KIỂM ĐỊNH BÀN NÂNG THỦY LỰC
- Bàn nâng thủy lực là gì?
Bàn nâng thủy lực còn được biết đến bàn nâng kiểu xếp, bàn nâng cơ khí,… Thiết bị này hoạt động trên nguyên lý truyền lực qua chất lỏng ( dầu thủy lực). Chúng được sử dụng để nâng hạ máy móc, hàng hóa,… cùng với những vật có khối lượng lớn nhờ vào hệ thống thủy lực kích chân.
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bàn nâng thủy lực
a. Cấu tạo
- Bàn nâng hàng gồm có các bộ phận sau:
- Bộ khung nâng: Là các thanh nâng được thiết kế xếp chéo nhau. Chúng có dạng cắt kéo bằng chân kích cùng tay xả. Phần khung được làm từ thép nguyên khối cho độ bền cao. Các thanh nâng có nhiệm vụ truyền lực để đẩy mặt bàn lên cao.
- Mặt bàn nâng: Được làm bằng thép nguyên khối cao cấp. Chúng được g trên khung nâng, bàn nâng có kích thước khá lớn giúp việc nâng hạ hàng hóa dễ dàng. Một số bàn nâng có thêm lang can bảo vệ. Trách cho hàng hóa rơi khỏi bàn nâng, đảm bảo an toàn cho người vận hành.
- Bộ phận thủy lưc: gồm các pitton nằm ở giữa: Một đầu piston được nối với cần bơm và đầu còn lại nối với các thanh nâng.
- Hệ thống bánh xe: bánh xe có các vòng bi tự động bôi trơn, nhờ có quá trình di chuyển hàng hóa đến nhiều vị trí dễ dàng.
b. Nguyên lý làm việc của bàn nâng thủy lực
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý vận hành của bàn nâng thủy lực:
- Thủy lực là sự chuyển động hay vận chuyển của chất lỏng (ở đây là dầu thủy lực) ở trong một không gian bị giới hạn.
- Bơm thủy lực là thiết bị dùng chuyển động quay của động cơ điện để hút dầu thủy lực từ bình chứa dầu nhớt. Dưới áp lực lớn, bơm thủy lực di chuyển trong mạch thủy lực.
- bàn nâng thủy lực áp dụng nguyên tắc này để tiến hành công việc nâng hạ hành hóa. Khi có lực tác động từ người sử dụng( lực cơ), trục khuỷu nâng thủy lực dưới áp lực lớn của dầu thủy lực sẽ đẩy bàn nâng lên cao. Khi muốn hạ xuống, Người ta vặn hoặc bóp van sả, dầu thủy l lúc này sẽ trở thành bình chứa, bàn nâng sẽ tự động hạ xuống từ từ.
3. Phân loại bàn nâng thủy lực
Hiện nay bàn nâng hàng hóa, đồ vật được phân chia thành 3 loại như sau:
- Bàn nâng thủy lực xe máy
Là một trong những thiết bị được sử dụng khác động rãi ở các tiệm sửa xe máy. Loại bàn nâng này được thiết kế âm nền nên không hề gây cản trở không gian của cửa tiệm.
Sử dụng bàn nâng này sẽ giúp thợ sửa xe dễ dàng thao tác, sửa chữa ở những vị trí thấp như hộp số, gầm xe, nhông xích, bánh xe,…. Nhờ vậy mà hiệu quả cũng được tăng lên rõ rệt.
- Bàn nâng thủy lực ô tô
Chuyên được sử dụng nhiều trong các gara ô tô chuyên nghiệp. Có thể sử dụng để đưa ô tô lên bãi đậu tầng 2, hoặc sử dụng để có thể đậu được 2 xe cùng 1 vị trí (1 trên bàn nâng và 1 dưới nền). Điều này giúp cho các gara tiết kiệm được nhiều diện tích hơn, lưu trữ được nhiều xe hơn.
- Bàn nâng theo trọng lượng
Tiếp đến là bàn nâng theo trọng lượng, loại này thường được sử dụng trong vận chuyển và nâng hạ hàng hóa. Hiện nay có các loại bàn nâng thủy lực 150kg, 200kg, 300kg, 500kg, 1000kg, 2000kg,… Khách hàng có thể lựa chọn sao cho phù hợp với lượng hàng hóa, đồ vật mình định nâng.
- Một số ứng dụng cơ bản của bàn nâng
- Nhờ sự xuất hiện của bàn nâng mà đã giảm thiểu tối đa sức người cho việc thực hiện công việc mất nhiều công sức. Thay vì việc sử dụng sức người để bê vác, nâng hạ hàng hóa, thì nhờ sản phẩm này đã thay thế hoàn toàn cho sức người.
- Người dùng chỉ việc thực hiện công việc những công việc đơn giản như điều khiển, kéo đẩy vô cùng nhẹ nhàng, không mất công sức nhiều.
- Theo đó, bàn nâng được sử dụng phổ biến trong các công việc như:
- Sử dụng xe bàn nâng thủy lực để di chuyển, nâng hạ các loại cây cảnh một cách nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Sử dụng để có thể thực hiện công việc di chuyển các thùng, linh kiện hàng hóa tại các nhà máy, xưởng sản xuất,… tới xe tải hay những vị trí cần thiết.
- Dùng để di chuyển đồ vật trong nhà, cá thiết bị máy móc,… cần thiết. Ngoài ra, sản phẩm còn dùng để nâng hạ xe máy để tiện dụng cho việc sửa chữa,…
5. Các lưu ý sử dụng an toàn bàn nâng thủy lực
- Không để người không am hiểu về bàn nâng, chưa đào tạo vận hành thiết bị
- Không cho chân hoặc tay vào các thanh chéo bàn nâng. Điều này gây kẹp tay chân vô cùng nguy hiểm
- Những người không vận hành cần tránh xa khi đang hoạt động. Không đứng trước hoặc sau bàn nâng đang vận hành.
- không cuối xuống dưới khi mặt bàn nâng đang làm việc
- Không nâng hạ hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép
- Kích thước của vật đặt trên bàn nâng chir chiếm 80% diện tích mặt sàn làm việc
- Dừng hoạt động khi thấy thiết bị không chắc chắn
- Không tự điều chỉnh bàn nâng mà không có sự cho phép của nhà sản xuất
5. Kiểm định bàn nâng thủy lực là gì?
Kiểm định bàn nâng hay kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thiết bị.
- Bàn nâng, sàn nâng được kiểm định dưới các hình thức sau:
- Kiểm định lần đầu: Là chế độ kiểm định bàn nâng sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước bàn nâng, sàn nâng phải được tái kiểm định
- Chế độ kiểm định bất thường: Bàn nâng, sàn nâng được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
- Tại sao phải kiểm định bàn nâng
6. Thực hiện kiểm định bàn nâng thủy lực
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường xung quanh
- Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, ô tô
- Tuân thủ quy định của pháp luật khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
7. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định bàn nâng
Các tiêu chuẩn an toàn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp dụng trong quá trình kiểm định bàn nâng ô tô, hàng hóa:
- QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
- QTKĐ 11:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
- TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
- TCVN9358 : 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
- BSEN 1570:1998 + A2:2009 Safe requirements for lifting table (Yêu cầu an toàn đối với bàn nâng)
Việc kiểm định bàn nâng có thể theo tiêu chuẩn khác khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng, đơn vị chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn không được thấp hơn mức quy định trong nước.
- Quy trình kiểm định bàn nâng
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt bàn nâng, sàn nâng
- Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
- Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra vị trí lắp đặt, hệ thống điện điều khiển. Các biện pháp an toàn
- Kiểm tra sự phù hợp các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật so với hồ sơ.
- Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu và bộ phận của bàn nâng. Các kết cấu kim loại khung chịu lực, sàn nâng. Các mối hàn, mối ghép bulong, đinh tán.
- Kiểm tra Puly, cáp và các chi tiết cố định
- Kiểm tra kỹ thuật hệ thống thủy lực: Xilanh, đường ống
- Xem xét báo cáo kết quả đo điện trở nối đất và cách điện
- Kiểm tra các cơ cấu an toàn, bảo vệ
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – Thử nghiệm
Bàn nâng được thử nghiệm ở các chế độ sau:
- Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu nâng hạ. Các thiết bị an toàn, phanh, hãm an toàn. Hệ thống dẫn động và điều khiển
- Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
- Thử tải động ở mức 110%SWL
- Việc thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị hoạt động đúng theo tính năng thiết kế. Kết cấu kim loại không có biến dạng bất thường nào.
- Kiểm định bàn nâng ô tô sitc
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
- Lập biên bản kiểm định bàn nâng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định bàn nâng cho đơn vị sử dụng.
- Thời hạn kiểm định bàn nâng hàng
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với bàn nâng có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Hạn kiểm định định kỳ bàn nâng có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng