KIỂM ĐỊNH KỆ CHỨA HÀNG Reviewed by Momizat on . Kệ chứa hàng là gì? Kệ chứa hàng (hay còn gọi là khung để hàng hoặc kệ để hàng) là vật dụng để nâng, đỡ và chứa hàng hóa. Kệ chứa hàng gồm nhiều loại đa dạng về Kệ chứa hàng là gì? Kệ chứa hàng (hay còn gọi là khung để hàng hoặc kệ để hàng) là vật dụng để nâng, đỡ và chứa hàng hóa. Kệ chứa hàng gồm nhiều loại đa dạng về Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH KỆ CHỨA HÀNG

KIỂM ĐỊNH KỆ CHỨA HÀNG



  1. Kệ chứa hàng là gì?
  • Kệ chứa hàng (hay còn gọi là khung để hàng hoặc kệ để hàng) là vật dụng để nâng, đỡ và chứa hàng hóa. Kệ chứa hàng gồm nhiều loại đa dạng về tải trọng và kiểu dáng nên được sử dụng phổ biến trong nhà kho tất cả các ngành nghề.
  • Kệ tải trọng nặng là loại kệ chứa hàng được thiết kế nhiều tầng chứa en:pallet hàng hóa nặng với tải trọng trên 800 kg/tầng. Loại kệ này được sử dụng phổ biến trong kho hàng của nhiều ngành công nghiệp.

Vì sao nên sử dụng kệ kho chứa hàng?

  • Kệ chứa hàng được thiết kế đa dạng hình dạng, kích thước, theo tải trọng được dùng để hàng hóa trong kho được gọn gàng và ngăn nắp.
  • Khối lượng hàng chất lên kệ thường rất lớn, vì vậy khi sắp lên kệ sẽ gọn gàng và tìm kiếm nhanh chóng, đồng thời việc di dời hàng củng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
  1. Cấu tạo kệ chứa hàng

Tùy theo yêu cầu và nhu cầu sử dụng của đơn vị mà có những loại kệ để hàng khác nhau, tuy nhiên cấu tạo chung của một chiếc kệ để hàng bao gồm các bộ phận chính sau:

• Cột kệ: Được làm từ thép Omega có độ dày lên đến 2mm. Đây là bộ phận chịu lực chính của kệ.
• Các thanh Beam: Bộ phận chính để đỡ hàng hóa và được lắp thành nhiều tầng khác nhau. Các thanh Beam thường được làm bằng thép hộp kích thước 120×40 dày 2 ly.
• Thanh giằng ngang và giằng chéo: Các thanh giằng được lắp bên hông kệ, có tác dụng chính là kết hợp với cột kệ và thanh Beam để tạo thành bộ khung vững chắc cho kệ. Nhờ có các thanh giằng mà độ rung lắc của kệ hạng nặng sẽ bị triệt tiêu.
• Mâm tầng/thanh support: Các mâm tầng được đặt ở trên những thanh Beam để đặt hàng hóa lên trên. Trong trường hợp bạn sử dụng kệ để chứa pallet hàng thì có thể thay thế các mâm tầng bằng thanh support.
• Các phụ kiện khác: Những bộ phận nêu trên được kết nối với nhau chắc chắn bằng các bulong, ốc vít và khớp nối.

Các chi tiết, bộ phận của kệ hạng nặng Onetech sẽ được sơn tĩnh điện để chống lại các tác động xấu từ môi trường, đặc biệt là ăn mòn kim loại. Nhờ đó, kệ sẽ sử dụng được trong thời gian dài trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

  1. Phân loại kệ chứa hàng:

Có nhiều mẫu kệ đựng hàng hóa khác nhau dựa vào tải trọng mà nó có thể chứa đựng hoặc theo nhu cầu sử dụng.

• Kệ tải trọng nặng: đây là loại kệ chứa hàng hóa được thiết kế thành nhiều tầng, có thể chứa được lượng hàng hóa có trọng tải hàng nghìn kg/ tầng. Loại kệ này thường được sử dụng trong các kho hàng tại các khu công nghiệp, nhà máy…
• Giá kệ chứa pallet: đây là hệ thống kệ tải trọng nặng được sử dụng phổ biến hiện nay, có thể chứa được lượng hàng hóa có trọng lượng từ 800 – 6000kg/ tầng.
• Giá kệ Driver in racking: là loại kệ có trọng tải lớn chứa pallet kho hàng đồng nhất sản phẩm, mật độ hàng hóa lớn.
• Kệ khuôn: đây là mẫu kệ chứa hàng có trọng tải nặng thường được sử dụng trong các ngành cơ khí, công nghiệp xe hơi, tàu biển…
• Kệ tải trung bình: là những loại kệ chứa hàng có nhiều tầng, mỗi tầng được được ngăn bởi mâm tole hoặc ván ép.

Mỗi tầng của loại kệ này có thể chịu được tải trọng từ 300 – 700 Kg, thích hợp cho việc lưu trữ, chứa đựng nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau.

Với kệ trọng tải trung bình thì loại kệ Medium Duty Racking được sử dụng phổ biến bởi nó mang lại những ưu điểm nổi trội như: phù hợp với việc xếp hàng hóa bằng tay hoặc xe thang, dễ dàng điều chỉnh khoảng cách giữa các tầng trong kệ, thích hợp sử dụng trong kho chứa hàng cao tầng với lối đi hẹp.

• Kệ tải trọng nhẹ: là loại kệ được thiết kế nhiều tầng để chứa hàng, mỗi tầng có một giá đỡ được sử dụng bằng các chất liệu như mica, ván ép, mâm tole… Loại kệ này phù hợp với những hàng hóa có trọng tải nhẹ, dưới 200kg/ tầng.

Với kệ tải trọng nhẹ thường được sử dụng cho các nhu cầu như: lưu trữ hồ sơ văn phòng, lưu trữ các vật dụng gia đình…

• Kệ giá tay đỡ: là loại kệ chứa các sản phẩm có kích thước dài một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Kệ bao gồm 1 cột đứng và tay đỡ. Chiếc kệ này rất thích hợp trong việc lưu trữ các ống, thanh sắt, phù hợp cho các khu công nghiệp, nhà máy sản xất sắt thép, thiết bị cơ khí…
• Kệ sàn: là loại kệ phù hợp với những mặt bằng nhà xưởng, kho bãi chứa hàng còn hạn hẹp, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí so với các hình thức khác.

  1. Ứng dụng của kệ chứa hàng:
Quy trình kiểm định kệ chứa hàng đảm bảo chất lượng | Tin tức | Navavina

Kệ chứa hàng được sử dụng phổ biến trong tất cả các loại kho chứa hàng hiện nay. Kệ kho hàng có rất nhiều loại tải trọng khác nhau chứa các loại hàng hóa đem đến lợi nhuận cho người sử dụng. Một số ứng dụng phổ biến của kệ kho hàng hóa như sau:

  • Trong công nghiệp:
  • Dệt may – nhuộm màu: lưu trữ chỉ, vải, kéo, kim…
  • Điện tử: lưu trữ vật tư sản xuất, máy móc thiết bị…
  • Cơ khí: lưu trữ phụ tùng sửa chữa, thay thế…
  • Trong thủ công nghiệp:
  • Gốm sứ: lưu trữ các loại gốm sứ cao cấp: bát, ly, chén
  • Chứa các loại gỗ, ván ép: Ván veneer, ván MDF, gỗ sồi, gỗ thông…
  • Lưu trữ các thành phẩm thủy tinh, pha lê…
  • Trong nông nghiệp:
  • Lưu trữ hạt giống tại các trung tâm cây trồng
  • Trồng rau sạch, rau công nghiệp: rau cải, rau xanh…
  • Trồng cây ăn quả ngắn ngày: dâu tây, hoa Đà Lạt…
  • Trong thương mại:
  • Trưng bày sản phẩm tại siêu thị, showroom, cửa hàng, trung tâm thương mại….
  • Chứa các loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại bến cảng
  • Lưu trữ hàng hóa trong kho vận tải: hàng không, đường bộ, đường thủy
  • Lưu trữ hàng hóa tại các kho vận tải, logistic….
  • Trong văn phòng – gia đình:
  • Trong văn phòng: lưu trữ hồ sơ, giấy tờ…
  • Trong gia đình: lưu kho các vật dụng không cần thiết, sách vở….
  1. Cách lắp đặt kệ hàng:

Thao tác lắp đặt kệ để hàng không quá phức tạp, trước khi lắp đặt bạn cần chuẩn bị một chiếc tuýp chữ T để vặn ốc, ngoài ra các vật dụng không thể thiếu cho việc lắp đặt là: ốc vít, chân đế, thanh sắt, giá đỡ…

• Bước 1: Đặt 2 thanh sắt nằm song song với mặt đất, chiều rộng giữa 2 thanh sắt bằng chiều rộng của sàn đỡ
• Bước 2: Lắp đặt các thanh đỡ và thanh beam cho từng tầng của giá đỡ. Lưu ý siết ốc vít giữa các thanh đỡ, thanh beam ở mức vừa phải để còn căn chỉnh cho thẳng hàng.
• Bước 3: Lắp giá đỡ cho từng tầng, siết chặt ốc giữa giá đỡ và thanh đỡ, đảm bảo thanh đỡ được cố định và không rung lắc. Bạn có thể thử bằng cách đặt một số hàng hóa lên trên giá đỡ.
• Bước 4: Dựng giá đỡ lên và căn chỉnh cho thẳng hàng, tránh để cho các trụ đỡ bị siêu vẹo, không thẳng. Cuối cùng siết chặt ốc tại từng tầng là bạn đã hoàn thành chiếc kệ để hàng hóa và bắt đầu có thể chứa đựng hàng hóa tại đó.

  1. Kệ hàng có cần phải kiểm định không?
  • Kiểm định kệ chứa hàng được hiểu là hoạt động kiểm tra đánh giá tình trạng hiện tại của kệ dựa trên các tiêu chuẩn có sẵn. Dựa vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn có sẵn, các tổ chức ban ngành sẽ tiến hành đánh giá chi tiết về hệ thống kệ chứa hàng của từng đơn vị để đánh giá mức độ an toàn của hệ thống kệ kho tại mỗi đơn vị kinh doanh.
  • Việc kiểm định kệ chứa hàng không chỉ là một việc làm mang tính chất bắt buộc của nhà nước mà còn là một hành động hữu ích mang lại sự an toàn cho chính những người hiện đang sử dụng.
  • Trong quá trình kiểm định, nếu hệ thống kệ chứa hàng không có vấn đề thì các đơn vị kinh doanh hoàn toàn có thể yên tâm để sử dụng. Trong trường hợp, phát hiện hệ thống kệ có những điểm cần phải khắc phục, sửa chữa thì các nhà kinh doanh cũng nhờ đây để biết đường bảo trì, bảo dưỡng mang lại sự an toàn cho chính mình và nhân công.
  1. Quy định về kiểm định kệ hàng
  • Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/03/2020) ngày 30/12/2019 “Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”.
  • Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
  • Kiểm định kệ hàng được thực hiện theo yêu cầu của dự án, yêu cầu của đơn vị sử dụng, yêu cầu của đơn vị thuê mướn máy….
  1. Các tiêu chuẩn về kệ hàng

Quy trình kiểm định kệ chứa hàng, thử nghiệm kệ hàng dựa trên các tiêu chí đánh giá trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau:

• TCVN 4244:2005 về Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật đối với Thiết bị nâng
• TCXDVN 338-05 về Tiêu chuẩn thiết kế đối với Kết cấu thép
• FEM 10.3.01 Adjustable Beam Pallet Racking: Tolerances, Deformation, and Clearances
• EU Design Code for Pallet Racking – M.H.R Godley, J. Michael Davies

  1. Quy trình kiểm định kệ hàng:

Kiểm định kệ hàng được tiến hành sau khi hoàn tất lắp đặt hệ thống kệ chứa. Đảm bảo tuân theo đầy đủ các hướng dẫn trong thiết kế và đáp ứng được yêu cầu về an toàn trong toàn bộ quá trình thực hiện thử nghiệm, kiểm tra.
Các bước kiểm định:

9.1 Kiểm tra hồ sơ kệ chứa hàng

Tiến hành xem xét và đánh giá mức độ phù hợp của các hồ sơ kỹ thuật sau:

• Bản vẽ thiết kế kệ hàng, thuyết minh tính toán
• Hồ sơ hoàn công
• Các báo cáo về thử nghiệm từng được thực hiện đối với kệ chứa trong toàn bộ quá trình từ chế tạo cho đến thời điểm kiểm tra

9.2 Kiểm tra các đặc điểm của kệ hàng:

• Kiểm tra tình trạng lắp đặt thực tế của kệ hàng so với các diễn giải trong hồ sơ kỹ thuật
• Đánh giá chất lượng, kết cấu kim loại của cột, dầm thanh giằng
• Xem xét kỹ lưỡng các mối nối bằng bu lông, mối hàn
• Đối với kệ hàng cố định, kiểm tra thêm kết nối giữa kệ chứa hàng và mặt bằng nơi lắp đặt
• Đo đạc, kiểm tra các sai lệch khi lắp đặt, độ nghiêng của kệ và nền xưởng chứa

9.3 Tiến hành thử tải kệ hàng

Khi kệ hàng đạt tiêu chuẩn ở hai bước kiểm tra trên thì được phép thực hiện thử nghiệm tải ở mức 100% sức chứa của kệ và chất tải đảm bảo chia đều tại mọi vị trí trên kệ chứa. Các số liệu cần được đo đạc và tiến hành đánh giá gồm có:

• Độ võng của mọi thanh dầm ngang
• Độ biến dạng dư của toàn bộ hệ thống tầng kệ
• Độ nghiêng lệch của tất cả các cột

9.4 Xử lý kết quả kiểm tra:

Kết quả kiểm định kệ chứa hàng ghi lại toàn bộ các chỉ số thu được từ các kiểm tra, thử nghiệm trên một cách khách quan và đầy đủ. Biên bản kiểm định được lập tại cơ sở sử dụng và ngay sau khi kết thúc các bước kiểm tra. Với các kệ chứa hàng đáp ứng được mọi chỉ tiêu trong tiêu chuẩn đánh giá thì tiến hành cấp chứng nhận kiểm định cho hệ thống.

  • Chu kỳ kiểm định kệ chứa hàng hóa là bao lâu một lần?

Kệ hàng hóa được sử dụng liên tục trong thời gian dài và người lao động có làm việc trực tiếp tại vị trí giữa các kệ. Vì thế, kiểm định kệ hàng cần được thực hiện định kỳ hàng năm để đảm bảo chất lượng kệ, sự an toàn cho hàng hóa cũng như người lao động, hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra các rủi ro và chi phí có liên quan.

  1. Kiểm định kệ hàng ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định kệ hàng uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định kệ hàng trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top