Kiểm Định Nồi Hơi Ghi Xích
1.Nồi hơi ghi xích là gì ?
Lò hơi ghi xích (chain grate boiler) hay còn gọi là nồi hơi ghi xích là loại Lò hơi công nghiệp sử dụng buồng đốt kiểu ghi xích để đốt cháy nhiên liệu.
Lò hơi ghi xích là loại có buồng đốt có trình độ cơ khí hoá cao nhất trong các loại buồng đốt ghi đốt nhiên liệu theo lớp. Đặc điểm của loại buồng đốt này là ghi xích chuyển động vô tận và lớp nhiên chuyển động đồng thời với ghi. Tuy nhiên để đảm bảo điều kiện phục vụ của người công nhân vận hành, ghi xích không thể được thiết kế rộng quá 4,5m và dài hơn 8m. Điều này khiến công suất nhiệt của buồng đốt bị hạn chế, tối đa cũng chỉ khoảng 40 MW, nên sản lượng hơi tối đa đạt 100 tấn/giờ
Lò hơi ghi xích có những Ưu, Nhược điểm gì ?:
♦ Ưu điểm của lò hơi ghi xích
– Thích hợp đốt các loại nhiên liệu có kích thước to, có cỡ hạt lên đến 50mm, nhiên liệu đốt đa dạng
– Hệ thống cấp liệu, thải xỉ tự động, dễ vận hành, tiết kiệm nhân công
– Giải nhiệt ghi xích tốt, do trong quá trình vận hành chỉ có một nữa chiều dài ghi xích tiếp xúc với trực tiếp với nhiên liệu đang cháy
– Dễ điều chỉnh tải theo như cầu (trong trường hợp tải hơi thấp)
– Hệ thống lò hơi vận hành ở chế độ tự động, cần ít nhân công vận hành
♦ Nhược điểm của lò hơi ghi xích
– Bên cạnh những ưu điểm thì lò hơi ghi xích cũng có một số hạn chế như:
– Do ghi xích là chi tiết cơ khí chuyển động nên rất dễ hư hỏng
– Chi phí bảo trì cao, thời gian sửa chữa thay ghi xích mất nhiều thời gian
– Hiệu suất nồi hơi không cao do xỉ mang nhiệt ra bên ngoài
– Không chế tạo được lò có công suất lớn, do hiệu suất và buồng đốt không đảm bảo.
Trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại lò hơi ghi xích ?
Lò hơi ghi xích được phân loại chủ yếu 03 phương pháp: phân loại theo nhiên liệu đốt, phân loại theo cách bố trí hệ thống trao đổi nhiệt, phân loại theo cấu tạo của ghi.
Phân loại theo nhiên liệu đốt: Lò hơi ghi xích đốt đa nhiên liệu, được chia thành 2 loại chính:
– Lò hơi ghi xích đốt than
– Lò hơi ghi xích đốt biomass: củi viên, củi băm, trấu viên, vỏ điều, bã mía, …
Phân loại theo cách bố trí hệ thống trao đổi nhiệt
– Lò hơi ghi xích ống nước (lò hơi ghi xích 02 ba long)
– Lò hơi ghi xích ống nước, ống lửa (lò hơi ghi xích nằm ngang 01 ba long, pass 1 và pass 2 là ống lửa)
– Lò hơi ghi xích ống nước, ống lò, ống lửa (lò hơi ghi xích nằm ngang 01 balong, pass 1 là ống lò, pass 2 là ống lửa))
Phân loại theo cấu tạo của ghi
– Ghi xích 1 khe gió, 2 khe gió (loại phổ thông)
– Ghi xích hoạt tâm
– Ghi xích vẩy cá
Thiết bị có cấu tạo và nguyên lí hoạt động như thế nào ?
Về cấu tạo thành phần gần giống với các nồi hơi ghi tĩnh, tầng sôi
– Hệ thống cấp nhiên liệu tự động
– Buồng đốt
– Hệ thống sinh hơi
– Hệ thống tiết kiệm năng lượng
– Hệ thống xử lý bụi, khí thải
– Hệ thống gió và khói của lò hơi ghi xích
Nguyên lí hoạt động của nồi hơi ghi xích
– Nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt trên mặt ghi xích và chạy từ đầu lò đến cuối lò và xỉ được thải ra ngoài sau khi làm mát bằng nước. Buồng đốt được xây bằng gạch chịu lửa để tạo ra buồng đốt nóng với nhiệt độ cao để than dễ bắt cháy. Trong buồng đốt có vòm cuốn bức xạ nhiệt tạo ra những vùng tâm cháy của buồng đốt, than được đốt cháy và gió nóng được dẫn từ đuôi buồng đốt lên phía trên để tận dụng nhiệt của xỉ làm cho than cháy kiệt và đồng thời làm cho xỉ nguội trước khi thải ra ngoài. Nhiệt lượng toả ra trong buồng đốt được truyền bằng bức xạ cho các dàn ống vách bên, vách trước và vách sau của buồng đốt.
– Khói nóng được tiếp tục dẫn đi qua bộ hâm nước, bộ sấy không khí (bộ tiết kiệm nhiệt) nhiệt của khói nóng được truyền qua giàn ống làm nâng cao nhiệt độ nước cấp vào lò sau đó đi vào bộ sấy không khí dạng ống chùm, khói nóng đi trong lòng chùm ống, bên ngoài chùm ống là luồng khí lạnh từ quạt đẩy thổi qua. Khói nóng sau khi đi qua bộ sấy không khí, nhiệt được trao đổi từ khói nóng sang không khí lạnh, giúp nhiệt độ không khí trước khi cấp vào buồng đốt lên đến khoảng từ 80 oC đến 120 oC. Việc không khí được gia nhiệt trước khi cấp vào lò hơi giúp quá trình cháy trong buồng đốt xảy ra hiệu quả hơn, nhiên liệu được sấy nhanh trước khi cháy, giảm hiện tượng khói trong quá trình khởi động lò hơi.
– Khói nóng sau khi đi qua các bộ tận dụng nhiệt khói thải, sẽ được dẫn đi qua các thiết bị chuyên biệt xử lý các thành phần như cyclone lọc bụi, bộ lọc bụi túi vải, tháp dập bụi, bể lắng tro… Khói thải sau khi hoàn thành nhiệm vụ truyền nhiệt cho các bộ tiết kiệm nhiệt, được xử lý xong sẽ được thải ra môi trường qua ống khói
Chú ý cần nhớ trong quá trình sử dụng nồi hơi
– Nồi hơi phải ngừng vận hành ngay để sửa chữa đột xuất nếu có hiện tượng hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của lò hơi gây nguy cơ tai nạn nghiêm trọng.
– Hết hạn kiểm định nồi hơi (giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn lao động do các tổ chức nhà nước cấp) phải ngừng vận hành nồi hơi để tiến hành kiểm định, kiểm tra, sửa chữa để sử dụng tiếp tục.
– Việc sửa chữa vừa và lớn nồi hơi phải do các cá nhân và đơn vị được pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng quy phạm kỹ thuật an toàn nồi hơi hiện hành.
– Khi gặp các sự cố không khắc phục được thì đề nghị liên hệ với nhà cung cấp nồi hơi.
– Mọi sự cố và khắc phục sự cố phải ghi vào nhật kí vận hành.
– Việc thay đổi kết cấu và nguyên lý làm việc của nồi hơi phải được nhà cung cấp nồi hơi chấp thuận. Nếu cơ sở sử dụng tự ý thay đổi thì mọi trách nhiệm thuộc về cơ sở đó.
2. Quá trình kiểm định an toàn nồi hơi ghi xích
Kiểm định nồi hơi ghi xích là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị. Toàn bộ quá trình kiểm định lò hơi được thực hiện tại nơi sử dụng.
Những lợi ích kiểm định an toàn:
– Đảm bảo an toàn cho người vận hành lò hơi
– Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn
– Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
– Là bằng chứng pháp lý cần thiết.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong kiểm định nồi hơi, lò hơi
– QCVN 01:2008/BLĐTBXH
– QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH
– TCVN 7704: 2007
– TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992)
– TCVN 6008:2010
Quá trình kiểm định an toàn lò hơi được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi
– Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
– Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải
– Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)
Bước 3: Thử nghiệm áp suất
Bước 4: Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm
– Kiểm định van an toàn
– Áp kế
– Thiết bị đo mức
– Rơ le nhiệt độ, áp suất
– Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị
Bước 5: Kiểm tra vận hành lò hơi tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.
Thời gian kiểm định lò hơi, nồi hơi
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi (nồi hơi) được thực hiện khi
– Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
– Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.
– Chế độ kiểm định bất thường khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, thay đổi về vị trí lắp đặt hoặc sau khi thay thế, sửa chữa. Ngưng sử dụng trên 12 tháng.
Chi phí kiểm định nồi hơi là bao nhiêu? Và các khu vực đã kiểm định
♦ Chi phí kiểm định các loại nồi hơi được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất sinh hơi mà đơn vị chế tạo đã công bố. Quý khách có nhu cầu thực hiện kiểm định nồi hơi vui lòng liên hệ công ty chúng tôi để được tư vấn, trao đổi và báo giá chi tiết.
♦ Với phương châm luôn đặt chất lượng kỹ thuật kiểm định lên hàng đầu để đối tác có thể vận hành máy móc an toàn ở mức cao nhất , Chúng tôi đã thực hiện kiểm định hồi hơi tại khu công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương và các tỉnh thành lân cận khác.