KIỂM ĐỊNH AN TOÀN GIÀN GIÁO XÂY DỰNG Reviewed by Momizat on . Giàn giáo là gì? Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng trong hầu hết các công trình xây dựng. Nó có kết cấu bền vững gồm có 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết v Giàn giáo là gì? Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng trong hầu hết các công trình xây dựng. Nó có kết cấu bền vững gồm có 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết v Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH AN TOÀN GIÀN GIÁO XÂY DỰNG

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN GIÀN GIÁO XÂY DỰNG



  1. Giàn giáo là gì?
Hướng dẫn cách lắp đặt giàn giáo xây dựng đúng quy cách
  • Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng trong hầu hết các công trình xây dựng. Nó có kết cấu bền vững gồm có 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết với nhau bằng vít .
  • Ngoài ra dàn giáo là một hệ chống đỡ bằng khung cứng. Có nhiệm vụ bảo đảm cho ván khuôn ở một độ cao nhất định, chống và nhận tất cả những tải trọng tác động lên nó, truyền qua các cây chống xuống nền đất hoặc vào các bộ phận công trình hiện có.
  1. Công dụng của giàn giáo trong xây dựng
  • Loại giàn giáo kết hợp với sàn thao tác tạo mặt bằng an toàn để công nhân xây dựng đi lại thao tác trên mặt bằng và dùng làm bao che xung quanh công trình đó gọi là giàn giáo khung ( giàn giáo cổ điển) tác dụng chủ yếu đi lại và bảo vệ.
  • Loại giàn giáo để chống sàn chống đà kết hợp với hệ ván khuôn cốp pha bạo mặt phẳng vứng chắc chịu lực đổ bê tông sàn hay kết cấu khác (cây chống sàn, cây chống nêm, giàn giáo nêm, ván khuôn) tác dụng chủ yếu là chống đỡ.

3. Phân loại giàn giáo xây dựng

Kiểm định hệ giàn giáo nêm - Dàn Giáo Phượng Hoàng

Hiện nay, có hai loại giàn giáo được các nhà thầu thường sử dụng để phục vụ cho công trình thi công của mình đó là giàn giáo khung và giàn giáo nêm.

  • Cấu tạo giàn giáo khung:
  • Gồm 4 chân, 2 cây kéo và mâm thao tác gắn kết với nhau bằng tua-vít.
  • Kích thước : cao từ 0.9 – 1.7m.
  • Được kết nối với nhau thành một khối, dãy khung giàn bọc quanh công trình ( có thể lắp đặt bên ngoài hoặc bên trong công trình ).
  • Cấu tạo giàn giáo nêm:
  • Gồm cây chóng đứng thép D49, thanh giằng ngang D42 và hệ chống đà biên.
  • Kích thước từ 1m – 3m.
  • Các cây chống đứng được liên kết với nhau bởi các thanh giằng làm tăng khả năng chịu lực cho công trình gấp nhiều lần so với giàn giáo khung.
  1. Đạm bảo an toàn và Không nên sử dụng giàn giáo trong các trường hợp sau:
  • Giàn giáo không an toàn là không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động qui định trong hồ sơ thiết kế hoặc trong hộ chiếu của nhà chế tạo;
  • Sử dụng giàn giáo không đúng chức năng theo từng loại công việc;
  • Các bộ phận của dàn giáo có biến dạng, rạn nứt, mòn rỉ;
  • Khoảng cách từ mép biên giới hạn công tác của giàn giáo, giá đỡ tới mép biên liền kề của phương tiện vận tải nhỏ hơn 0,60m;
  • Những cột trong khung cân giàn giáo đặt trên nền kém ổn định (nền đất yếu, thoát nước kém, lún quá giới hạn cho phép của thiết kế,…) có khả năng trượt lở hoặc đặt trên những bộ phận hay kết cấu nhà không được tính toán đảm bảo chịu lực ổn định.
  • Không được xếp tải lên giàn giáo vượt quá trọng tải theo qui định. Nếu sử dụng giàn giáo chế tạo sẵn phải tuần theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
  • Không cho phép giàn giáo di chuyển ngang hoặc thay đổi kết cấu hệ giàn giáo trong khi đang sử dụng, trừ các giàn giáo được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho yêu cầu trên.
  • Không nên lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo khi có thời tiết xấu như có giông tố, trời tối, gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
  • Giàn giáo và phụ kiện không được dùng ở những nơi có hóa chất ăn mòn và phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp cho giàn giáo không bị hủy hoại theo chỉ dẫn của nhà chế tạo

4. Giàn giáo có cần phải kiểm định không?

Kiểm định giàn giáo là gì? Ai là người thực hiện kiểm định giàn giáo | Cốp  Pha Việt
  • Giàn giáo là thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc thi công tại công trình, là một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo cao, neo, tượng vào công trình để tạo nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao hơn so với mặt đất, mặt sàn cố định. Nên yêu cầu về tính an toàn thi công cần được đảm bảo chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đủ chuẩn an toàn của Bộ Xây dựng
  • Để đảm bảo an toàn cho người lao động, giàn giáo phải được kiểm định an toàn kỹ thuật để phòng tránh tối đa tai nạn lao động xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Kiểm định giàn giáo là gì?
  • Kiểm định giàn giáo là hoạt động đánh giá kỹ thuật an toàn của hệ thống giàn giáo có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn.
  • Kiểm định an toàn kỹ thuật để kịp thời phát hiện những sai sót, hư hỏng để nhanh chóng khắc phục sự cố, không gây tai nạn lao động, không ảnh hưởng đến công việc.
  • Chấp hành đúng quy định của pháp luật.

5. Quy trình kiểm định

Khi tiến hành kiểm định giàn giáo, chủ sở hữu phải đảm bảo các yêu cầu về chế tạo, cải tạo, sửa chữa, lắp đặt, sử dụng phù hợp thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn có liên quan đến thiết bị.
Thống nhất kế hoạch kiểm định, phối hợp giữa đơn vị kiểm định và cơ sở sử dụng thiết bị để chuẩn bị cho quá trình kiểm định tốt nhất.

  • Chuẩn bị kiểm định

▪️ Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
▪️ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt.
▪️ Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định.
▪️ Đảm bảo đủ phương tiện, tải trọng thử, trang thiết bị bảo vệ cá nhân. Có quy trình, biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
▪️ Cơ sở, chủ sở hữu cần cử người quan sát xuyên suốt quá trình kiểm định.

  • Tiến hành kiểm định.

▪️ Kiểm tra bên ngoài: kiểm tra vị trí, hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các thông số kỹ thuật.

*Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, chi tiết, bộ phận của giàn giáo

Nếu như trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật thì khi đó kết quả kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu.

▪️ Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải
▪️ Kiểm tra kỹ thuật – Thử có tải

Thử tải giàn giáo được thực hiện theo các mục 4.3 – TCXDVN 296-2004.

Kết quả thử tải đạt yêu cầu khi thực hiện các bước thử theo quy định và các cơ cấu, bộ phận của giàn giáo hoạt động đúng tính năng thiết kế, đúng với các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị.

  • Xử lý kết quả kiểm định
  • Lập biên bản kiểm định.
  • Thông qua biên bản kiểm định. Kiểm định viên cần lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, người đại diện chủ sở hữu ký vào và mỗi bên giữ một bản.
  • Cấp giấy chứng nhận và Dán tem kiểm định khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu và thông qua biên bản kiểm định.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top