KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC Reviewed by Momizat on . Cổng trục là gì? Cổng trục là một biến thể của cầu trục, là thiết bị có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa, thiết bị nặng trong nhà máy, các cảng tàu hoặc Cổng trục là gì? Cổng trục là một biến thể của cầu trục, là thiết bị có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa, thiết bị nặng trong nhà máy, các cảng tàu hoặc Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC

KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC



  1. Cổng trục là gì?
  • Cổng trục là một biến thể của cầu trục, là thiết bị có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa, thiết bị nặng trong nhà máy, các cảng tàu hoặc khu vực ngoài trời… sự di chuyển của cổng trục là trên ray đặt trên mặt nền bê tông.
  • Cổng trục có hình hàng giống như một chiếc cổng có 2 chân đứng và xà ngang vắt qua. Có khả năng hoạt động linh hoạt trong phạm vi ray di chuyển và khẩu độ cần và có khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt, tải trọng lớn, kích thước cổng kềnh đặc biệt tại các công trình xây dựng, nhà máy sản xuất sắt thép, bê tông….
  1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cổng trục

a. Cấu tạo:

Cổng trục cấu tạo từ 2 bộ phận chính là kết cấu thép và thiết bị.

– Kết cấu thép bao gồm:

  • Dầm chính : có kết cấu bằng thép, dạng hộ có phần nho ra và xe đẩy được thực hiện trong nhịp chính.
  • Chân cổng trục ( dạng chữ A)
  • Dầm biên ( dầm đầu cổng trục)
  • Phụ kiện : lan can, sàn thao tác, kẹp ray, chóng bão….

Kết cấu thép cổng trục được chế tạo từ các loại thép tấm, thép hình nhập khẩu như SS400, Q345B… Các bộ phận gia công cơ khí như trục, bạc, bánh xe di chuyển, khớp cứng, khớp mềm được chế tạo từ thép hợp kim C45, L55, G65 theo tiêu chuẩn Việt Nam và được rèn cứng bền mặt.

– Phần thiết bị bao gồm:

  • Palang nâng hạ: tùy thuộc vào cổng trục chọn Palang dầm đơn, hay dầm đôi phù hợp.
  • Hệ thống cấp điện : cấp điện cho Palang và cổng trục suốt chiều dài đường chạy, tủ điện điều khiển là các thiết bị nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan…

b. Nguyên lý hoạt động:

  • Nguyên lý làm việc của cổng trục về cơ bản khá giống với nhiều thiết bị nâng hạ, di chuyển hàng hóa khác như cầu trục hoặc cẩu trục. Khi hoạt động, người ta sẽ đưa cổng trục vào vị trí làm việc (vị trí cần để nâng hạ, di chuyển vật nặng). Quá trình di chuyển cổng trục có thể sử dụng sức người hoặc sức động cơ tùy theo đặc điểm của thiết bị.
  • Sau khi cổng trục vào chỗ, người thao tác sẽ phải khóa bánh xe lại để tránh cổng trục bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu (đối với cổng trục đẩy tay) và thực hiện các thao tác khác. Đồng thời palăng nâng hạ hàng hóa sẽ được di chuyển vào giữa vị trí phía trên cao của vật nặng.
  • Pa lăng được điều khiển để hạ móc cẩu xuống thực hiện thao tác móc tải. Các bộ phận cần được kiểm tra lại lần cuối để đảm bảo an toàn trước khi tiến hành nâng hạ và di chuyển hàng hóa.
  • Kỹ thuật viên tiến hành thao tác nâng hạ, di chuyển hàng hóa bằng cách điều khiển cổng trục từ xa hoặc điều khiển cổng trục gắn liền dây.
  • Trên điều khiển có sẵn các nút bấm để khởi động cổng trục, di chuyển theo các hướng Đông Tây Nam Bắc, dừng lại. Palăng cổng trục sẽ neo giữ chắc chắn vật nặng sau đó từ từ nâng lên cao và di chuyển theo phương dọc của đường chạy ray bố trí trên dầm chính.
  • Sau khi đến vị trí mong muốn, palăng sẽ từ từ hạ vật nặng xuống. Điểm đặc biệt với cổng trục đẩy tay nằm ở là bộ phận bánh xe chịu tải cho phép xoay 360 độ để có thể di chuyển cổng trục đến bất cứ vị trí hoạt động nào. Trong khi đó cổng trục điện lại sử dụng nguồn điện để hoạt động giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho công nhân.

3. Phân loại cổng trục

Các thiết bị nâng hạ như cổng trục có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành và theo các tài liệu trong ngành xây dựng thì có thể phân loại theo các cách như: phân loại theo kết cấu, phân loại theo tên gọi, theo tải trọng.

a. Theo kết cấu:

  • Cổng trục dầm đơn
  • Cổng trục dầm đôi
  • Cổng trục hai chân cứng
  • Cổng trục một chân cứng một chân mềm
  • Cổng trục có công soon một bên, hai bên
  • Bán cổng trục

b. Theo tên gọi:

  • Cổng trục chữ A
  • Cổng trục một dầm
  • Cổng trục hai dầm
  • Cổng trục chạy ray
  • Cổng trục lệch
  • Cổng trục chân dê
  • Cổng trục long môn
  • Cổng trục cẩu container

c. Theo tải trọng, khẩu độ:

  • Cổng trục dầm đơn: 5 tấn, 7.5 tấn, 10 tấn, 15 tấn
  • Cổng trục dầm đôi: 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn, 100 tấn, 120 tấn… 500 tấn.
  • Cổng trục có khẩu độ: 5 mét, 10 mét, 15 mét, 20 mét, 30 mét….

4. Ưu nhược điểm của cổng trục:

– Ưu điểm:

  • Chiều cao nâng hạ không hạn chế
  • Tải trọng nâng hạ lớn không phụ thuộc vào kết cấu nhà xưởng có sẵn.
  • Chi phí lắp đặt thấp hơn so với dùng xe nâng, xe cẩu
  • Ít sảy ra sự cố trong quá trình làm việc
  • Bảo hành, bão dưỡng đơn giản
  • Thời gian gia công chế tạo nhanh chóng.
  • Nhược điểm:
  • Hệ đường ray chạy có thể ảnh hưởng tới quá trình làm việc của thiết bị khác.

5.Nội quy vận hành an toàn cổng trục:

Cơ cấu thiết kế và di chuyển của cổng trục
  • Chỉ những người được huấn luyện, qua sát hạch an toàn thiết bị nâng mới được vận hành cổng trục.
  • Khi nâng hạ chuyển tải gần thiết bị hoặc chướng ngại vật khác, cấm người kể cả công nhân móc tải đứng giữa tải và chướng ngại vật nói trên.
  • Khi nâng hạ chuyển tải cấm để tải và cần của cổng trục trên đầu người, khi có người phía dưới phải làm tín hiệu để người đó di chuyển tới vị trí an toàn trước khi cho thiết bị chạy qua.
  • Công nhân móc tải chỉ được phép đứng gần tải nâng, hạ khi độ cao của tải không lớn hơn 1m.
  • Khi di chuyển tải theo phương ngang phải nâng tải lên cao cách chướng ngại vật ít nhất là 0.5m
  • Dây treo tải phải phù hợp với trọng lượng của tải, với số nhánh và góc nghiêng treo tải (góc nghiêng phù hợp không lớn hơn 90o)
  • Trước khi nâng phải nhấc thử lên độ cao 200-300mm để kiểm tra khả năng nâng chuyển của thiết bị, sau đó mới nâng chuyển tiếp.
  • Khi hạ tải (gần bằng tải trọng cho phép) đến khoảng cách mặt sàn 200-300mm thì ngừng lại, sau đó hạ từ từ êm nhẹ.
  • Cấm vừa di chuyển cổng trục vừa quay cần đối với cổng trục.
  • Xếp tải phải đồng đều, xếp tải lên phương tiện vận chuyển phải bảo đảm tính cân bằng và ổn định của phương tiện.
  • Khi bốc xếp tải lên phương tiện vận chuyển, người đứng trên phương tiện phải đứng cách tải đang treo trên móc một khoảng cách an toàn.
  • Sau khi ngừng làm việc hoặc nghỉ giữa giờ không được treo tải ở trên cao và phải tắt máy hoặc ngắt cầu dao điện.
  • Cấm nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng trên tải. Cấm người đứng trên tải khi tải đang treo.
  • Không được dùng thiết bị nâng chuyển hàng hoá để chuyển người.
  • Chỉ được nâng tải theo phương thẳng đứng.
  • Cấm kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn.
  • Cấm kéo tải khi đang nâng hạ hoặc di chuyển.
  • Cấm đứng làm việc trên hành lang của cần trục khi chúng đang hoạt động.
  • Chỉ được phép dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có biện pháp an toàn được tính toán và duyệt.
  • Khi nâng hạ tải phải có ít nhất 02 người: một người điều khiển và một người móc cáp và làm tín hiệu điều khiển cần thiết, người điều khiển chỉ được vận hành thiết bị theo tín hiệu của người đánh tín hiệu
  • Khi cẩu vật nóng không được dùng dây cáp mà phải sử dụng dây xích.
  • Khi sử dụng cổng trục có gắn mâm từ cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn khi mất điện, độ tin cậy của mâm từ, đề phòng rơi tải khi di chuyển, không chạy tốc độ cao, thắng gấp; có biển báo nguy hiểm hạn chế người qua lại khi cẩu đang làm việc.
  • Tổ trưởng và an toàn viên chịu trách nhiệm kiểm tra dây cáp, dây xích. Công nhân vận hành thấy có biểu hiện không an toàn của dây cáp, dây xích phải lập tức báo với cấp trên và chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng đó sau khi đã xác định đảm bảo an toàn. Nếu dây xích, cáp mòn vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo qui định thì phải loại bỏ.
  • Khi làm các công việc sửa chữa cổng trục di chuyển cẩu tới vị trí an toàn, không gây ảnh hưởng đến vùng hoạt động của các cẩu khác, treo biển báo sửa chữa, bật đèn tín hiệu, cắt nguồn điện treo biển cấm thao tác. Tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc trên cao.
  • Qui định an toàn đối với cổng trục:
  • Chỉ những người đã qua đào tạo về chuyên môn có chứng chỉ hành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và phân công công việc mới được phép vận hành cổng trục.
  • Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị và cơ cấu quan trọng: thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa, phanh, cáp,… nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc hư hỏng phải khắc phục xong mới được vận hành.
  • Không được nâng tải lớn hơn trọng tải ở tầm với tương ứng.
  • Không được cẩu với, kéo lê tải.
  • Không được vừa nâng tải vừa quay hoặc di chuyển cổng trục.
  • Không được nâng, hạ tải vượt quá vận tốc quy định.
  • Không được nâng, hạ hoặc chuyển tải khi có người ở trên tải.
  • Cấm dùng cổng trục để chở người.
  • Không chuyển tải qua người ở phía dưới.
  • Không treo tải lơ lửng trong lúc ngưng cẩu.
  • Không làm việc lúc có gió mạnh, khi tốc độ gió từ cấp 5 trở lên.
  • Không làm việc lúc tối trời, sương mù không đủ ánh sáng.
  • Khi đặt cẩu gần các công trình ngầm, hệ thống mương nước phải tính đến khoảng cách an toàn cho các công trình này, cũng như thiết bị nâng khi làm việc.
  • Khi làm việc gần các đường dây điện cần chú ý khoảng cách an toàn về điện. Với điện thế đến 6.6kv khoảng cách tối thiểu 2m, đến 22kv là 3m, 66kv là 4m, 220kv là 7m, 500kv là 11m
  • Đối với người không có trách nhiệm tuyệt đối không được lên ca bin xe khi cẩu đang vận hành.
  • Khi vận hành chỉ cho phép duy nhất một người điều khiển các thiết bị nâng.
  • Phải có người đánh tín hiệu. Nếu người điều khiển cần trục nhìn thấy thì tín hiệu do công nhân móc cáp thực hiện. Chỉ có những người được chỉ định mới có quyền ra hiệu cho người điều khiển cổng trục. Người ra hiệu phải ra hiệu rõ ràng, mạch lạc theo đúng qui định.

6. Vì sao phải kiểm định cổng trục:

Kiểm định an toàn cổng trục đem đến các lợi ích sau:

• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm

Kiểm định cổng trục là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

Cổng trục được kiểm định dưới các hình thức sau:

• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt cổng trục, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: cổng trục được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.

  1. Quy định về kiểm định cổng trục

Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với cổng trục do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

• QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
• QTKĐ 09:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
• TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
• TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
• TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
• TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung

Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Hồ sơ, và các tài liệu của cổng trục phải đầy đủ.
  • Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
  • Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.

8. Quy trình kiểm định cổng trục:

Quy trình kiểm định cổng trục được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
• Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

• Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
• Xem xét tính đồng bộ của cổng trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
• Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)
• Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
• Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
• Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Bước 3: Thử nghiệm

Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.

• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
• Thử tải động ở mức 110%SWL

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

• Lập biên bản kiểm định cổng trục. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cổng trục.

  1. Thời hạn kiểm định cổng trục

• Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cổng trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
• Hạn kiểm định định kỳ cầu trục có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng

  1. Kiểm định cổng trục ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định cổng trục uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định cổng trục trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top