KIỂM ĐỊNH BÀN NÂNG
1.Kiểm định bàn nâng là gì ?
Kiểm định hàn nâng (bàn nâng ô tô, bàn nâng hàng hóa) hay kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thiết bị.
Bàn nâng, sàn nâng được kiểm định dưới các hình thức sau:
• Kiểm định lần đầu: Là chế độ kiểm định bàn nâng sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước bàn nâng, sàn nâng phải được tái kiểm định
• Chế độ kiểm định bất thường: Bàn nâng, sàn nâng được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
2.Vì sao cần kiểm định bàn nâng, sàn nâng?
Thực hiện kiểm định bàn nâng hay sàn nâng là việc cần thiết để:
• Đảm bảo sự an toàn cho nhân viên vận hành và môi trường xung quanh
• Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc nâng xe ô tô
• Thực hiện đúng chuẩn quy định của pháp luật, khi doanh nghiệp dùng thiết bị nằm trong danh sách yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3.Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định bàn nâng
Các tiêu chuẩn an toàn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp dụng trong quá trình kiểm định bàn nâng ô tô, hàng hóa:
• QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
• QTKĐ 11:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
• TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
• TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
• TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
• TCVN9358 : 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
4.Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
– Máy kinh vĩ (nếu cần);
– Máy thủy bình;
– Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
– Thiết bị đo khoảng cách;
– Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
– Lực kế hoặc cân treo;
– Thiết bị đo điện trở cách điện;
– Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
– Thiết bị đo điện vạn năng;
– Ampe kìm.
- Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
- Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
6. Quy trình kiểm định bàn nâng
Trong quy trình kiểm định bàn nâng sẽ được tiến hành tuần tự theo các bước cơ bản như:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ kỹ thuật sẽ đòi hỏi bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ thiết bị bàn nâng, xem xét bản vẽ và lý lịch thiết bị.
- Kiểm tra nhật ký quá trình vận hành, bảo trì, sửa chữa đối với các kỳ kiểm định định kỳ và bất thường.
- Kiểm tra hồ sơ kiểm định những lần trước để nắm rõ được tình trạng.
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài
Khi tiến hành kiểm tra bên ngoài đòi hỏi cần kiểm tra đầy đủ:
- Kiểm tra vị trí lắp đặt, hệ thống điều khiển, các biện pháp an toàn kèm theo có đảm bảo không.
- Kiểm tra các bộ phận lắp đặt có phù hợp với thông số kỹ thuật và hồ sơ không.
- Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu và bộ phận của bàn nâng, đặc biệt là các kết cấu khung kim loại chịu lực, sàn nâng. Các mối hàn, mối ghép, đinh tán có đảm bảo an toàn vận hành kỹ thuật không.
- Kiểm tra Puly. các chi tiết cố định.
- Kiểm tra kỹ thuật hệ thống thủy lực là xi lanh và đường ống.
- Xem xét các báo cáo kết quả đo điện trở nối đất và cách điện, các cơ cấu an toàn và bảo vệ.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – thử nghiệm
Bàn nâng cần được tiến hành thử nghiệm kiểm tra kỹ thuật trong các tình huống:
- Thẻ không tải để kiểm tra kết cấu hoạt động của quá trình hạ nâng, các thiết bị an toàn như phanh, hãm, hệ thống dẫn động và điều khiển.
- Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng 125%SWL.
- Thử tải động ở mức 110% SWL.
Việc thử nghiệm kỹ thuật sẽ được đánh giá đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị hoạt động đảm bảo các quy chuẩn đề ra đúng theo các tính năng đã thiết kế và kết cấu kim loại đảm bảo không có các biến dạng bất thường nào cả.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
Sau khi tiến hành kiểm định, đơn vị kiểm định sẽ tiến hành lập biên bản kiểm định bàn nâng, ghi tóm tắt kết quả kiểm định và hồ sơ lý lịch và tiến hành dán tem kiểm định khi thiết bị bàn nâng đảm bảo các tiêu chuẩn.
- Xử lý kết quả kiểm định
Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.
Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
– Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
– Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
– Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
- Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của bàn nâng (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
- Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định bàn nâng đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
- Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
- Khi bàn nâng có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho bàn nâng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
- Khi bàn nâng có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu trên và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do bàn nâng không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng bàn nâng.
8.Thời hạn kiểm định.
- Thời hạn kiểm định định kỳ là không quá 02 năm. Đối với bàn nâng có thời hạn sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.
Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com