KIỂM ĐỊNH AN TOÀN SÀN NÂNG NGƯỜI Reviewed by Momizat on . 1. KHÁI QUÁT VỀ SÀN NÂNG NGƯỜI • Sàn nâng người: Là một hệ thống kết cấu bao gồm sàn công tác, kết cấu dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ 1. KHÁI QUÁT VỀ SÀN NÂNG NGƯỜI • Sàn nâng người: Là một hệ thống kết cấu bao gồm sàn công tác, kết cấu dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH AN TOÀN SÀN NÂNG NGƯỜI

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN SÀN NÂNG NGƯỜI



1. KHÁI QUÁT VỀ SÀN NÂNG NGƯỜI

Quy trình kiểm định sàn nâng người

• Sàn nâng người: Là một hệ thống kết cấu bao gồm sàn công tác, kết cấu dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ cấu, bộ phận an toàn khác nhằm tạo ra vị trí làm việc cho người và dụng cụ khi làm việc ở trên cao. Thiết bị này thường được hiểu với tên gọi là Gondola.

1.1 Sàn nâng người đang hoạt động

• Sàn nâng là thiết bị xây dựng lý tưởng trong việc hoàn thiện các công trình, trang trí và vệ sinh công nghiệp như dùng để thi công sơn nước, trát tường, lắp ráp nhôm kính, di chuyển để gắn đá ốp tường, lắp đèn, các biển hiệu quảng cáo, di chuyển để làm sạch bề mặt, sơn cửa.

2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Cấu tạo: Được phân ra làm 3 phần chính là kết cấu treo, phần sàn thao tác và hệ thống điện.

2.1 Các bộ phận chính

Gondola – Xuyen Ha Viet Group | Xuyen Ha Viet Co., Ltd

• Kết cấu treo là phần dùng để treo GONDOLA thường được đặt trên mái toà nhà hoặc những vị trí trên cao tại khu vực làm việc gồm các phần chính.

  • Đối trọng ( Counter weight/ balance weight ): Đối trọng của sàn treo thường có trọng lượng 1000 kg bao gồm 40 cục đối trọng. Được bố trí hai bên chân của phần treo.
  • Kết cấu thép phần treo ( suspension mechanisn): Có chiều dài phần thân giữa giao động từ 3,5 m đến 4,5 m . Phần công sol bé hơn 1,5m. Chiều cao phần tháp có thể đến 2,5m. Số lượng chân 02.

2.2 Kết cấu thép và tải trọng

  • Cáp treo ( wire rope): Cáp tải của sàn có nhiều loại phục thuộc vào loại sàn hoặc các hãng khác nhau. Đường kính cáp thường được sử dụng: 8,3 mm, 8,6 mm hoặc 9,6 mm. Cáp thường mạ kẽm, không dầu. Có 4 sợi cáp trên mỗi thiết bị ( 2 sợi cáp vào động cơ, 2 sợi cáp chống rơi).
  • Giới hạn chiều cao nâng ( upper limit stopper) : Gồm một đĩa giới hạn hành trình được lắp trên sợi cáp chống rơi. Khi sàn lên đến vị trí giới hạn đĩa sẽ tác động vào công tắc hành trình trên sàn làm cho sàn ngừng chuyển động lên.
    • Sàn thao tác: Là một khối liên kết chắc chắn gồm thanh lan can được lắp vào phía trước và sau, tấm sàn ở vị trí đáy. Khung treo mô – tơ ở hai đầu sàn

2.3 Sàn thao tác

  • Thiết bị nâng hạ: Do mô tơ tời đảm trách nhiệm vụ nâng, hạ toàn bộ sàn treo gondola.

Đây là loại động cơ điện giảm tốc có phanh nam châm điện từ

  • Khóa an toàn: Để đảm bảo an toàn từ dây cáp treo hoặc từ mô-tơ tời, sàn treo được trang bị hai khóa an toàn gắn ở hai đầu khung treo mô tơ.

2.4. Cấu tạo khóa an toàn

• Hệ thống điện bao gồm:

  • Động cơ điện.
  • Tủ điện điều khiển (gồm Atomat, Role, Contactor, Biến áp nguồn, cầu đấu) .
  • Giắc nối.
  • Phanh điện từ.

Nguyên lý hoạt động: Sàn nâng hoạt động nâng hạ theo nguyên tắc đảo chiều quay của 2 động cơ được gắn trên lồng thao tác, Toàn bộ lồng thao tác treo bởi các dây cáp chống xoắn được gắn với hệ thống khung treo kèm theo các đối trọng. Thiết bị được bảo vệ bằng phanh điện từ trên cả hai động cơ và các khóa an toàn

3. CÁC TÌNH TRẠNG HƯ HỎNG VÀ YẾU TỐ NGUY HIỂM

• Hư hỏng thường gặp:

Kiểm định sàn nâng người - kiemdinhantoan.com.vn
  • Hệ thống cáp, ròng rọc bị mòn, tưa,các đầu nối cáp bị tụt hoặc lỏng.
  • Khóa an toàn bị hư hỏng, mòn lưỡi gà
  • Các thiết bị cảnh báo an toàn không hoạt động như: cảm biến tải trọng, chiều cao nâng hạ
  • Cần nâng chính bị biến dạng
  • Khung hoặc rào chắn lắp trên mặt sàn nâng không chắc chắn.
    • Các yếu tối nguy hiểm:
  • Dây cáp bị đứt do do sử dụng dây cáp bị mòn, hư hỏng, không kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lắp đặt
  • Rơi ngã khi đang làm việc ở trạng thái không lắp đặt dây cứu hộ, không sử dụng dây đai an toàn.

4. SỬ DỤNG AN TOÀN SÀN NÂNG NGƯỜI

Đảm bảo lắp đặt
• Sức chịu đựng trọng tải trên đỉnh các tòa nhà cao ốc mà sàn treo làm việc không thấp quá 1500kg/m2.
• Nguồn điện cung cấp cho sàn treo bắt buộc phải là 380V, nguồn điện tiếp địa 3 pha 5 dây.
• Trong phạm vi cách đường dây cao áp 10m nghiêm cấm sử dụng sàn treo
• Khi trời mưa bão, sấm sét 10.8 m/s hoặc thời tiết sương mù xấu thì không được sử dụng sàn treo.
• Nếu bên dưới công trình thi công có đường hầm, đường giao thông qua lại, thì bắt buộc phải lắp dây báo động hoặc biển báo, hàng rào an toàn cho mọi người biết, phải có kí hiệu và chuông cảnh báo đồng thời phải có người giám sát.
• Trong phạm vi lắp đặt sàn treo trên đỉnh tòa nhà và khoảng không làm việc của sàn treo không được có chướng ngại vật và vật nhô ra, vật nhô ra cố định hoặc thay đổi vị trí lắp đặt sàn treo nên đánh dấu rõ ràng, trong quá trình thi công nghiêm cấm mở cửa sổ.
• Thi công ban đêm, phải có đủ ánh sáng, độ sáng khoảng 150 LX. Đồng thời trong phạm vi thi công phải lắp đặt đèn tín hiệu chuông cảnh báo.
• Khi thi công nếu trời mưa kéo dài hoặc có tuyết, người thi công phải chuẩn bị tốt các công việc: che đậy, chống nước, chống sét rỉ, bảo vệ các bộ phận (sàn treo hộp điện, dây cáp.

Kiểm tra an toàn trước khi sử dụng:

• Sàn nâng phải được vận hành, bảo trì và giám sát bởi người trên 18 tuổi. Nhân viên vận hành sàn treo phải có đủ năng lực (sức khỏe, tinh thần) làm việc; có chuyên môn được đào tạo và có chứng chỉ liên quan (vd: chứng chỉ an toàn về Vận hành thiết bị nâng hạ)
• Trước khi đưa vào sử dụng; phải chắc chắn rằng Sàn treo đã được lắp đặt đúng quy cách đảm bảo an toàn. Sàn treo trước khi hoạt động phải được các cơ quan kiểm định nhà nước hoặc các công ty kiểm định được nhà nước cho phép kiểm định chất lượng sàn treo; cung cấp đủ phiếu, tem mác kiểm định sàn treo.
• Những người vận hành phải được qua ngiệp vụ, được đào tạo chuyên môn và huấn luyện an toàn theo quy định, phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành và kiểm tra thiết bị một cách cẩn thận trước khi vận hành theo các quy tắc an toàn.
• Những người vận hành phải có đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và đeo dây an toàn có móc khóa. Dây an toàn phải được cố định độc lập so với sàn nâng để đảm bảo an toàn.
• Trước khi làm việc công nhân vận hành và cán bộ quản lý phải kiểm tra chắc chắn các khu vực sau:

  • Đối trọng (đảm bảo khối lượng và vị trí theo bản vẽ thiết kế).
  • Khung sàn và kết cấu kim loại
  • Hệ thống điện nguồn
  • Tình trạng cáp tải và cáp bảo hiểm,, khóa an toàn.
    • Khi sàn nâng tháo rời các cơ cấu, bộ phận hoặc thay đổi vị trí phải được kiểm định lại theo quy định.Tuyệt đối không được sử dụng thiết bị khi chưa được kiểm định.

An toàn trong vận hành:

• Những người vận hành chỉ được phép làm việc trong khu vực sàn nâng
• Không được phép sử dụng thiệt bị quá tải, tải phải được sắp xếp bằng phẳng trên sàn nâng.
• Sàn treo phải được điều chỉnh ngay nếu nó bị nghiêng.
• Trường hợp bị ngắt điện trong khi vận hành thì trước hết phải cắt điện nguồn, nếu cần phải đưa sàn xuống đất thì phải vận hành hạ điều khiển bằng tay để đưa sàn xuống đất nhẹ nhàng.
• Không để các tia lửa hàn văng bắn vào thiết bị, tránh tiếp xúc với chât lỏng và các chất khí ăn mòn.
• Sau khi hoàn thành công việc phải cắt điện, khóa tủ điều khiển và làm sạch thiết bị, không cho phép bất cứ vật lạ hay chất bẩn, nước lọt vào động cơ điện, khóa an toàn, phanh điện tử và tủ điện điều khiển.
• Cáp thép làm việc và cáp thép an toàn không để bị uốn cong, phải được ngăn ngừa tránh bị bẩn do vôi vữa và các vật lạ bám vào. Nếu cáp bị đứt sợi, rỉ sét, dập mòn phải được thay thế theo quy định trước khi sử dụng. Cáp an toàn phải tránh tiếp xúc với dầu mỡ.
• Khi vận hành, không che phủ mô tơ tời, khóa an toàn và không để vật liệu rơi vào bên trong khóa, mô tơ vì có thể dây kẹt dây cáp, đứt dây cáp. Ngay khi có hiện tượng kẹt dây cáp, đứt cáp; người vận hành phải dừng ngay máy và báo cho nhân viên kỹ thuật để xử lý. Nghiêm cấm tất cả các hành vi tự sửa chữa, thay thế các linh kiện không phải chính hãng.
• Tránh để tủ điện, các thiết bị điện trên sàn bị ẩm ướt để đảm bảo không xảy ra các sự cố về điện.
• Chiều dài của sàn làm việc chỉ giới hạn trong bộ sàn tiêu chuẩn mà chúng tôi cung ứng. Nghiêm cấm tuyệt đối không tự ý thay đổi kết cấu cũng như lắp nối thêm khung sàn.
• Khu vực làm việc phải được cự lập bằng hàng rào, biển báo để không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đặc biệt khu vực có người qua lại.

5. KIỂM ĐỊNH AN TOÀN SÀN NÂNG NGƯỜI

Kiểm đinh sàn nâng người: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị

theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi đưa vào sử dụng

Tài liệu viện dẫn:

• QCVN 07:2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ATLĐ đối với thiết bị nâng;
• QCVN 20:2015/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ATLĐ đối với sàn nâng người;
• TCVN 4244: 2005 – Thiết bị nâng- thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
• Tiêu chuẩn QG Trung Quốc GB 19155:2003 – Sàn thao tác trên cao ngoài trời;

Lợi ích của việc kiểm định

• Đánh giá được tình trạng làm việc thực tế của máy móc, thiết bị, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo máy móc, thiết bị đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc.
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, trang thiết bị khi nâng, hạ

Các trường hợp cần phải kiểm định

• Kiểm định lần đầu: Kiểm định an toàn bàn nâng sau khi được lắp đặt, trước khi sử dụng chính thức
• Kiểm định định kỳ: Lần kiểm định tiếp theo khi thời hạn trên phiếu kết quả kiểm định lần trước đã hết thời hạn. Lúc này sàn nâng cần được tái kiểm định.
• Chế độ kiểm định bất thường: Là các lần kiểm định an toàn sau khi sàn nâng có cải tạo hoặc sửa chữa hoàn chỉnh khi có sự cố, sau khi thay đổi vị trí lắp đặt và khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình kiểm định

• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
• Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
• Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
• Các chế độ thử tải – phương pháp thử;
• Xử lý kết quả kiểm định.

  • Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hiện trường theo mẫu của quy trình hiện hành và lưu đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Đánh giá và xử lý kết quả kiểm định: Dựa vào tình trạng làm việc thực tế của thiết bị sau quá trình kiểm tra, nhân viên kiểm định của chúng tôi sẽ đưa ra kết quả đánh giá đạt và không đạt:

• Thiết bị đạt yêu cầu:

  • Thiết bị sẽ được cấp tem kiểm định an toàn của đơn vị chúng tôi.
  • Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận an toàn và các hồ sơ của thiết bị sẽ được gửi lại khách hàng đầy đủ.
  • Chúng tôi cam kết bồi thường nếu làm mất hay thất lạc hồ sơ của khách hàng.
  • Kiểm định viên là người quyết định thời hạn kiểm định.

• Thiết bị không đạt:

  • Thiết bị sẽ không được cấp tem và giấy chứng nhận an toàn.
  • Kiểm định viên sẽ báo cáo trực tiếp với khách hàng và giải thích lí do tại sao không đạt.
  • Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bằng thiết bị mới đạt chỉ tiêu an toàn.
  • Tuyệt đối không cho thiết bị hoạt động.
  • Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm lại thiết bị nếu quý khách hàng đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.

Thời hạn kiểm định:

• Thời hạn kiểm định định kỳ sàn nâng người là 01 năm. Đối với sàn nâng người đã sử dụng trên 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 06 tháng.
• Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
• Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
• Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

7. CHI PHÍ KIỂM ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ:

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động.

Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.

Ngoài ra, bên Công Ty chúng tôi còn thực hiện kiểm định các loại vật dụng, thiết bị máy móc khác như:

• Kiểm định chống sét, đo chống sét, kiểm định hệ thống chống sét
• Kiểm định pa lăng xích, kiểm định máy khoan.
• Kiểm định máy khoan, máy tiện, máy éo cọc, máy đóng cọc.
• Kiểm định máy thủy bình, máy khoan bê tông, máy đầm.
• Kiểm định máy hàn, trạm trộn bê tông, xe lu, cầu dẫn container
• Kiểm định bình bơm hơi, bình nén khí, máy bơm công nghiệp
• Kiểm định chai, chai oxy, chai ni tơ, chai axetylen
• Đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề
• Huấn luyện an toàn lao động
• Cung cấp đồ bảo hộ lao động.

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

• Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
• Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
• Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193
• Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com
• Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top