KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC Ô TÔ Reviewed by Momizat on . A.GIỚI THIỆU CẦN TRỤC Ô TÔ Cần trục (cần cẩu) là gì? Cần cẩu hay cẩu hoặc cần trục là một loại máy móc thiết bị nâng hạ. Đặc điểm chung của cẩu là hệ máy móc kế A.GIỚI THIỆU CẦN TRỤC Ô TÔ Cần trục (cần cẩu) là gì? Cần cẩu hay cẩu hoặc cần trục là một loại máy móc thiết bị nâng hạ. Đặc điểm chung của cẩu là hệ máy móc kế Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC Ô TÔ

KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC Ô TÔ



A.GIỚI THIỆU CẦN TRỤC Ô TÔ

Cần trục (cần cẩu) là gì?

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN CẦN TRỤC Ô TÔ
  • Cần cẩu hay cẩu hoặc cần trục là một loại máy móc thiết bị nâng hạ. Đặc điểm chung của cẩu là hệ máy móc kết hợp sử dụng dây cáp cùng hệ pa lăng để treo móc vật cẩu. Và thường dùng cơ cấu tay cần hay dầm cầu hoặc khung cổng để cẩu các vật nặng thi công, lắp ráp các công trình xây dựng, hay cẩu bốc xếp hàng hoá.
  • Cần cẩu dùng tay cần dạng dầm conson để treo móc cáp cẩu vật và bắt buộc phải có đối trọng để thắng lại momen gây lật do vật cẩu gây ra, thì được gọi là cần trục hay cần cẩu kiểu cần.
  • Cần trục tự hành (Mobile crane hay đôi khi là Self mobile crane) là nhóm các cần trục tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng nguồn năng lượng đặt kèm ngay trên cần trục.
  • Cần trục tự hành thường có kiểu tay cần nghiêng, thay đổi tầm với bằng góc nghiêng tay cần hoặc lắp thêm tay cần phụ. Dùng trọng lượng phần xe tự hành để làm đối trọng, như cũng có khi kết hợp thêm đối trọng phụ thêm đặt trên máy.
  • Cần trục ô tô (Loader crane) là ô tô tải có thùng ben gắn thêm cánh tay cẩu để bốc hàng lên thùng xe và dỡ hàng khỏi thùng xe;
  • Cần trục tự hành bánh lốp hay còn gọi là cần trục tự hành bánh hơi (Truck-mounted crane);
  • Cần trục tự hành bánh xích (Crawler crane);
  • Cần trục tự hành tay cần ống lồng (Telescopic handler crane)
  • Cần trục đường sắt (Railroad crane)
  • Cần trục nổi (Floating crane)

Phân tích các loại cần trục

Cần trục tự hành:

  • Có thể đi lại trong phạm vi khá rộng.
  • Sử dụng trong công tác bốc dỡ và xây lắp
  • Có đủ bốn động tác cơ bản: nâng hạ vật, thay đổi tầm với, di chuyển và quay Các cần trục tự hành có cấu tạo hầu như giống nhau, chỉ khác ở bộ ph ận bánh xe di chuyển và được chia ra: + Cần trục ôtô + Cần trục bánh hơi + Cần trục bánh xích. + Cần trục máy kéo
  1. Cần trục ôtô:
Xe tải cẩu Hino 5 tấn FC9JLTC- cần cẩu Tadano 3 tấn 3 đốt TM-ZE303MH | CÔNG  TY TNHH Ô TÔ CHUYÊN DÙNG VIỆT
  • Cần trục ôtô chỉ có một bộ phận phát lực: động lực được truyền ra các cơ cấu thao tác qua một hộp chuyển công suất.
  • Cần trục có 2 bộ phận phát lực: một đặt ở đầu xe để làm xe chạy, một đặt ở sàn quay để truyền động lực cho tời nâng vật , nâng cần và làm quay cần
  • Cần trục có hai cabin điều khiển.
  • Cần trục có một cabin điều khiển
  • Khi nâng vật nặng phải sử dụng chân chống để đỡ tải cho các bánh h ơi và để tăng độ ổn định về mọi phía cho cần trục mang vật nặng, nhưng điều này lại gây bất tiện khi cần trục phải di chuyền nhiều chỗ. Nếu không dùng các chân chống thì sức nâng của cần trục giảm đi 3 -4 lần

2. Cần trục bánh hơi:

  • Cần trục bánh hơi được lắp trên một giá xe đặc biệt, cự ly giữa các bánh xe khá rộng nên cần trục khá ổn định, nhưng khi cẩu vật nặng vẫn cần tựa trên các chân chống.
  • Cần trục bánh hơi khoẻ không thua cần trục bánh xích mà giá thành lại rẻ hơn, thường được sử dụng trong xây dựng các công trình công nghiệp và trong lắp ráp các thiết bị công nghệ.

3. Cần trục bánh xích:

  • Cần trục bánh xích có độ cơ động cao, vì nó có thể đi trên bất kỳ loại đường nào, cả ở những nơi chưa có đường. Cần trục bánh xích có độ ổn định lớn, không phải sử dụng các chân chống khi cẩu vật nặng
  • Để lắp ghép những công trình cao, rộng người ta trang bị thêm cho cần trục bánh xích một mỏ cần hoặc cải tiến thành dạng giống cần trục tháp

B. QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC Ô TÔ

Kiểm định Cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục  tháp, cần trục đường sắt, cần trục chân đế

CẦN TRỤC Ô TÔ là những thiết bị máy móc chuyên dụng để làm việc hầu như khắp mọi nơi từ các công trình, xây dựng đến các nhà máy, xí nghiệp lớn , đến các doanh nghiệp nhỏ, lẻ . Do thường xuyên làm việc với cường độ lớn, làm việc với tải trọng nặng từ vài tấn đến hàng chục tấn nên công tác kiểm định an toàn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho người vận hành, người xung quanh và đảm bảo quá trình làm việc xuyên suốt. Qua đó, theo quy định của pháp luật thì các thiết bị này phải bắt buộc thực hiện kiểm định nghiêm ngặt. Vậy nên Kiểm định cần trục ôtô là hoạt động quan trọng và bắt buộc đối với những tổ chức ,cá nhân sử dụng .

Chúng ta điều thấy hiện nay, việc sử dụng cần trục ô tô trong đời sống, sản xuất củng đang rình gập nhiều mối nguy hiểm .Hầu hết các cần trục hiện nay ở Việt Nam được nhập mới, củ từ nước ngoài về sử dụng.

Cho nên cũng không thể không hoài nghi về chất lượng của cần trục chúng ta đang sử dụng có được đảm bảo hay không. Nếu kỹ thuật không đảm bảo, chất lượng không tốt, dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Việc kiểm định an toàn cần trục ô tô phải do đơn vị được cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền, chuyên ngành, nhân viên kiểm định và có nghiệp vụ thực hiện.

Hiện nay có nhiều đơn vị thực hiện kiểm định cần trục, để nhanh chóng và giá thành rẻ, quý khách có thể liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ để được hỗ trợ.

  1. Kiểm định cần trục ô tô là gì?

Kiểm định cần trục ô tô hay kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục ô tô là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

Kiểm định cần trục ô tô là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này.

  1. Lợi ích kiểm định cần trục ô tô
  • Thiết bị cần trục ô tô nên được kiểm định định kỳ để đảm bảo được độ an toàn. Ngoài ra, tác dụng của kiểm định cần trục ô tô còn được thể hiện qua:
  • Nâng cao năng suất làm việc, lao động do hệ thống đã được kiểm tra an toàn, làm việc không bị gián đoạn.
  • Kiểm định cần trục ô tô giúp hạn chế được tai nạn nghề nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người vận hành Từ đó, làm giảm chi phí bồi thường.
  • Kiểm định cần trục ô tô này là bằng chứng để chứng minh độ an toàn với khách hàng cũng như các đơn vị bảo hiểm.
  • Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về pháp luật.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
  1. Những tiêu chuẩn kiểm định cần trục ô tô

Dưới đây là một số tiêu chuẩn kiểm định được các cơ quan chức năng đưa ra nhằm quy chuẩn theo một khuôn khổ nhất định:

  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
  • TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Cần trục. Phân loại theo chế độ làm việc. Phần 2: Cần trục tự hành
  • TCVN 8242-2:2009, Cần trục – Từ vựng – Phần 2: Cần trục tự hành
  • TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
  • TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ
  • TCVN 8855-2:2011, Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn
  • TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực
  • QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
  • QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục.
  • QTKĐ 10:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tự hành

Ngoài những tiêu chuẩn kiểm định trên, bạn có thể kiểm định theo tiêu chuẩn cao hơn của nước ngoài.

  1. Các hình thức kiểm định cần trục ô tô:

4.1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của cần trục ô tô theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của cần trục ô tô theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

4.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của cần trục ô tô theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
  • Khi sử dụng lại các thiết bị cần trục ô tô đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống;
  • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. Điều kiện kiểm định cần trục ô tô

• Cần trục ô tô phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
• Hồ sơ, tài liệu của cần trục ô tô phải đầy đủ
• Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định
• Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định cần trục ô tô

  1. Quy trình kiểm định cần trục ô tô

Quy trình kiểm định cần trục ô tô được thực hiện theo các bước sau, đảm bảo độ an toàn:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cần trục ô tô

• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch cần trục ô tô
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
• Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

• Kiểm tra mặt bằng đặt cần trục, các biện pháp, hướng dẫn an toàn vận hành, sử dụng. Các biện pháp an toàn
• Xem xét tính đồng bộ của thiết bị, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
• Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, cơ cấu quay, …)
• Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
• Kiểm tra đối trọng, khung đỡ đối trọng, chân chống, …
• Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Bước 3: Thử nghiệm

Bước này chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Nếu các bước kiểm tra trên đạt chất lượng đảm bảo, tiếp tục thực hiện kiểm tra vận hành thử tải:

• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL ở hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của cần cẩu.
• Thử tải động ở mức 110%SWL ở hai vị trí như trên

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định cần trục ô tô

• Lập biên bản kiểm định cần trục ô tô có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cần trục ô tô, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu):

  • Khi cần trục ô tô được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn. Tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho cần trục ô tô trong vòng 05 ngày làm việc.
  • Khi cần trục ô tô kiểm định không đạt các yêu cầu thì cấp cho cơ sở sử dụng thiết bị cần trục ô tô một biên bản kiểm định không dạt và ghi rõ những lý do cần trục ô tô không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện khắc phục.

7. Thời hạn kiểm định cần trục ô tô.

Thời hạn kiểm định cần trục ô tô

  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với cần trục ô tô có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
  1. Đơn vị kiểm định cần trục ô tô

Hiện tại ở Việt nam, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.

Để việc kiểm định sẽ có kết quả tin cậy, khách quan, chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kiểm định viên cũng như các thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình kiểm tra

  1. Chi phí kiểm định cần trục ô tô là bao nhiêu?

Chi phí kiểm định cần trục ô tô được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất, tải trọng nâng mà đơn vị chế tạo đã công bố. Quý khách có nhu cầu thực hiện kiểm định cần trục ô tô vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, trao đổi và báo giá chi tiết.

CTY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 . hotline: 0909 555 861
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top