KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG LẠNH
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG LẠNH
- Định nghĩa
• Hệ thống lạnh (HTL): Là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt.
• Kiểm định kỹ thuật an toàn: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của HTL theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi đưa vào sử dụng
- Phân loại:
– Theo phương pháp làm lạnh:
- Hệ thống trực tiếp: Bộ bốc hơi (hay ngưng tụ) của HTL truyền lạnh (nhiệt) trực tiếp cho không khí trong phòng hay sản phẩm.
- Hệ thống gián tiếp: Bộ bốc hơi (hay ngưng tụ) của HTL đặt ở ngoài phòng. Việc chuyển tải lạnh (hoặc nhiệt) vào trong phòng phải nhờ tới vòng tuần hoàn chất tải lạnh (hoặc tải nhiệt). Vòng tuần hoàn gồm bơm, hệ đường ống phù hợp và các thiết bị trao đổi nhiệt như dàn ống xoắn hoặc dàn phun.
- Hệ thống gián tiếp hở: Bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) truyền lạnh (nhiệt) cho chất tải lạnh (tải nhiệt). Chất tải lạnh (tải nhiệt) này sẽ truyền lạnh (nhiệt) cho phòng nhờ dàn phun.
- Hệ thống gián tiếp hở có thông hơi: Hệ thống gián tiếp hở có thông hoi giống hệ thống gián tiếp hở, tuy nhiên có điểm khác là bộ bốc hơi (ngưng tụ) được đãt trong một thùng hở hoặc được thông hơi một cách thích hợp, có hiệu quả.
- Hệ thống gỉán tiếp kín: Bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) truyền íạnh (nhiệt) cho phòng qua một vòng tuần hoàn chất tải lạnh (nhiệt) khép kín. Để bù sự dãn nở của chất lỏng do nhiệt, cần có 1 bình dãn nở đặt trên cao.
- Hệ thống gián tiếp kín có thông hơi: Hệ thống này giống hệ thống gián tiếp kín, với khác biệt là bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) được bố trí trong 1 thùng hở hoặc được thông hơi một cách thích hợp, có hiệu quả.
- Hệ thống gián tiếp kép: Hệ thống gián tiếp kép có 2 vòng tuần hoàn chất tải lạnh (tải nhiệt). Vòng thứ nhất là kiểu giáĩl tiếp kín có thông hơi và vòng thứ 2 là kiểu gián tiếp hở.
– Theo đặc tính cháy, nổ ga lạnh đuợc phân thành 3 nhóm :
- Nhóm 1 : Các ga lạnh không cháy, không gây nổ và không độc hại đáng kể tới sức khỏe con người.
- Nhóm 2: Các ga lạnh bắt cháy nhưng giới hạn cháy nổ dưới không nhỏ hơn 3,5% theo thể tích khi hổn hợp với không khí, đồng thời các ga lạnh này cũng có tính độc hại và ăn mòn.
- Nhóm 3: Các ga lạnh có giới hạn cháy nổ dưới nhỏ hơn 3,5% theo thể tích khi hỗn hợp với không khí. Nhóm này không có quy định về độc tính.
3. Cấu tạo chung:
• Máy nén: Hệ thống sử dụng máy nén 2 cấp. Các loại máy nén lạnh thường hay được sử dụng là MYCOM, York-Frick, Bitzer, Copeland vv…
• Bình tách dầu: Đây là bộ phận chịu áp suất trực tiếp từ máy nén, nên có áp suất bằng với áp suất máy nén, Nhằm đảm bảo tách triệt để dầu bị cuốn theo môi chất lạnh.
• Bình trung gian: Đối với hệ thống lạnh 2 cấp sử dụng frêôn người ta thường sử dụng bình trung gian kiểu nằm ngang. Bình trung gian kiểu này rất gọn, thuận lợi lắp đặt, vận hành và các thiết bị phụ đi kèm ít hơn.
• Bình tách lỏng hồi nhiệt: Trong các hệ thống lạnh thường các thiết bị kết hợp một hay nhiều công dụng. Trong hệ thống frêôn người ta sử dụng bình tách lỏng kiêm chức năng hồi nhiệt. Sự kết hợp này thường làm tăng hiệu quả của cả 2 chức năng.
• Bình ngưng tụ: có nhiệm vụ ngưng tụ gas quá nhiệt sau máy nén thành môi chất lạnh trạng thái lỏng
• Bình chứa cao áp:
Gas từ máy nén dạng hơi (hơi quá nhiệt) với nhiệt độ và áp suất cao được giải nhiệt ở dàn
nóng, tại dàn nóng gas từ thể hơi sẽ chuyển sang thể lỏng (do gas nhả nhiệt cho môi trường). Khi gas tuần hoàn đến van tiết lưu thì không thể là lỏng 100% được do công suất giải nhiệt, do thời tiết, do dàn nóng bị dơ, bị bám bụi nên cần có thiết bị để chứa lỏng nhằm đảm bảo lỏng 100% khi đến van tiết lưu chính vì thế bình chứa cao áp được đưa vào.
• Bình hạ áp: Chứa dịch môi chất nhiệt độ thấp để bơm cấp dịch, ổn định cho HTL và tách lỏng ra khỏi dòng hơi khi hút về máy nén.
• Tháp giải nhiệt: Làm mát nước giải nhiệt cấp cho bình ngưng.
• Thiết bị phụ trợ: van an toàn, áp kế là 2 thiết bị phụ trợ bắt buộc phải có.
2.2 Đồng hồ áp kế và van an toàn
- NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
• Muốn hệ thống làm lạnh được: phải cấp điện cho Black và phải đủ môi chất.
• Khi Black làm việc, hút môi chất từ áp suất thấp nhiệt độ thấp qua máy nén sẽ đẩy môi chất lên áp suất cao nhiệt độ cao.
• Khi nhiệt độ cao ở thiết bị ngưng tụ cần phải tỏa nhiệt ra môi trường để làm mát, để môi chất lỏng nén đẩy qua thiết bị tiết lưu sang thiết bị bay hơi vì thế thiết bị tiết lưu có tiết liệu nhỏ. Nên cản trở lớn tạo ra áp suất cao ở thiết bị ngưng tụ tạo ra áp suất thấp ở thiết bị hay hơi có áp suất thấp sẽ sôi và đạt nhiệt độ thấp sẽ thu nhiệt của sản phẩm hoặc của môi trường để thực hiện chức năng làm lạnh.
• Hệ thống của cứ lặp đi lặp lại như vậy tạo thành một tuần hoàn khép kín.
- SỬ DỤNG AN TOÀN HTL:
Để đảm bảo an toàn trong vận hành HLT thì người vận hành phải nắm rõ các yếu tố dưới đây:
• Đặc điểm cấu tạo của các bộ phận chính trong HTL mà người học đang vận hành
• Đặc tính an toàn, cháy nổ, độc hại của các môi chất lạnh sử dụng trong HTL.
• Sơ đồ nguyên lý HTL.
• Áp suất, nhiệt độ môi chất tại các điểm nút trên sơ đồ
• Sơ đồ bố trí các van chính, vai trò của từng van.Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy nén lạnh
• Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dàn ngưng, dàn bay hơi (bao gồm cả sơ đồ hệ thống tải lạnh và làm mát dàn ngưng)
• Cấu tạo của các bình chịu áp lực trong HTL: bình chứa, bình tách lỏng, tách dầu, bình trao đổi nhiệt, bình lọc, v.v.)
• Đặc điểm hệ thống đường ống
• Các thiết bị phụ, cơ cấu đo kiểm lắp trên hệ thống mà người học đang vận hành
• Van an toàn:
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vị trí lắp đặt, áp suất mở của các van an toàn trong HTL
- Quy trình trông coi, kiểm tra van an toàn
6. VÌ SAO PHẢI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HTL?
• Theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì HTL thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cần phải kiểm định.
• Là hệ thống có tỷ lệ gây nổ cao, môi chất lạnh gây nguy hiểm cho con người và khí quyển nên cần phải kiểm tra an toàn.
• Kiểm tra an toàn HTL chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật
- Các trường hợp cần phải kiểm định an toàn
• Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của HTL theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
• Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của HTL theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
• Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của HTL theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi
• Khi sử dụng lại các hệ thống đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
• Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của HTL;
• Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
• Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH:
• Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với HTL sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
• Đối với HTL sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm và HTL đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
• Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
• Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
• Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
- Tài liệu viện dẫn:
• QCVN 01: 2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
• QCVN 21: 2015/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh;
• TCVN 8366 : 2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo;
• TCVN 6155 và 6156 :1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử;
• Bộ TCVN 6104:2015 (ISO 5149) Hệ thống lạnh và bơm nhiệt – Yêu cầu về an toàn và môi trường;
• TCVN 6008 : 2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
• TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
• TCVN 9358 : 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
- Các công tác cần phải chuẩn bị cho quá trình kiểm định:
• Các tổ chức, cá nhân:
- Hồ sơ, tài liệu của hệ thống phải đầy đủ.
- HTL phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
- Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng đề kiểm định HTL.
• Đơn vị kiểm định:
- Kiểm định viên.
- Các dụng cụ phục vụ công tác kiểm định có đầy đủ tem dán và hồ sơ hiệu chuẩn.
11. Tiến hành kiểm định
Nội dung kiểm định an toàn sẽ được tiến hành đúng như trong QTKĐ 08-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước:
• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch HTL;
• Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
• Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
• Kiểm tra vận hành;
• Xử lý kết quả kiểm định.
- Xử lý kết quả kiểm định:
Dựa vào tình trạng làm việc thực tế của hệ thống sau quá trình kiểm tra, nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả đánh giá đạt và không đạt:
• Hệ thống đạt yêu cầu:
- Đối với các bình chịu áp lực trong HTL: Đáp ứng các quy định theo mục 3 của TCVN 6155:1996, đáp ứng các quy định theo mục 8 của TCVN 8366:2010;
- Không có các vết nứt, phồng, móp, bị ăn mòn quá quy định, ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối.
- Thiết bị và các thiết bị phụ trợ như van an toàn, áp kế sẽ được cấp tem kiểm định an toàn của đơn vị chúng tôi.
- Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận an toàn và các hồ sơ của hệ thống sẽ được gửi lại khách hàng đầy đủ. Chúng tôi cam kết bồi thường nếu làm mất hay thất lạc hồ sơ của khách hàng.
• Hệ thống không đạt:
- Hệ thống sẽ không được cấp tem và giấy chứng nhận an toàn.
- Kiểm định viên sẽ báo cáo trực tiếp với khách hàng,
- Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bằng thiết bị mới đạt chỉ tiêu an toàn
- Tuyệt đối không cho sử dụng, vận hành hệ thống.
- Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm lại thiết bị nếu quý khách hàng đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.
CHI PHÍ KIỂM ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ:
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.
• Ngoài ra, bên Công Ty chúng tôi còn thực hiện kiểm định các loại vật dụng, thiết bị máy móc khác như:
- Kiểm định chống sét, đo chống sét, kiểm định hệ thống chống sét
- Kiểm định pa lăng xích, kiểm định máy khoan.
- Kiểm định máy khoan, máy tiện, máy éo cọc, máy đóng cọc.
- Kiểm định máy thủy bình, máy khoan bê tông, máy đầm.
- Kiểm định máy hàn, trạm trộn bê tông, xe lu, cầu dẫn container
- Kiểm định bình bơm hơi, bình nén khí, máy bơm công nghiệp
- Kiểm định chai, chai oxy, chai ni tơ, chai axetylen
- Đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề
- Huấn luyện an toàn lao động
- Cung cấp đồ bảo hộ lao động.
Để nắm được chi phí kiểm định quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông tin có liên quan:
Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan