh răng cấp II truyền năng lượng tới bánh xe lái thông qua hình xoắn ốc để đĩa làm việc được lắp đặt trên trục chính có được năng lượng tạo thành momen xoắn trong quá trình uốn.
  • Trong quá trình đó, máy thay đổi tốc độ uốn bằng cách truyền động đến bánh răng to hoặc nhỏ.
  1. Ứng dụng:
  • Máy uốn sắt thường được sử dụng tại các công trường xây dựng lớn để uốn các thanh thép có kích thước lớn thành các hình dáng khác nhau, đáp ứng yêu cầu đa dạng trong xây dựng hiện nay.
  1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy uốn sắt

Khi sử dụng máy uốn sắt cần lưu ý những vấn đề sau:

  • An toàn điện
  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ
  • Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng máy
  • Áp lực lên máy uốn sắt
  • Cố định máy uốn sắt có bánh xe di chuyển

8. Kiểm định máy uốn sắt là gì? Tại sao phải kiểm định máy uốn sắt?

  • Mỗi sản phẩm khi được đưa ra thị trường cần phải trải qua một quá trình khép kín. Một quy trình kiểm tra, thử nghiệm nghiêm ngặt. Thì mới đảm bảo được tính an toàn hiệu quả của nó. Trong việc hỗ trợ con người làm việc mà không mang đến sự bất lợi cho con người.
  • Với máy uốn sắt cũng vậy, là một loại máy được sử dụng để uốn kim loại thì các yếu tố an toàn càng cần phải được đặt lên hàng đầu. Mà để đảm bảo chất lượng nhất thì máy cần được kiểm định theo đúng những tiêu chuẩn mà nhà nước đưa ra.
  • Máy cần được nghiên cứu, thử nghiệm thực tế và kiểm tra kỹ thuật về các thông số an toàn cũng như hiệu suất làm việc của máy.
  • Đây là một khâu bắt buộc đối với bất cứ sản phẩm nào cũng như đối với máy uốn sắt. Nó giúp bạn xác định được rõ ràng những thông số kỹ thuật của máy có đúng không, có chuẩn không và đảm bảo được an toàn không.
  1. Quy định, quy chuẩn về kiểm định máy uốn sắt

Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 05/10/2020) ngày 20/08/2020 “Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”.

  • Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
  • Kiểm định máy uốn sắt được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….

10. Quy trình kiểm định máy uốn sắt:

Khi thực hiện kiểm định, các kiểm định viên phải tiến hành lần lượt các bước:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy uốn sắt.
  • Kiểm định bên ngoài.
  • Kiểm định kỹ thuật chi tiết bên trong.
  • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm.
  • Vận hành thử chức năng hoạt động.
  • Xác nhận kết quả kiểm định.
  • Xử lý kết quả kiểm định:
  • Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số máy uốn sắt đạt yêu cầu
  • Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

11. Kiểm định máy uốn sắt ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định máy uốn sắt uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định máy uốn sắt trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top