KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN Reviewed by Momizat on . Máy phát điện là gì? Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là c Máy phát điện là gì? Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là c Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN

KIỂM ĐỊNH MÁY PHÁT ĐIỆN



  1. Máy phát điện là gì?

Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác. Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Hiện nay trên thị trường đang phổ biến hai loại máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu.

  1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện

a. Cấu tạo

Máy phát điện có các thành phần chính như sau:

  1. Động cơ
  2. Máy phát điện
  3. Hệ thống nhiên liệu
  4. Bộ điều chỉnh điện áp
  5. Hệ thống làm mát và xả
  6. Hệ thống bôi trơn
  7. Sạc pin
  8. Bảng điều khiển
  9. Khung chính

b. Nguyên lý hoạt động của các thành phần chính trong máy phát điện

  1. Động cơ:

Là nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Nguồn nhiên liệu của máy phát điện thường là Diesel, xăng, Propan (ở dạng lỏng và dạng khí) hoặc là khí thiên nhiên. Đối với động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy bằng dầu Diesel, Propan lỏng hoặc khí tự nhiên. Ngoài ra thì có một số máy dùng nguồn nhiên liệu kép là nhiên liệu Diesel và khí đốt. (cần lưu ý khi Kiểm định máy phát điện)

  1. Đầu phát:

Đầu phát của máy phát điện bao gồm tập hợp các bộ phận tĩnh, và các thành phần có thể di chuyển được. Có công dụng sản xuất điện từ các nhiên liệu cơ học được cung cấp cho máy.

Các bộ phận có trong đầu phát:

• Stata: Là một thành phần không thể di chuyển. Được cấu tạo bởi tập hợp các dây dẫn điện quấn lại thành dạng cuộn trên lõi sắt.
• Rato: là một bộ phận chuyển động tạo ra từ trường quay.

  1. Hệ thống nhiên liệu:
  • Sự phối hợp các bộ phận của hệ thống nhiên liệu vô cùng nhuần nhuyễn, tương trợ lẫn nhau. Hệ thống nhiên liệu gồm có bình bơm nhiên liệu, bình lọc tự nhiên hoặc kim phun, ống thông gió. Tất cả những bộ phận này đều giữ một chức năng quan trọng, giúp cho nhiệm vụ cung cấp và điều phối nhiên liệu trong máy phát điện vận hành máy hoạt động trơn tru hơn.
  • Ống nổi từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ: là dòng cung cấp hướng dẫn nhiên liệu và ra động cơ.
  • Ống thông gió bình nhiên liệu: các bồn chứa nhiên liệu có một đường ống thông gió để ngăn chặn sự gia tăng áp lực hoặc chân không trong quá trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa. Khi nạp đầy bình nhiên liệu sẽ đảm bảo sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ và bể nhiên liệu để ngăn ngừa tia lửa có thể gây hỏa hoạn.
  • Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu đến các đường ống cống: việc làm này sẽ hạn chế nhiên liệu không làm đổ chất lỏng lên máy phát điện khi bị tràn trong quá trình bơm.
  • Bình lọc nhiên liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng để bảo vệ các thành phần khác trong nhiên liệu tổng hợp.
  • Kim phun: phun chất lỏng dưới dạng phun sương bằng đốt động cơ.

4. Ổn áp:

Điện áp đầu ra của toàn hệ thống đều nhờ vào hoạt động của ổn áp. Khi các bộ phận trước hoạt động ổn định, tạo ra được dòng điện thì chính ổn áp sẽ làm cho dòng điện hoạt động ổn định hơn.

  1. Hệ thống làm mát:
  • Khi máy hoạt động quá nhiều và liên tục thì hiện tượng vật lý tự nhiên là các động cơ sẽ làm nóng máy. Hệ thống làm mát chính là bộ phận quan trọng khắc phục sự cố này. Cụ thể là hệ thống có thể thu hồi nhiệt.
  1. Hệ thống xả:
  • Tác dụng: xử lý khí thải thoát ra từ máy phát điện. Ống xả thường được làm bằng gang, sắt rèn hoặc thép. Ống xả thường gắn liền với động cơ bằng cách sử dụng kết nối linh hoạt để giảm thiểu rung động và ngăn ngừa thiệt hại cho hệ thống ống xả của máy phát điện. Các ống xả thông ra ngoài trời và dẫn đi từ cửa ra vào, cửa sổ và những lối khác.
  • Hệ thống ống xả của máy phát điện không kết nối với bất kỳ thiết bị khác.
  1. Bộ nạp ắc quy:
  • Nhiệm vụ của bộ sạc là giữ cho pin của chiếc máy phát luôn đầy ắp, không làm gián đoạn máy phát giữa chừng với một điện áp thả nổi chính xác. Bạn biết rằng trong trường hợp điện áp thả nổi thấp, pin sẽ bị nộp thiếu. Ngược lại nếu điện áp thả nổi cao thì lại ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Chất liệu của bộ sạc ắc quy làm từ thép không gỉ, ngăn ngừa sự ăn mòn.
  1. Thiết bị điều khiển:
  • Hệ thống điều khiển gồm có bộ điều khiển đóng/ ngắt, đồng hồ mạch điện 3 pha, đồng hồ đo áp hay công tắc lựa chọn, đồng hồ tần suất hoặc đồng hồ báo nhiệt độ nước hay đồng hồ điện áp ắc quy (tuy loại máy phát điện mà sử dụng đồng hồ khác nhau), nút dừng khẩn, chức năng cảnh báo (báo khi tốc độ quá cao hoặc nước có nhiệt độ cao), áp dầu thấp, xung điện thất bại và bộ phận bảo hộ.
  1. Kết cấu khung chính của máy:
  • Khung chính của máy phát điện xoay chiều 3 pha ở Vinafarm được thiết kế hỗ trợ cơ sở cấu trúc. Khung chính của máy cho phép tạo ra sự nối đất một cách an toàn.

c. Nguyên lý hoạt động máy phát điện xoay chiều:

Kiểm định máy phát điện
  • Máy phát điện xoay chiều 1 pha
  • Máy phát điện xoay chiều 1 pha hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Đơn giản, một đầu phát gồm một cuộn dây đồng quấn quanh lõi kim loại (phần ứng). Phần ứng quay giữa các nam châm đứng yên để tạo ra hiệu điện thế, từ đó dòng điện được tạo ra.
  • Lý thuyết cũng nói rằng số vòng quay của cuộn dây càng cao thì hiệu điện thế càng cao. Nhiều cuộn dây hơn có nghĩa là nhiều điện áp hơn. Tốc độ quay của phần ứng càng cao thì điện áp cảm ứng càng lớn. Hơn nữa, cường độ lớn hơn của nam châm cao hơn là điện áp cảm ứng.
  • Do đó bằng cách điều chỉnh số vòng của cuộn dây, số cuộn dây, tốc độ quay phần ứng và cường độ của từ trường. Ta có thể tạo ra điện áp mong muốn.
  • Máy phát điện xoay chiều một pha là máy phát điện tạo ra điện áp trong một sóng duy nhất xen kẽ. Miễn là phần ứng quay và có từ trường. Loại máy phát điện này cung cấp điện áp dao động lên xuống theo chu kỳ sóng. Vì vậy, máy phát điện xoay chiều 1 pha rất hữu
  • Máy phát điện xoay chiều 3 pha:
  • Tuân theo định luật Faraday, máy phát điện tạo ra điện áp khi phần ứng là các cuộn dây quấn trên lõi kim loại quay trong từ trường do hai nam châm tạo ra.
    Máy phát điện xoay chiều 3 pha đơn giản là ba máy phát điện xoay chiều 1 pha. Các máy phát điện này chạy tuần tự với độ lệch 120 độ cùng một lúc. Do đó, máy phát điện tạo ra ba sóng điện áp xoay chiều một chu kỳ. Việc này tạo điều kiện cung cấp điện áp ổn định và nhất quán. Loại máy phát điện này rất hữu ích khi yêu cầu điện năng cao và không đổi.
  • Máy phát điện ba pha xoay chiều có hai loại kết nối: kết nối delta và kết nối Wye. Trong kết nối Delta, các đầu của ba cuộn dây nối với nhau để tạo thành một vòng khép kín. Trong kết nối Wye, một đầu của mỗi cuộn dây nối với nhau để lại các đầu còn lại kết nối bên ngoài tạo thành hình chữ Y.
    Trên đây là nguyên lý của từng loại máy phát điện. Hy vọng với những thông tin của chúng tôi bạn đọc có thể biết cách sử dụng, vận hành và bảo dưỡng máy phát điện đúng cách.

3. Vai trò và những điều cần lưu ý khi sử dụng máy phát điện

a. Vai trò

Cuộc sống ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng cao, cùng với đó là các hoạt động văn hóa xã hội, sản xuất kinh doanh thì nguồn điện đóng vai trò không thể thiếu. Tuy nhiên, hiện nay nguồn điện lưới không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ 100% nhu cầu sử dụng của con người, bởi vậy mà vai trò của máy phát điện rất quan trọng và cần thiết.

b. Những lưu ý an toàn

Yêu cầu đóng tải phải đóng từ tải lớn đến tải nhỏ .

Không để cho máy chạy quá mức, khi động cơ hoạt động quá tải sẽ làm cho gãy trục cơ, máy nóng bó piston

Trong khi máy làm việc nên thường xuyên đi xung quanh kiểm tra tình trạng kỹ thuật, kiểm tra áp suất dầu, nhiệt độ nước cũng như đồng hồ V, Hz, A.

  • Cần phải thường xuyên vệ sinh trước và sau khi vận hành máy phát điện xoay chiều 3 pha
  • Chuẩn bị thiết bị phòng chống cháy nổ để đề phòng sự cố bất đắc dĩ.
  • Không tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật nếu chưa biết rõ. Khi mua máy cũng cần tìm hiểu chi tiết về thông tin này.
  • Sau 200 giờ hoạt động thì kiểm tra lại nhiên liệu lần nữa.

Máy phát điện có phải kiểm định không, kiểm như thế nào?

Máy phát điện là thiết bị cung cấp điện năng với công suất lớn, nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất tại các doanh nghiệp. Máy phát điện nếu có xảy ra sai sót kĩ thuật hoặc không đủ tiêu chí an toàn có thể gây hại đến tính mạng người lao động. Vì thế máy phát điện và một số thiết bị điện khác cần được kiểm định kỹ càng để đảm bảo an toàn cho con người

Kiểm định máy phát điện là gì?

Máy phát điện có phải kiểm định không? Kiểm định nội dung gì?

Kiểm định là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy phát điện theo các quy tắc kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn an toàn sau khi chế tạo và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng là điều cần thiết.

  1. Quy định và các quy chuẩn kiểm định máy phát điện

Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/03/2020) ngày 30/12/2019 “Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”.
TCVN 6627-1 (IEC 60034-1), Máy điện quay – Phần 1: Thông số đặc trưng và tính năng.
TCVN 7144-4 (ISO 3046-4), Động cơ đốt trong kiểu pit tông – Đặc tính – Phần 4: Điều chỉnh vận tốc.
TCVN 7144-5 (ISO 3046-5), Động cơ đốt trong kiểu pit tông – Đặc tính – Phần 5: Dao động xoắn.
TCVN 9729-1 (ISO 8528-1), Tổ máy phát điện xoay chiều dẫn động bởi động cơ đốt trong kiểu pit tông – Phần 1: Ứng dụng, công suất danh định và tính năng.
TCVN 9729-2 (ISO 8528-2), Tổ máy phát điện xoay chiều dẫn động bởi động cơ đốt trong kiểu pit tông – Phần 2: Động cơ.
TCVN 9729-3 (ISO 8528-3), Tổ máy phát điện xoay chiều dẫn động bởi động cơ đốt trong kiểu pit tông – Phần 3: Máy phát điện xoay chiều cho tổ máy phát điện.
TCVN 9729-12 (ISO 8528-12), Tổ máy phát điện xoay chiều dẫn động bởi động cơ đốt trong kiểu pit tông – Phần 12: Cung cấp nguồn điện khẩn cấp cho các thiết bị an toàn

Quy trình kiểm định máy phát điện

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy phát điện
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt.
  • Kiểm tra các thông số của máy phát điện
  • Kiểm tra bộ điều khiển.
  • Kiểm tra các thiết bị đóng ngắt nguồn điện và cá thiết bị cảnh báo.
  • Kiểm tra các đồng hồ báo và các thiết bị hiển thị.
  • Kiểm tra toàn bộ các vấn đề an toàn về điện.
  • Kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu, hút xả khí, bộ khởi động hệ, thống bôi trơn.
  1. Kiểm tra vận hành
  • Khởi động máy, sau khi máy đã chạy ổn định từ 3 – 5 phút, vòng quay đạt yêu cầu, tiếng máy êm, đều, nhiệt độ nước làm mát bắt đầu tăng, không có tiếng va đập bất thường của kim loại….
  • Kiểm tra các thông số liên quan đến chất lượng nguồn cung cấp thông qua hệ thống đồng hồ chỉ báo trên mặt máy như áp, dòng, tần số, áp lực đầu nhớt, đếm giờ chạy máy….

• Đo đạc các thông số (Độ rung, độ ồn, ánh sáng, nhiệt độ, O2, H2S, CO, LEL). Quy chuẩn độ ồn QCVN 26
• Kiểm tra cách điện (> 0,5 MΩ), tiếp đất (< 4Ω)
• Kiểm tra vận hành không tải, có tải và xác định các thông số theo hồ sơ thiết kế.

  1. Thời hạn kiểm định của máy phát điện

Công tác kiểm định máy phát điện được thực tại các thời điểm:

  • Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
  • Thời hạn kiểm định theo chu kỳ 1 năm hoặc theo chế độ phù hợp với loại máy củng như tần suất sử dụng máy
  • Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt hoặc sau khi thay thế, sửa chữa. Khi thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top