KIỂM ĐỊNH KỆ HÀNG Reviewed by Momizat on . Kệ chứa hàng không chỉ mang tới nhiều lợi ích khi sử dụng mà còn giúp cho các chủ đầu tư tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chính vì vậy, việc kiểm tra sự an toà Kệ chứa hàng không chỉ mang tới nhiều lợi ích khi sử dụng mà còn giúp cho các chủ đầu tư tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chính vì vậy, việc kiểm tra sự an toà Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH KỆ HÀNG

KIỂM ĐỊNH KỆ HÀNG



Kệ chứa hàng không chỉ mang tới nhiều lợi ích khi sử dụng mà còn giúp cho các chủ đầu tư tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chính vì vậy, việc kiểm tra sự an toàn của kệ chứa hàng là vô cùng cần thiết.

Việc kiểm định kệ chứa hàng không chỉ là một việc làm mang tính chất bắt buộc của nhà nước mà còn là một hành động hữu ích mang lại sự an toàn cho chính những người hiện đang sử dụng.

Trong quá trình kiểm định, nếu hệ thống kệ chứa hàng không có vấn đề thì các đơn vị kinh doanh hoàn toàn có thể yên tâm để sử dụng. Trong trường hợp, phát hiện hệ thống kệ có những điểm cần phải khắc phục, sửa chữa thì các nhà kinh doanh cũng nhờ đây để biết đường bảo trì, bảo dưỡng mang lại sự an toàn cho chính mình và nhân công.

I. Khái niệm, cấu tạo, quy cách và cách lắp ráp kệ kho hàng

Quy trình kiểm định kệ chứa hàng đảm bảo chất lượng | Tin tức | Navavina

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh mà có xây dựng kho thì việc thiết kế, lắp đặt kệ kho hàng là điều gần như bắt buộc. Cùng đi tìm hiểu những thông tin chi tiết về kệ kho hàng qua nội dung bài viết chi tiết dưới đây.

  1. Thế nào là kệ kho hàng ?

Kệ kho hàng là một vật dụng được sản xuất từ các nguyên liệu như sắt, thép có chức năng chứa đựng, sắp xếp hàng hóa hay các vật dụng của một đơn vị một cách ngăn nắp, tiết kiệm không gian diện tích cho đơn vị.
Thiết bị lưu trữ này không chỉ giúp tối ưu không gian kho hàng, bảo quản hàng tốt hơn mà còn thuận tiện cho việc xuất nhập hàng hóa của đơn vị, giúp đơn vị tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả.

  1. Phân loại kệ kho hàng

Trên thị trường hiện nay có một số loại kệ kho chứa hàng phổ biến dưới đây:

• Carton Flow Rack: là loại kệ có tải trọng nhẹ được dùng để chứa những hàng hóa có trọng tải nhẹ. Mặt kệ thường được thiết kế bằng các thanh ray và con lăn.
• Double Deep: Là mẫu kệ được sử dụng để lưu trữ hàng hóa có tải trọng nặng, kệ được lắp ghép từ 2 dãy kệ đôi đấu lưng vào với nhau giúp tăng diện tích sử dụng nhà kho.
• Kệ driver in: Được sử dụng nhiều trong các kho hàng công nghiệp, tùy theo nhu cầu sử dụng của đơn vị kệ có thể chứa số lượng pallet khác nhau, chiều cao của kệ có thể lên đến 8 tầng giúp tiết kiệm diện tích hơn 50% so với kệ thông thường.
• Kệ selective: Đây là mẫu kệ phù hợp với mặt hàng nặng, trọng tải lớn, kệ được thiết kế chuyên dụng giúp dễ dàng trong việc nhập xuất hàng hóa, có thể sử dụng với mọi kích thước của pallet. Kệ được lắp đặt bằng bulong nên có thể dễ dàng thay đổi kích theo theo những mục đích chứa hàng khác nhau của đơn vị.

  1. Cấu tạo của kệ kho hàng
Các loại giá kệ kho chứa hàng phổ biến nhất hiện nay

Kệ kho hàng được cấu tạo bởi những bộ phận cấu thành như sau:

• Cột trụ: thường được sử dụng bằng những thanh v lỗ chân trụ
• Thanh giằng: kết nối 2 bên của cột trụ
• Thanh beam: khung đặt mâm tầng
• Mâm tầng: chứa đựng hàng hóa
• ốc vít: sử dụng để nối thanh bem với cột trụ
• ke góc: kết nối giữa chân trụ và thanh bem

  1. Cách lắp đặt kệ kho hàng

Bước 1: dựng 2 thanh cột trụ nằm song song với nhau, chiều rộng bằng khoảng rộng của mâm tầng. Lưu ý với mâm tầng 1 phải cách mặt đất từ 10 cm trở lên
Bước 2: Lắp đặt các thanh giằng kết nối 2 thanh cột trụ lại với nhau bằng các ốc vít, tiếp theo lắp đặt thanh beam vít với cột trụ bằng các ốc vít. Tùy theo số lượng tầng của kệ kho hàng mà tương ứng với số lượng thanh beam.
Bước 3: Đặt mâm tầng xuống khung thanh beam sao cho vừa khít là bạn đã hoàn thanh khâu lắp đặt.

  1. Những ưu điểm của kệ kho hàng
Tại sao nên sử dụng kệ kho hàng

• Mang lại sự an toàn cho hàng hóa: Hàng hóa để trong kho là tài nguyên rất quan trọng của mỗi đơn vị, giúp đơn vị duy trì và phát triển kinh doanh sản xuất. Vì vậy kệ kho hàng sẽ mang lại sự an toàn cho hàng hóa của các đơn vị, tránh khỏi các yếu tố như hao mòn, nấm mốc… theo thời gian. Đặc biệt với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều ở nước ta thì việc thiết kế một chiếc kệ kho đựng hàng là rất cần thiết và quan trọng.
• Dễ sử dụng, dễ lắp ráp: Việc lắp ráp một chiếc kệ kho chứa hàng tương đối đơn giàn và không mất quá nhiều thời gian. Bạn có thể sắp xếp hàng hóa hay lấy hàng từ kệ ra một cách nhanh chóng, thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa.
Ngoài ra những chiếc kệ này có thể thay đổi khoảng cách giữa các tầng giúp bạn có thể chứa được nhiều hàng hóa có kích thước khác nhau.
• Chứa đựng nhiều hàng hóa có trọng tải khác nhau: Kệ kho hàng có thể chứa được đa dạng các mẫu mã, chủng loại hàng hóa có trọng tải từ nhẹ đến lớn, là giải pháp tối ưu cho nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh khác nhau.
• Bạn cũng có thể thiết kế một chiếc kệ kho hàng theo nhu cầu, mục đích sử dụng của đơn vị mà không cần phải làm theo khuôn mẫu sẵn.
• Các vật liệu sử dụng lắp ráp kệ kho hàng đều làm bằng thép và sắt có khả năng chịu lực cao, độ bền của sản phẩm trong nhiều năm.

II. Tiêu chuẩn dùng để kiểm định kệ chứa hàng

Kệ chứa hàng ngoài trời

Để đánh giá, kiểm tra kệ chứa hàng một cách khách quan và chính xác nhất. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền luôn tuân theo những tiêu chuẩn, quy chuẩn đã có sẵn. Khi kiểm định cần phải đánh giá các tiêu chuẩn thiết yếu như:

• Tiêu chuẩn về thiết kế.
• Tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật và cách chế tạo kệ chứa hàng.
• Tiêu chuẩn về vật liệu sử dụng.

Ngoài ra, còn có rất nhiều những tiêu chuẩn khác cần phải tuân theo.

III. Quy trình kiểm định kệ chứa hàng đảm bảo chất lượng

Qúa trình kiểm định kệ chứa hàng chỉ được phép thực hiện khi hệ thống kệ chứa hàng đã được lắp ráp một cách hoàn chỉnh. Trong quá trình kiểm định, cần phải tuân thủ đúng với các tiêu chuẩn an toàn lao động.
Quy trình kiểm định kệ chứa hàng đảm bảo chất lượng được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra kỹ lưỡng về hồ sơ kỹ thuật của kệ chứa hàng

• Tiến hàng kiểm tra đánh giá về bản vẽ thiết kế, bản thuyết trình tính toán và hồ sơ lắp đặt hệ thống kệ chứa hàng.
• Đánh giá và xem kỹ báo cáo về việc thử nghiệm đã được thực hiện trong quá trình chế tạo và đưa vào sử dụng hệ thống kệ chứa hàng của đơn vị cần kiểm định.

Bước 2: Kiểm định về kỹ thuật

Kiểm tra về vị trí lắp đặt hệ thống kệ chứa hàng, quản lý nhận dạng và các hướng dẫn về an toàn trong quá trình sử dụng kệ:

• Tiến hành đo đạc và kiểm tra về kích thước của hệ thống kệ chứa hàng trên thực tế và đối chiếu với hồ sơ kỹ thuật được cung cấp.
• Kiểm tra về tình trạng hiện tại của các thành phần cấu tạo nên hệ thống kệ: Cột, thanh giằng và các tầng mâm, dầm, hệ thống bulong, ốc vít, …
• Kiểm tra, đánh giá về mức độ sai số trong quá trình lắp đặt.

Bước 3: Thử lại độ tải của hệ thống kệ chứa hàng

Sau khi đã tiến hành kiểm định đầy đủ các bước trên, tiến hành thử độ tải của hệ thống kệ chứa hàng để đánh giá mức độ làm việc của kệ.

• Xếp hàng hóa chia đều lên các tầng của kệ, đảm bảo kệ hoạt động hết công suất.
• Đo, kiểm tra đánh giá độ võng của toàn bộ các thanh dầm ngang của kệ. Từ đó xác định độ biến dạng của hệ thống, độ nghiên của cột và kết cấu của vật liệu kim loại.
• Từ các số liệu đo được, đưa ra kết luận đánh giá về hệ thống kệ hiện tại.

Bước 4: Xử lý toàn bộ kết quả của quá trình kiểm định kệ chứa hàng.

Tiến hành lập biên bản kiểm định kệ chứa hàng tại hiện trường. Sau đó đưa ra báo cáo kết quả của cuộc kiểm định.

  • Thời hạn kiểm định kệ chứa hàng: Để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng, các cuộc kiểm định kệ chứa hàng được diễn ra hàng năm.
  • Đơn vị chịu trách nhiệm kiểm định kệ chứa hàng: Đơn vị hay tổ chức, cá nhân phải được sự cho phép và được nhà nước chỉ định mới được phép tiến hành thực hiện công việc kiểm định kệ chứa hàng.

Thời hạn kiểm định định kỳ máy mài là 01 năm.

IV. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH

  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định và có sự thống nhất của cơ sở sử dụng.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
  • Những trường hợp phải kiểm định bất thường: Theo quy định tại 11.2.5 TCVN 7704:2007.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top