KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ TỒN TRỮ VÀ NẠP KHÍ
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ TỒN TRỮ VÀ NẠP KHÍ
- Định nghĩa
• Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí: Là hệ thống thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học điều chế, tồn trữ các chát khí, khí hóa lỏng và nạp vào bình chịu áp lực có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
• Kiểm định kỹ thuật an toàn: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí.
- Những nguy cơ mất an toàn.
• Nổ áp lực (nổ vật lý): do kết cấu và vật liệu chế tạo của hệ thống không đảm bảo an toàn; không có chế độ kiểm tra định kỳ để phát hiện tình trạng kết cấu thiết bị không có khả năng chịu áp lực.
• Điện giật: do các thiết bị điện đi kèm của hệ thống không được lắp đặt đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật.
- Vì sao phải tiến hành kiểm định an toàn Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí
• Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí nằm trong danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.) do đó hệ thống này cần được kiểm định kỹ thuật an toàn mới được phép sử dụng
• Là một hệ thống có tỷ lệ gây cháy nổ cao nên cần phải kiểm tra an toàn để đám bảo không gây nguy hiểm cho người dùng
• Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị.
• Tránh được những tổn thất về vật chất cũng như ảnh hưởng đến tiến độ công việc của bạn
• Kiểm tra an toàn hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí chính là tuân thủ theo quy định của pháp luật
- Các trường hợp cần phải kiểm định an toàn
• Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu :trước khi đưa vào sử dụng hệ thống phải được kiểm định
• Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: khi hết thời hạn lần trước đó
• Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: khi có sự có phải sữa chữa hệ thống hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
- Thời hạn kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí:
• Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí làm việc với môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ, độc hại (Clo, Sulfua Hydro,..) thì thực hiện tất cả các bước kiểm định với thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
• Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
• Đối với hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí đã sử dụng trên 12 năm, làm việc với môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ, độc hại và hệ thống đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
- Quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng:
Dựa theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí QTKĐ: 03- 2016/BLĐTBXH căn cứ vào:
• QCVN 01:2008/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
• TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
• TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
• TCVN 6156:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
• TCVN 2622:1995 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;
• TCVN 4245:1996 – Yêu cầu Kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng Oxy, Axetylen;
• TCVN 6290:1997 – Chai chứa khí. Chai chứa khí vĩnh cửu- Kiểm tra tại thời điểm nạp khí;
• TCVN 6713:2000 – Chai chứa khí. An toàn trong thao tác;
• TCVN 6715:2000 – Chai chứa khí Axetylen hòa tan. Kiểm tra tại thời điểm nạp khí;
• TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
• TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
• TCVN 9358: 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
- Các công tác cần phải chuẩn bị cho quá trình kiểm định:
• Các tổ chức, cá nhân:
- Hồ sơ, tài liệu của hệ thống phải đầy đủ.
- Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
- Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí.
• Đơn vị kiểm định:
- Kiểm định viên.
- Các dụng cụ phục vụ công tác kiểm định có đầy đủ tem dán và hồ sơ hiệu hiệu chuẩn.
- Lưu ý: Các đơn vị tham gia chứng kiến và kiểm định viên phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ trong suốt quá trình kiểm tra (giày, nón, găng tay, kính bảo hộ và áo phản quang là không thể thiếu)
8. Tiến hành kiểm định
Nội dung kiểm định an toàn sẽ được tiến hành đúng như trong QTKĐ 03-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước:
• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
• Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
• Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm; (bao gồm thử thủy lực, cân chỉnh van an toàn và hiệu chuẩn đồng hồ áp kế)
• Kiểm tra vận hành;
• Xử lý kết quả kiểm định.
- Xử lý kết quả kiểm định:
Dựa vào tình trạng làm việc thực tế của hệ thống sau quá trình kiểm tra, nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả đánh giá đạt và không đạt:
Hệ thống đạt yêu cầu:
- Hệ thống và các thiết bị phụ trợ như van an toàn, áp kế sẽ được cấp tem kiểm định an toàn của đơn vị chúng tôi.
- Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận an toàn và các hồ sơ của hệ thống sẽ được gửi lại khách hàng đầy đủ. Chúng tôi cam kết bồi thường nếu làm mất hay thất lạc hồ sơ của khách hàng.
Hệ thống bị không đạt:
- Hệ thống sẽ không được cấp tem và giấy chứng nhận an toàn.
- Kiểm định viên sẽ báo cáo trực tiếp với khách hàng,
- Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bằng thiết bị mới đạt chỉ tiêu an toàn
- Tuyệt đối không cho hệ thống hoạt động.
- Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm lại máy nếu quý khách hàng đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.
Tất cả các vấn đề nêu sẽ được ghi chép đầy đủ theo đúng quy trình kiểm định an toàn máy móc trong xây dựng
- Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hiện trường theo mẫu của quy trình hiện hành và lưu đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
CHI PHÍ KIỂM ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ:
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.
Ngoài ra, bên Công Ty chúng tôi còn thực hiện kiểm định các loại vật dụng, thiết bị máy móc khác như:
• Kiểm định chống sét, đo chống sét, kiểm định hệ thống chống sét
• Kiểm định pa lăng xích, kiểm định máy khoan.
• Kiểm định máy khoan, máy tiện, máy éo cọc, máy đóng cọc.
• Kiểm định máy thủy bình, máy khoan bê tông, máy đầm.
• Kiểm định máy hàn, trạm trộn bê tông, xe lu, cầu dẫn container
• Kiểm định bình bơm hơi, bình nén khí, máy bơm công nghiệp
• Kiểm định chai, chai oxy, chai ni tơ, chai axetylen
• Đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề.
• Huấn luyện an toàn lao động
• Cung cấp đồ bảo hộ lao động.
Để nắm được chi phí kiểm định quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông tin có liên quan:
Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan