KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG LẠNH Reviewed by Momizat on . Hệ thống lạnh công nghiệp là gì? Hệ thống lạnh công nghiệp là giải pháp thích hợp cho những người dùng có yêu cầu làm mát ở không gian rộng lớn. Hoạt động của h Hệ thống lạnh công nghiệp là gì? Hệ thống lạnh công nghiệp là giải pháp thích hợp cho những người dùng có yêu cầu làm mát ở không gian rộng lớn. Hoạt động của h Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG LẠNH

KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG LẠNH



  1. Hệ thống lạnh công nghiệp là gì?
Kiểm định hệ thống lạnh - Dịch vụ Chứng nhận và Kiểm định an toàn - VESC
  • Hệ thống lạnh công nghiệp là giải pháp thích hợp cho những người dùng có yêu cầu làm mát ở không gian rộng lớn. Hoạt động của hệ thống chủ yếu tận dụng nguồn năng lượng ẩm có trong khí quyển bay hơi để tạo ra khí mát.
  • Các bộ phận không thể thiếu trong hệ thống lạnh bao gồm: Dàn nóng, dàn lạnh, thiết bị điều khiển và máy nén. Ngoài ra, sẽ có thêm các loại vật tư khác kèm theo.

2. Công dụng của hệ thống máy lạnh công nghiệp

  • Hệ thống lạnh hay hệ thống công nghiệp được sử dụng nhiều bởi tính ứng dụng cao. Người dùng có thể sử dụng chúng trong công nghiệp điện lạnh, hoá chất, hay chế biến bảo quản thực phẩm… và nhiều lĩnh vực khác.
  • Với tính năng làm mát, hệ thống hoạt động tốt trong vai trò giữ thực phẩm luôn tươi ngon suốt thời gian dài. Và hơn hết là khả năng làm lạnh cho khu vực có diện tích rộng như khách sạn, nhà hàng… mà máy lạnh dân dụng chưa thể đáp ứng.

3. Ưu điểm hệ thống máy lạnh công nghiệp

Hiện nay, hệ thống lạnh công nghiệp có nhiều loại máy mang đến công dụng đa dạng và có ưu nhược điểm khác nhau. Nhìn chung, hệ thống đáp ứng tốt:

  • Công suất hoạt động lớn từ 5 ton – hàng nghìn ton, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng
  • Độ bền cao và có tính ổn định
  • Thích hợp cho các công trình có diện tích lớn
  • Ống nước lạnh khá gọn nhẹ. Người dùng có thể sử dụng cho những không gian lắp đặt ống nhỏ hay các tòa nhà
  • Trang bị nhiều cấp giảm tải để điều chỉnh công suất. Thông thường, một máy sẽ có 3 – 5 cấp giảm tải. Những hệ thống có nhiều cụm máy thì số lượng cấp giảm tải càng lớn
  • Tiết kiệm không gian lắp đặt. Một hệ thống làm lạnh sử dụng cho không gian lớn sẽ tốt hơn việc lắp đặt nhiều thiết bị riêng lẻ ở từng khu vực
  • Có tính linh động cao. Khi có nhu cầu mở rộng diện tích làm mát, thì chỉ cần điều chỉnh trong hệ thống lạnh. Cũng có thể thay đổi công suất cao hơn mà không cần phải lắp đặt mới.
  • Quá trình sử dụng dễ dàng, một hệ thống lạnh chỉ dùng một hệ thống điều khiển. Do đó, bạn cũng không cần phải thao tác thiết bị quá nhiều.

4. Nguyên lý hoạt đông hệ thống lạnh

Môi trường lạnh được tạo ra theo bằng nhiều cách, nhưng 2 cách phổ biến nhất trong kỹ thuật lạnh đó là:

– Cho dòng khí cao áp đột ngột hạ áp suất: để làm việc đó có thể sử dụng van hoặc máy dãn nở. Nếu dùng máy dãn nở thì lợi dụng được công để bù năng lượng. Còn dùng van sẽ thực hiện quá trình tiết lưu để làm giảm áp đột ngột của dòng lỏng hay khí mà không sinh ra thêm công. Sau khi hạ áp suất rồi, khí trở nên lạnh.
– Làm lạnh bằng phương pháp chuyển pha: Khi chuyển từ pha này sang pha kia, vật chất sẽ thu vào một nhiệt lượng, gọi là nhiệt chuyển pha. Lợi dụng hiệu ứng này người ta chế ra máy lạnh hơi phổ biến hiện nay. Cho ga lỏng hóa hơi phía bên trong dàn lạnh sẽ hút nhiệt của môi trường tiếp xúc.

  1. Tại sao phải kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí

Ngoài đảm bảo vận hành an toàn, công tác kiểm định hệ thống lạnh còn có ý nghĩa:

-Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn

  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
  • Giảm hao hụt môi chất lạnh đồng thời tăng khả năng bảo vệ môi trường
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho đơn vị bảo hiểm, khách hàng khi đánh giá
  • Tuân thủ quy định pháp luật khi sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
  • Kiểm định hệ thống lạnh

Hệ thống lạnh là một hệ thống truyền nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), ngược lại với sự truyền nhiệt tự nhiên.

Kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống chiller, hệ thống điều hòa không khí là quá trình kiểm tra, đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về an toàn.

  1. Tiêu chuẩn kiểm định hệ thống lạnh, kiểm định hệ thống điều hòa không khí

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí phải được cơ quan chức năng cho phép.

QCVN01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
QCVN21:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh
QTKĐ08:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh
TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo
TCVN6104:2015 (ISO 5149), Hệ thống lạnh và bơm nhiệt – Yêu cầu về an toàn và môi trường
TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
TCVN9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
Có thể kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

  1. Quy trình kiểm định hệ thống lạnh
THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG LẠNH

Khi kiểm định hệ thống lạnh. Kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng, nhật ký vận hành và bảo trì.
Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong, bên ngoài

kiểm định hệ thống lạnh, kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra bằng mắt:
Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại. Các biến dạng hình học.
Xem xét lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
Kiểm tra cầu thang, sàn thao tác, điều kiện môi trường vận hành
Kiểm tra không phá hủy:
Sử dụng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ để kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên kim loại cơ bản, đường ống các mối hàn.
kiểm định hệ thống lạnh siêu âm bình chứa cao áp

Bước 3: Thử nghiệm

Thử bền: Các thiết bị áp lực, đường ống được cô lập để thử nghiệm ở áp suất quy định.
Thử kín: Kiểm tra rò rỉ ở áp suất làm việc cho phép trong thời gian tối thiểu là 24 giờ.

Bước 4: Kiểm định các cơ cầu an toàn, bảo vệ, thiết bị đo lường

Van an toàn, áp kế
Thiết bị đo mức
Rơ le nhiệt độ, áp suất
Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị, chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định hệ thống lạnh

Lập biên bản kiểm định hệ thống lạnh theo mẫu quy định
Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
Dán tem và ban hành kết quả kiểm định.

  1. Thời gian kiểm định hệ thống lạnh

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí được thực hiện khi:

  • Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thông thường chu kỳ kiểm định hệ thống lạnh là 3 năm/lần. Đối với hệ thống lạnh có môi chất độc hại, cháy nổ thì chu kỳ kiểm định định kỳ là 2 năm/lần.
  • Kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt hoặc sau khi thay thế, sửa chữa. Chế độ kiểm định này cũng áp dụng cho các hệ thống có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top