KIỂM ĐỊNH BÀN NÂNG HÀNG Reviewed by Momizat on . Bàn nâng hàng là gì? Bàn nâng thủy lực hay còn được biết đến với cái tên là bàn nâng cơ khí, hoạt động dựa trên nguyên lý truyền lực qua chất lỏng. Thiết bị này Bàn nâng hàng là gì? Bàn nâng thủy lực hay còn được biết đến với cái tên là bàn nâng cơ khí, hoạt động dựa trên nguyên lý truyền lực qua chất lỏng. Thiết bị này Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH BÀN NÂNG HÀNG

KIỂM ĐỊNH BÀN NÂNG HÀNG



  1. Bàn nâng hàng là gì?
Sàn Nâng Tự Động (Dock Leveler Loading System) | Sài Gòn Nam Phát
  • Bàn nâng thủy lực hay còn được biết đến với cái tên là bàn nâng cơ khí, hoạt động dựa trên nguyên lý truyền lực qua chất lỏng. Thiết bị này giúp doanh nghiệp có thể nâng, đỡ hàng hóa hoặc những máy móc có khối lượng lớn hiệu quả hơn bằng hệ thống thủy lực kích chân. Cách sử dụng bàn nâng thủy lực rất đơn giản, lại đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian, năng suất lao động rất nhiều so với làm việc bằng sức người.
  • Trong công nghiệp, loại thiết bị này được sử dụng khá nhiều. Và đảm bảo được khả năng hoạt động tốt cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo năng suất hoạt động cao.
  • Bàn nâng thủy lực có chức năng chính là nâng hạ hàng hóa, máy móc. Ngoài ra bàn nâng cũng được xem cầu nối giữa xe nâng và thùng hàng container,… Có thể thấy, bàn nâng thủy lực là giải pháp hỗ trợ bốc dỡ hàng hóa, đảm bảo rút ngắn thời gian nâng hạ hàng hóa, đồng thời đảm bảo an toàn cho con người.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bàn nâng

a. Cấu tạo:

Bàn nâng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, về cấu tạo bàn nâng hầu hết các model bàn nâng thủy lực trên thị trường hiện nay thường có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau: Hệ thống thủy lực, hệ thống bánh xe, khung thủy lực, mặt bàn nâng.

Trong cấu tạo bàn nâng thủy lực, những bộ phận khác nhau sẽ có những chức năng khác nhau và bổ sung lẫn nhau để tạo nên một bàn nâng thủy lực hoàn chỉnh:

  • Hệ thống thủy lực: Được nhập từ nước ngoài với chất lượng cao cùng thiết kế nhỏ, gọn. Bộ nguồn thủy lực áp dụng áp suất truyền động động cơ, xy lanh và các bộ phận thủy lực khác.
  • Bánh xe (tùy thuộc vào mẫu thiết kế bàn nâng di động hay bàn nâng cố định): Các bánh xe này thường được làm bằng những vật liệu có độ bền cao như cao su, PU hoặc Nilon… Bánh xe trong bàn nâng vừa có tác dụng chịu lực cho cho trọng lượng nâng phía trên, vừa phải đảm bảo di chuyển giữa các khoảng cách khác nhau trên mặt nền.
  • Khung thủy lực: Đây là bộ phận đảm bảo sự an toàn về cường độ cũng như tính tiện dụng cho các thao tác. Các liên kết trong phần giá đỡ của hệ thống thủy lực phải đảm bảo được tính ổn định cao và các thao tác nâng giúp đảm bảo tính hiệu quả của công suất hoạt động. Giữa khung và cuối khung được kết nối bằng đinh ốc vặn. Khi dịch chuyển mặt bàn nâng lên hạ xuống, các khung của bàn nâng sẽ di chuyển thành hình chữ X một cách nhịp nhàng.
  • Mặt bàn nâng thủy lực: Thường được làm bằng thép gân hoặc những khung vật liệu có độ chắc chắn cao. Với việc nâng một trọng lượng lớn khối lượng hàng hóa, việc thiết kế các mặt bàn thủy lực chắc chắn sẽ đảm bảo được tính ổn định và hiệu quả năng suất khi làm việc liên tục. Thường mặt bàn được thiết kế với hình chữ nhật và là mặt phẳng. Phía trên được phủ lớp sơn chống hoen gỉ và bị ăn mòn bởi tạp chất.

b. Nguyên lý hoạt động:

  • Thủy lực là môn khoa học về sự chuyển động và vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường bị giới hạn. Trong môi trường thủy lực, năng lượng được truyền tải bằng lực đẩy lên chất lỏng.
  • Trong hệ thống thủy lực, dầu là môi chất để truyền lực và bôi trơn các bề mặt tiếp xúc, dầu thủy lực được luân chuyển trong một hệ tuần hoàn kín nhờ bơm dầu và các cơ cấu điều khiển.
  • Động cơ điện hoặc diezen làm quay bơm dầu, bơm dầu hút dầu thủy lực trong két dầu và chuyển đến các cơ cấu trong hệ thủy lực. Áp suất dầu được khống chế bởi van an toàn hệ thống. Dầu thủy lực được đưa đến các cơ cấu điều khiển sau đó tiếp tục được đưa đến các cơ cấu chấp hành nhờ vào lưu lượng và áp suất do bơm thủy lực sinh ra để tạo ra chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành. Sau khi truyền năng lượng xong dầu thủy lực được đưa quay trở lại két dầu thủy lực.

3. Phân loại bàn nâng

Cấu tạo bàn nâng thủy lực chi tiết đến từng chi tiết kèm [BẢN VẼ]

Để phục vụ đa dạng các công việc thì trên thị trường có nhiều loại bàn nâng khác nhau cụ thể như sau:

a. Bàn nâng tay thủy lực:

Đây là những chiếc bàn nâng cơ. Chúng vận hành được nhờ việc dùng chân kích thủy lực để nâng mặt bàn nâng lên cao. Khi hạ xuống chúng ta mở van xả ở tay cầm

Loại bàn nâng này được trang bị hệ thống bánh xe đa dụng với hai bánh xoay và hai bánh cố định. Chúng cho khả năng di chuyển hàng hóa dễ dàng từ nơi này đến nơi khác.

  • Bàn nâng tay được sử dụng chủ yếu tại các nhà vườn, chúng chuyên dụng để nâng hạ những chậu cây cảnh có khối lượng lớn. Củng có thể nâng hạ máy móc tại các xưởng sản xuất cơ khí

b. Bàn nâng điện thủy lực:

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN BÀN NÂNG, BÀN DẪN CONTAINER

Bàn nâng này có 2 loại là bàn nâng cố định và bần nâng di chuyển

• Bàn nâng cố định: được lắp đặt cố định tại một vị trí. Chúng có thể nâng được các vật thể có khối lượng lớn. Chiều cao nâng tối đa có thể lên đến 10m. Một số model được sử dụng hiện nay như bàn nâng điện 1 tấn, 2 tấn….

• Bàn nâng di chuyển: vận hành nhờ vào nguồn điện và di chuyển bằng việc kéo đẩy tay. Thiết bị này có nhiều mốc nâng với khối lượng khác nhau như: 150 kg, 350 kg, 750 kg, 800 kg…. Bàn nâng này phù hợp để nâng hàng hóa nhẹ, di chuyển quảng đường ngắn

  1. Ưu điểm chung của bàn nâng thủy lực:
  • Truyền động được công suất cao và lực lớn, (nhờ các cơ cấu tương đối đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao nhưng đòi hỏi ít về chăm sóc, bảo dưỡng).
  • Điều chỉnh được vận tốc và vô cấp, đảo chiều dễ dàng, (dễ thực hiện tự động hoá theo điều kiện làm việc hay theo chương trình có sẵn).
  • Mô men khởi động lớn.
  • Kết cấu gọn nhẹ, vị trí của các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc nhau.
  • Có khả năng giảm khối lượng và kích thước nhờ chọn áp suất thủy lực cao.
  • Nhờ quán tính nhỏ của bơm và động cơ thủy lực, nhờ tính chịu nén của dầu nên có thể sử dụng ở vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh (như trong cơ khí và điện).
  • Dễ biến đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành.
  • Dễ đề phòng quá tải nhờ van an toàn.
  • Dễ theo dõi và quan sát bằng áp kế, kể cả các hệ phức tạp, nhiều mạch.
  • Tự động hóa đơn giản, kể cả có thiết bị phức tạp bằng cách dựng các phần tử tiêu chuẩn hóa.

5. Ứng dụng của bàn nâng thủy lực:

  • Nhờ sự xuất hiện của bàn nâng mà đã giảm thiểu tối đa sức người cho việc thực hiện công việc mất nhiều công sức. Thay vì việc sử dụng sức người để bê vác, nâng hạ hàng hóa, thì nhờ sản phẩm này đã thay thế hoàn toàn cho sức người.
  • Người dùng chỉ việc thực hiện công việc những công việc đơn giản như điều khiển, kéo đẩy vô cùng nhẹ nhàng, không mất công sức nhiều.

Theo đó, bàn nâng được sử dụng phổ biến trong các công việc như:

• Sử dụng xe bàn nâng thủy lực để di chuyển, nâng hạ các loại cây cảnh một cách nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
• Sử dụng để có thể thực hiện công việc di chuyển các thùng, linh kiện hàng hóa tại các nhà máy, xưởng sản xuất,… tới xe tải hay những vị trí cần thiết.
• Dùng để di chuyển đồ vật trong nhà, cá thiết bị máy móc,… cần thiết. Ngoài ra, sản phẩm còn dùng để nâng hạ xe máy để tiện dụng cho việc sửa chữa,…

  1. Những lưu ý an toàn khi sử dụng bàn nâng hàng:
  • Mặc dù bàn nâng thủy lực được sử dụng rất dễ dàng tuy nhiên khi vận hành thiết bị người dùng cần chú ý sử dụng đúng cách để giúp kéo dài tuổi thị cho thiết bị. Và dưới đây là một vài lưu ý trong quá trình sử dụng để không xảy ra những tình huống ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của thiết bị:
  • Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại bàn nâng mà người dùng thực hiện nâng hàng hóa có khối lượng trong mức cho phép. Ví dụ: bàn nâng 200kh thì chỉ nên đặt loại hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 200kg. Nếu người dùng thường xuyên đặt hàng hóa quá trọng tải sẽ khiến cho mặt bàn nâng sẽ bị cong vênh do chịu áp lực lớn cũng như khiến trục thủy lực bị hỏng hóc các bánh gioăng cũng như phớt do làm việc quá công suất. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của thiết bị.
  • Đặt hàng hóa cân bằng trên bề mặt bàn, không đặt lệch hàng hóa sang một phía mặt quá trình nâng hạ diễn ra một cách tốt nhất.
  • Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh các thông số ban đầu của bàn nâng thủy lực
  • Không để vật cản lên trên thanh nâng để làm cản trở quá trình nâng hạ thanh càng
  • Đặt bàn nâng thủy lực ở nơi khô ráo và tránh hạn chế sự va chạm mặt bàn nâng
  • Thường xuyên lau chùi và bảo dưỡng thiết bị để hạn chế tình trạng bị han gỉ.

7. Vì sao phải kiểm định bàn nâng:

Kiểm định an toàn bàn nâng hàng đem đến các lợi ích sau:

• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm

Kiểm định bàn nâng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

Bàn nâng hàng được kiểm định dưới các hình thức sau:

• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt bàn nâng, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: bàn nâng được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.

  1. Quy định về kiểm định bàn nâng
  • Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thiết bị tời điện, tời nâng hàng yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật. Hoạt động kiểm định an toàn bàn nâng, bàn nâng hàng áp dụng đối với tất cả tổ chức sử dụng, vận hành thiết bị.
  • Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với tời nâng do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kiểm định áp dụng

• QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
• QTKĐ 11:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
• TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
• TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
• TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
• TCVN9358 : 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
• BSEN 1570:1998 + A2:2009 Safe requirements for lifting table (Yêu cầu an toàn đối với bàn nâng)

Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Hồ sơ, và các tài liệu của bàn nâng phải đầy đủ.
  • Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
  • Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.

9. Quy trình kiểm định bàn nâng hàng:

Quy trình kiểm định bàn nâng được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
• Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

• Kiểm tra vị trí lắp đặt, hệ thống điện điều khiển. Các biện pháp an toàn
• Kiểm tra sự phù hợp các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật so với hồ sơ.
• Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu và bộ phận của bàn nâng. Các kết cấu kim loại khung chịu lực, sàn nâng. Các mối hàn, mối ghép bulong, đinh tán.
• Kiểm tra Puly, cáp và các chi tiết cố định
• Kiểm tra kỹ thuật hệ thống thủy lực: Xilanh, đường ống
• Xem xét báo cáo kết quả đo điện trở nối đất và cách điện
• Kiểm tra các cơ cấu an toàn, bảo vệ

Bước 3: Thử nghiệm

Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.

Bàn nâng được thử nghiệm ở các chế độ sau:

• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu nâng hạ. Các thiết bị an toàn, phanh, hãm an toàn. Hệ thống dẫn động và điều khiển
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
• Thử tải động ở mức 110%SWL

Việc thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị hoạt động đúng theo tính năng thiết kế. Kết cấu kim loại không có biến dạng bất thường nào.

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

• Lập biên bản kiểm định bàn nâng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định bàn nâng.

  1. Thời hạn kiểm định bàn nâng
  • Căn cứ vào QTKĐ: 11 – 2016/BLĐTBXH, bàn nâng hàng có thời hạn kiểm định định kỳ 02 năm, đối với các bàn nâng làm cho việc trên 10 năm thì kiểm tra định kì 01 năm.
  • Hạn kiểm định định kỳ bàn nâng có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng

11. Kiểm định bàn nâng ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định bàn nâng uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định bàn nâng trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top