KIỂM ĐỊNH MÁY MÀI CẦM TAY
- Cấu tạo sơ lược
Cấu tạo máy mài cầm tay được thiết kế tạo nên một thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng.
- Nút nguồn: Đây là bộ phận quan trọng của máy mài. Giúp thực hiện quá trình khởi động và tắt máy.
- Vành chắn máy mài: Giúp bảo vệ bạn khỏi những mảnh vỡ, bụi bặm từ vật liệu mài khi mài.
- Chổi than: Cung cấp điện năng và hỗ trợ máy làm việc hiệu quả. Máy sẽ ngưng hoạt động khi than mòn và bạn cần thay mới.
- Những bộ phận khác: Cờ lê hàm giúp cố định hướng mài, nút khóa trục để khóa chặt các phụ kiện sau khi gắn vào máy.
2.Kiểm định máy mài cầm tay là gì?
Kiểm định máy mài là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo; trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
- Tại sao phải kiểm định máy mài cầm tay.
- Những rủi ro, tai nạn lao động do máy mài gây nên có thể là điện giật, bụi, rung ồn,…. Vậy nên, việc kiểm định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị xung quanh.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
- Thông qua quá trình kiểm định để biết được tình trạng của máy, kịp thời phát hiện những hư hỏng, sai sót để khắc phục, có phương án sửa chữa phù hợp.
- Giúp người lao động, người sử dụng an tâm hơn trong quá trình làm việc, đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
- Điều kiện an toàn để khách hàng yên tâm khi mua máy, sử dụng máy.
- Các bộ phận của máy mài
4.1. Nút nguồn
- Nút nguồn là bộ phận cấu tạo quan trọng không thể thiếu của máy mài. Đa số các nhà sản xuất máy mài đều thiết kế nút nguồn theo nguyên tắc giúp bạn có thể dùng ngón tay nhấn vào khởi động máy và nhả ra khi bạn dừng sử dụng.
- Ngoài ra, trên thị trường vẫn có nhiều mẫu máy mài cầm tay được thiết kế có nút nguồn On/Off ở dạng đẩy trượt với mục đích duy trì hoạt động của máy mà bạn không cần phải liên tục nhấn vào nút nguồn.
4.2. Vành chắn máy mài góc
- Đối với máy mài góc cầm tay thì vành chắn là một trong các bộ phận cấu tạo của máy mài góc có chức năng bảo vệ người sử dụng khỏi những mãnh vỡ cũng như bụi bắn ra ngoài ngay khi mài. Hơn nữa, bộ phận vành chắn bảo vệ này có thể xoay chuyển dễ dàng giúp việc sử dụng máy mài của bạn trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
Chú ý: Bạn tuyệt đối không nên sử dụng máy mài cầm tay mà không có vành chắn bảo vệ mặc dù vành chắn khi được tháo ra thì việc quan sát của bạn sẽ thuận tiện hơn.
4.3. Chổi than
- Một bộ phận nhỏ vô cùng quan trọng trong cấu tạo của máy mài góc cầm tay chính là chổi than mà không phải ai cũng biết. Bộ phận nhỏ này nằm bên ngoài mô tơ và hỗ trợ mô làm việc được hiệu quả hơn.
- Bản chất thì lõi quay Roto của mô tơ cần phải được nối vào phần tính Stato và để thực hiện được điều này, một cuộn dây bằng đồng hoặc bằng thau được cố định với trục lò xo và được ép bên trong chổi than nhằm dẫn và cung cấp điện năng. Sau một thời gian sử dụng hoặc lâu không sử dụng bạn nên kiểm tra lại chổi than vì khi bị mòn đi sẽ làm cho máy mài ngừng hoạt động.
- Để thay mới chổi than cho máy mài cầm tay bạn chỉ cần tháo hai con ốc ở hai bên của thân máy ra lắp chổi than mới vào và bắt lại vít như cũ.
4.4. Các bộ phận khác của máy
Ngoài ra, các bộ phận khác của máy mài cầm tay có thể kể đến như: Cờ lê hàm để cố định có chức năng cố định hướng mài, đây cũng là bộ phận quan trọng của máy mài góc. Bên cạnh đó, mỗi chiếc máy mài góc đều có nút khóa trục cho phép bạn khóa chặt các phụ kiện như đá mài, đá cắt hoặc lưỡi cắt sau khi gắn vào máy. Các sản phẩm máy mài thế hệ mới hiện nay như máy mài cầm tay Ferm được trang bị kèm theo một tay cầm bên có thể tháo lắp dễ dàng.
- Các bước kiểm định máy mài
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm
- Kiểm tra vận hành
- Xử lý kết quả kiểm định
Chú ý: Thứ tự các bước trong quy trình được thực hiện lần lượt, bước tiếp theo chỉ được thực hiện khi kết quả bước trước đó đạt yêu cầu.
Sau khi hoàn thành, kết quả đạt yêu cầu, kiểm định viên thành lập 02 biên bản, thông qua với đối tác, ký tên và mỗi bên giữ một bản.
Nếu kết quả không đạt thì ghi rõ trong biên bản, có đề nghị phương án khắc phục. Sau khi cơ sở khắc phục thì sẽ thực hiện kiểm định lại.
- Chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lý lịch của máy: Bản vẽ, bản hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng; Hồ sơ xuất xưởng; Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp.
- Ngưng hoạt động máy để phục vụ kiểm định.
- Cử người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và ký biên bảo kiểm đinh. Bố trí công nhân vận hành máy khi thử máy.
- Các yếu tố môi trường và thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
Điều kiện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
- Các hình thức kiểm định máy mài
- Kiểm định lần đầu: là hình thức kiểm định khi máy vừa mới xuất xưởng hoặc nhập khẩu về. Kiểm định lần đầu tương đối khó khăn hơn, phải thật kỹ và thời gian thực hiện lâu hơn vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho thiết bị, đo đạc các kích thước, vẽ hình, hoàn thiện hồ sơ cho thiết bị,…
- Kiểm định định kỳ: khi hết thời hạn kiểm định lần đầu thì theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ. Thực hiện định kỳ hàng năm trước khi hết hạn lần kiểm định trước. Thời gian thực hiện ngắn hơn vì thông thường sẽ dựa vào các thông số của lần kiểm định trước đó để làm cơ sở đánh giá.
- Kiểm định bất thường: được tiến hành khi thay đổi vị trí, vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và tháo lắp các bộ phận hoặc sau khi tiến hành sửa chữa lớn. Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng, hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Kiểm định bất thường có thể tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ còn hiệu lực.
- Thời hạn kiểm định định kỳ
- Thời hạn kiểm định định kỳ máy mài là 01 năm.
- Tùy thuộc vào thời gian sử dụng và chế độ hoạt động, tình trạng của máy mà tiến hành rút ngắn thời gian kiểm định.
- Hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, cơ sở sử dụng.
- Các nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy mài góc
• An toàn về điện
• Trước khi tiến hành bất cứ thao tác lắp đặt và sửa chữa nào trên máy mài, hay khi di chuyển máy bạn cần rút phích điện ra khỏi ổ cắm nguồn.
• Bạn nhớ lưu ý đến điện thế mà nhà sản xuất cho phép bạn sử dụng với máy mài góc của mình.
• Chỉ khi bắt đầu làm việc bạn mới được cắm nguồn điện cho máy để hạn chế tối đa những rủi ro.
• An toàn về nơi làm việc
• Bạn nên làm việc với máy mài góc hay bất kỳ loại máy mài nào như máy mài thẳng, máy mài 2 đá… ở nơi khô ráo, thoáng mát và hạn chế chứa các vật liệu dễ gây cháy nổ.
• An toàn cá nhân:
• Khi làm việc với máy mài góc, nhớ sử dụng trang phục bảo hộ lao động đặc biệt là gang tay và kính mắt.
• Luôn giữ bản thân tỉnh táo, biết rõ bản thân đang làm gì để tránh những thao tác thừa, gây nguy hiểm đến bản thân và người xung quanh.
• Trong quá trình lầm việc với máy mài góc, bạn nên giữ tư thế đứng thẳng, thoải mái nhất để có thể chủ động trước mọi tình huống xảy ra bất ngờ.