CẦN TRỤC
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN CẦN TRỤC
- KHÁI QUÁT VỀ CẦN TRỤC
• Cần trục tự hành: Là loại cần trục được đặt trên ô tô hay máy kéo bánh xích, có chức năng chính nâng hạ tải trọng. chúng thường có tay cần nghiêng so với phương ngang khi hoạt động. Góc nghiêng tay cần tối đa là 75°. Cần trục tự hành dùng trọng lượng của ô tô hay máy kéo bánh xích làm đối trọng.
• Cần trục tay cần, có thể được trang bị cột (thiết bị tháp), có khả năng di chuyển có tải hoặc không tải mà không cần đường riêng và đảm bảo được độ ổn định của cần trục dưới tác dụng của trọng lực.
• Kiểm đinh cần trục: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
- CÁC LOẠI CẦN TRỤC THÔNG DỤNG
Cần trục bánh lốp (cần trục ô tô): Loại cần trục này có các cơ cấu như : di chuyển, nâng hạ vật, nâng hạ cần, quay và có thể thay đổi chiều dài cần. Ngoài ra còn có cơ cấu điều khiển 4 chân tựa để tăng độ ổn định khi nâng chuyển vật.
• Cấu tạo
1 cụm puly móc cẩu 4 Cáp kéo 7 Ca bin cần trục 10 Xi lanh chân chống
2 Puly đầu cần 5 Đoạn cần cố định 8 Cụm tời nâng hàng 11 Bánh di chuyển
3 Đoạn cần di động 6 Xi lanh nâng hạ cần 9 Đối trọng 12 âm quay
• Nguyên lý hoạt động:
Nguồn động lực từ máy cơ sẽ truyền động đến các bộ phận:
- Cơ cấu quay để quay phần cần trục
- Dẫn động bơm dầu tạo ra dầu cao áp cung cấp cho hệ thống xi lanh thủy lực (xi lanh chân chống, xi lanh nâng hạ cần, xi lanh điều khiển cần)
- Cần trục dạng ống lồng có các đoạn cần di động và cố định đucợ lồng vào nhau và được điều khiển bằng xi lanh hai chiều đặt bên trong.
Cần trục bánh xích:
Cần trục bánh xích có độ ổn định lớn, có thể thay đổi khoảng cách giữa 2 dãi xích, không cần phải sử dụng các chân chống khi nâng chuyển vật
• Cấu tạo
1 Bánh xích 4 Cần 7 Cụm puly di động 10 Tời thay đổi góc
nghiêng cần
2 Mâm quay 5 Puly móc cẩu 8 Gía chữ A
3 Ca bin điều khiển 6 Puly đỉnh cần 9 Đối trọng 11 ời nâng hạn hàng
• Nguyên lý hoạt động: Thườn dùng động cơ diesel chạy máy phát điện cung cấp nguồn điện cho các cơ cấu hoạt động:
- Cụm tời để nâng hạ hàng cần thông qua cụm puly đặt trên giá chữ A
- Cụm tời nâng hạ hàng thông qua puly đặt ở đỉnh cần
- Cơ cấu quay để vận chuyển hàng trong
- Hai dãy bánh xích được dẫn động bằng hai động cơ độc lập thông qua bánh sau chủ động
- Đặc điểm cảu cần trục bánh xích là áp lực đè xuống nền thấp, không cần dùng chân chống
Cần trục tháp:
Là loại cần trục có chiều cao nâng lớn, sức nâng trung bình bình thường là 5÷15 tấn, tầm với lớn. Thường sử dụng trong xây dựng các tòa nhà cao tầng
• Cấu tạo:
1 Đường ray 5 Cụm tời nâng hạ cần 9 Cột tháp 13 Puly đỉnh cột
2 Bộ di chuyển bánh thép 6 Đối trọng 10 Ca bin 14 Puly đỉnh cần
3 Khung đỡ 7 Cụm puly di động 11 Cần 15 Mâm quay
4 Cụm tời nâng hạ hàng 8 Đoạn tháp dâng 12 Puly móc câu
Nguyên lý hoạt động:
Cột tháp (9) đặt trên mâm quay (15) và được đặt trên bộ di chuyển bánh thép, dẫn động bởi động cơ riêng biệt, thay đổi tầm với bằng cách thay đổi góc nghiêng của cần. Cụm tời (4) được nối với puly đầu cần và puly móc câu để nâng hạ hàng. Cụm tời (5) được nối với puly di động và puly ở đỉnh tháp để nâng hạ cần.
- CÁC TÌNH TRẠNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
• Cáp, puly bị mòn hoặc biến dạng
• Các má đỡ ròng rọc bị vỡ, nứt
• Cảm biến hành trình, tải trọng không hoạt động
• Cần nâng chính bị biến dạng, có dấu hiệt mất liên kết
- CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM:
• Rơi tải trọng hoặc sập cần (do tuột, đứt dây buộc tải, dây cáp tải, cáp cần hoặc do gãy cần).
• Đổ cần trục (do cẩu quá tải hoặc bị lún chân chống).
• Chèn ép người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật.
• Phóng điện do thiết bị nâng xâm nhập vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.
- QUY ĐINH AN TOÀN
• Chỉ những người đã qua đào tạo về chuyên môn có chứng chỉ hành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và phân công công việc mới được phép vận hành cần trục.
• Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị và cơ cấu quan trọng: thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa, phanh, cáp,… nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc hư hỏng phải khắc phục xong mới được vận hành
• Không được nâng tải lớn hơn trọng tải ở tầm với tương ứng.
• Không được cẩu với, kéo lê tải.
• Không được vừa nâng tải vừa quay hoặc di chuyển cần trục.
• Không được nâng, hạ tải vượt quá vận tốc quy định.
• Không được nâng, hạ hoặc chuyển tải khi có người ở trên tải.
• Cấm dùng cần trục để chở người.
• Không chuyển tải qua người ở phía dưới.
• Không treo tải lơ lửng trong lúc ngưng cẩu.
• Không làm việc lúc có gió mạnh, khi tốc độ gió từ cấp 5 trở lên.
• Không làm việc lúc tối trời, sương mù không đủ ánh sáng.
• Khi đặt cẩu gần các công trình ngầm, hệ thống mương nước phải tính đến khoảng cách an toàn cho các công trình này, cũng như thiết bị nâng khi làm việc.
• Khi làm việc gần các đường dây điện cần chú ý khoảng cách an toàn về điện. Với điện thế đến 6.6kv khoảng cách tối thiểu 2m, đến 22kv là 3m, 66kv là 4m, 220kv là 7m, 500kv là 11m
• Đối với người không có trách nhiệm tuyệt đối không được lên ca bin xe khi cẩu đang vận hành.
• Khi vận hành chỉ cho phép duy nhất một người điều khiển các thiết bị nâng.
• Phải có người đánh tín hiệu. Nếu người điều khiển cần trục nhìn thấy thì tín hiệu do công nhân móc cáp thực hiện. Chỉ có những người được chỉ định mới có quyền ra hiệu cho người điều khiển cần trục. Người ra hiệu phải ra hiệu rõ ràng, mạch lạc theo đúng qui định.
- KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ NÂNG KIỂU CẦU
Tài liệu viện dẫn:
• QCVN 7:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
• QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục;
• TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Phần 2: Cần trục tự hành.
• TCVN 8242-2:2009, Cần trục – Từ vựng – Phần 2, Cần trục tự hành;
• TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
• TCVN 8855-2-2011. Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
• TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
• TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực;
• TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thủy lực về an toàn.
Lợi ích của việc kiểm định cần trục
• Đánh giá được tình trạng làm việc thực tế của máy móc, thiết bị, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo máy móc, thiết bị đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc.
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, trang thiết bị khi di chuyển
Các trường hợp cần phải kiểm định cần trục
• Kiểm định an toàn lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.
• Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
• Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Sau khi thay thế, sửa chữa.
Quy trình kiểm định cần trục
• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
• Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong.
• Kiểm tra thử nghiệm.
• Kiểm tra vận hành.
• Xử lý kết quả kiểm định.
- Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hiện trường theo mẫu của quy trình hiện hành và lưu đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Đánh giá và xử lý kết quả kiểm định: Dựa vào tình trạng làm việc thực tế của thiết bị sau quá trình kiểm tra, nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả đánh giá đạt và không đạt:
Thiết bị đạt yêu cầu:
- Thiết bị sẽ được cấp tem kiểm định an toàn của đơn vị chúng tôi.
- Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận an toàn và các hồ sơ của thiết bị sẽ được gửi lại khách hàng đầy đủ.
- Chúng tôi cam kết bồi thường nếu làm mất hay thất lạc hồ sơ của khách hàng.
- Kiểm định viên là người quyết định thời hạn kiểm định.
Thiết bị không đạt:
- Thiết bị sẽ không được cấp tem và giấy chứng nhận an toàn.
- Kiểm định viên sẽ báo cáo trực tiếp với khách hàng và giải thích lí do tại sao không đạt.
- Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bằng thiết bị mới đạt chỉ tiêu an toàn.
- Tuyệt đối không cho thiết bị hoạt động.
- Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm lại thiết bị nếu quý khách hàng đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.
6. CHI PHÍ KIỂM ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ:
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.
Ngoài ra, bên Công Ty chúng tôi còn thực hiện kiểm định các loại vật dụng, thiết bị máy móc khác như:
• Kiểm định chống sét, đo chống sét, kiểm định hệ thống chống sét
• Kiểm định pa lăng xích, kiểm định máy khoan.
• Kiểm định máy khoan, máy tiện, máy éo cọc, máy đóng cọc.
• Kiểm định máy thủy bình, máy khoan bê tông, máy đầm.
• Kiểm định máy hàn, trạm trộn bê tông, xe lu, cầu dẫn container
• Kiểm định bình bơm hơi, bình nén khí, máy bơm công nghiệp
• Kiểm định chai, chai oxy, chai ni tơ, chai axetylen
• Đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề
• Huấn luyện an toàn lao động
• Cung cấp đồ bảo hộ lao động.
Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:
• Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
• Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
• Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
• Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
• Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan