You Are Here: Home » KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ ATLĐ » Kiểm định hệ thống lạnh

Kiểm định hệ thống lạnh



Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Kiểm định hệ thống lạnh

Hệ thống lạnh là gì?

– Hệ thống lạnh là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được liên kết với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín. Trong đó môi chất làm lạnh được di chuyển để hấp thụ và thải nhiệt. Môi chất làm lạnh sẽ truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), đi ngược lại với sự truyền nhiệt tự nhiên.

– Hệ thống điện lạnh ra đời để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của con người trong quá trình bảo quản hoa quả, trái cây, làm đá, hoặc làm mát, điều hòa không khí…Ngoài ra hệ thống lạnh còn được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng, siêu thị, kho lạnh…..

Phân loại hệ thống lạnh:

– Hệ thống trực tiếp

Bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) của hệ thống lạnh truyền nhiệt lạnh trực tiếp cho không khí trong phòng hoặc sản phẩm.

– Hệ thống lạnh gián tiếp

Bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) của hệ thống lạnh đặt ở ngoài phòng. Việc chuyển tải nhiệt lạnh vào trong phòng phải nhờ tới vòng tuần hoàn chất tải nhiệt lạnh. Vòng tuần hoàn bao gồm bơm, hệ đường ống và các thiết bị trao đổi nhiệt như dàn ống xoắn hoặc dàn phun.

– Hệ thống lạnh gián tiếp hở

Bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) truyền nhiệt lạnh cho chất tải nhiệt lạnh. Chất tải nhiệt lạnh này sẽ truyền nhiệt lạnh cho căn phòng nhờ vào dàn phun.

– Hệ thống lạnh gián tiếp hở có thông hơi

Hệ thống lạnh gián tiếp hở có thông hơi tương đối giống hệ thống gián tiếp hở. Tuy nhiên có điểm khác là bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) được đặt trong một thùng hở hoặc được thông hơi một cách thích hợp, có hiệu quả.

– Hệ thống lạnh gián tiếp kín

Bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) truyền nhiệt lạnh cho phòng qua một vòng tuần hoàn chất tải nhiệt lạnh khép kín. Để bù sự giãn nở của chất lỏng do nhiệt, cần có 1 bình giãn nở đặt ở trên cao.

– Hệ thống lạnh gián tiếp kín có thông hơi

Hệ thống lạnh gián tiếp kín có thông hơi tương đối giống hệ thống gián tiếp kín. Điểm khác biệt là bộ bốc hơi (hoặc ngưng tụ) được bố trí trong 1 thùng hở hoặc được thông hơi một cách phù hợp.

– Hệ thống lạnh gián tiếp kép

Hệ thống lạnh gián tiếp kép có 2 vòng tuần hoàn chất tải nhiệt lạnh. Vòng thứ nhất là kiểu gián tiếp kín có thông hơi còn vòng thứ 2 là kiểu gián tiếp hở.

Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh cơ bản:

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh chu trình hoạt động của hệ thống lạnh

  • Trạng thái 1: khi môi chất lạnh di chuyển qua dàn bay hơi, nơi không khí nóng trao đổi nhiệt với môi chất lạnh và chuyển hóa chúng thành hơi.
  • Trạng thái 2: sau khi môi chất lạnh di chuyển qua máy nén, nơi áp suất và nhiệt độ của nó được tăng lên đến mức hơi quá nhiệt.
  • Trạng thái 3 và 4: khi môi chất lạnh di chuyển qua dàn ngưng tụ, nơi môi chất được trao đổi nhiệt với môi trường và ngưng tụ thành lỏng.
  • Trạng thái 5: sau khi môi chất di chuyển qua van tiết lưu, nơi giảm áp suất của môi chất. Van tiết lưu sẽ hạ nhiệt độ của môi chất sau đó sẽ biến môi chất lỏng thành hỗn hợp lỏng/hơi (hơi bão hòa ẩm).

Cấu tạo hệ thống lạnh:

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh cấu tạo hệ thống lạnh

1. Thiết bị chính:

– Máy nén:

  • Máy nén được sử dụng rất phổ biến ở nước ta là máy nén COPELAND (Mỹ) và Bitzer (Đức)
  • Máy nén COPELAND công suất nhỏ và trung bình có 02 loại là cổ điển và kiểu đĩa. Máy nén có van kiểu đĩa làm giảm thể tích và tăng năng suất đến hút thực của máy nén lên tới 25% và tiết kiệm chi phí năng lượng 16%.
  • Đối với các máy công suất nhỏ người ta thường chỉ thiết kế dùng frêôn. Dùng cho kho lạnh rất phù hợp, không sợ môi chất rò rỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
  • Đối với hệ thống kho lạnh công suất lớn có thể chọn máy nén trục vít. Ưu điểm của loại máy nén trục vít này là có độ bền cao và ít bị rung động do môi chất tuần hoàn liên tục

– Thiết bị ngưng:

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh thiết bị ngưng hệ thống lạnh

  • Ưu điểm của bình ngưng là chế độ làm việc ổn định, ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường và có hiệu quả giảm nhiệt cao.
  • Đối với các hệ thống NH3 người ta dùng các ống thép trơn C20 làm ống trao đổi nhiệt.
  • Đối với các hệ thống frêôn người ta dùng ống đồng có cánh bên ngoài
  • Dàn ngưng không khí cho các môi chất lạnh: là thiết bị trao đổi nhiệt ống đồng (hoặc ống sắt nhúng kẽm nóng) cánh nhôm. Dàn ngưng có cấu tạo cho phép có thể đặt ngoài trời.
  • Dàn có 2 dạng: Thổi ngang và thổi đứng.

– Thiết bị bay hơi

  • Thiết bị bay hơi được sử dụng cho các kho lạnh là loại dàn lạnh ống đồng hoặc ống thép, cánh nhôm, có thể có hoặc không có điện trở xả băng.
  • Đối với kho lạnh nên sử dụng loại có điện trở xả băng vì lượng tuyết bám sẽ không nhiều, sử dụng điện trở xả băng không làm tăng độ ẩm trong kho và dễ dàng khi vận hành.

– Cụm máy nén, bình ngưng, bình chứa

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh cụm máy nén

  • Cụm máy nén, bình ngưng và bình chứa hệ thống lạnh kho bảo quản thường được lắp đặt thành một cụm. Được bố trí trong gian máy hoặc bên cạnh kho lạnh. Kích thước của cụm này tương đối nhỏ gọn dễ lắp đặt. Có hai dạng cụm máy:
  • Cụm sử dụng bình ngưng: Người ta dùng thân bình ngưng để lắp đặt cụm máy, tủ điện điều khiển và tất các thiết bị đo lường và điều khiển. Trường hợp này không cần khung lắp đặt
  • Cụm sử dụng dàn ngưng: Người ta lắp đặt dàn ngưng, máy nén, bình chứa và các thiết bị khác lên 01 khung thép vững chắc, bình chứa được đặt ở dưới khung .

– Môi chất, đường ống

Môi chất được sử dụng trong các hệ thống lạnh kho bảo quản là môi chất Frêôn (R22). Hệ thống đường ống là ống đồng

Qua quá trình sử dụng môi chất NH3, người ta nhận thấy môi chất NH3 độc và có thể làm hỏng sản phẩm bảo quản nếu bị rò rỉ trong kho bảo quản. Khi xảy ra sự cố rò rỉ ga có thể gây ra thảm hoạ cháy nổ… gây thiệt hại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, trị giá hàng rất lớn.

2. Thiết bị phụ:

– Các thiết bị phụ bao gồm: bình trung gian, bình chứa cao áp, bình chứa hạ áp, bình tách khí không ngưng, bình tách lỏng, bình tách dầu, bình thu hồi dầu, bình hồi nhiệt, bình giữ mức, các thiết bị điều khiển, thiết bị tự động vv…

– Tuỳ thuộc vào từng hệ thống lạnh. Các thiết bị phụ có thể bao gồm tất cả các thiết bị trên hoặc chỉ có một vài thiết bị trong đó.

– Các thiết bị phụ có tác dụng giúp hệ thống lạnh hoạt động hiệu quả, an toàn và kinh tế hơn. Có một số trường hợp các thiết bị phụ này là bắt buộc phải sử dụng.

Ai được phép vận hành hệ thống lạnh?

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh ai được phép vận hành hệ thống lạnh

– Người lao động phải từ 18 tuổi trở lên. Có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp.

– Chỉ những người đã học qua khóa đào tạo chuyên môn về vận hành hệ thống lạnh mới được phép vận hành máy.

– Cấm người vận hành máy lạnh uống rượu, bia chất cồn chất kích thích trong giờ làm việc

Yêu cầu đối với các nhà máy xí nghiệp lạnh:

– Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động,  phương tiện pccc, cứu hỏa phòng khi có tình huống cháy

– Hàng năm cần tổ chức kiểm tra nhận thức của cán bô công nhân viên về an toàn lao động và vệ sinh môi trường

– Mở các khóa học bổ sung kiến thức sơ cứu khi có tai nạn xảy ra

Yêu cầu đối với người vận hành: 

– Kiến thức kiến thức sơ cấp về các quy trình trong vận hành hệ thống lạnh

– Tính chất của môi lạnh, quy tắc sửa chữa thiết bị và nạp chất môi lạnh.

– Cách lập nhật ký và biên bản vận hành hệ thống lạnh

Kiểm định hệ thống lạnh là gì?

– Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh ( kiểm định hệ thống lạnh) là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đảm bảo hệ thống lạnh hoạt động tốt, không bị hư hỏng kỹ thuật.

Những loại hệ thống lạnh nào cần phải kiểm định?

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh hệ thống lạnh nào cần phải kiểm định

– Tất cả các hệ thống lạnh được phân loại trong TCVN 6104:2015 đều phải tiến hành kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ.

– Ngoại trừ những hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 2,5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 2, nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3 và hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng không khí hoặc nước.

– Nhưng trên thực tế tất cả hệ thống đề phải được kiểm định khi cơ quan chức năng đề nghị.

Kiểm định hệ thống lạnh trong những trường hợp nào?:

– Kiểm định lần đầu

  • Hệ thống lạnh sau khi lắp đặt xong và trước khi đưa vào hoạt động thì phải được kiểm định. Kết quả kiểm định đạt yêu cầu mới đưa thiết bị vào sử dụng.
  • Trong lần kiểm định lần đầu, kiểm định viên phải tiến hành thử thủy lực hệ thống lạnh, kiểm tra siêu âm mối hàn các bình chứa cao áp, bình tách lỏng, bình tách dầu, bình chứa trung gian (nếu có).

– Kiểm định định kỳ

  • Kiểm định định kỳ là sau khi thời hạn kiểm định lần đầu hết hạn. Cơ sở sử dụng, chủ sở hữu hệ thống lạnh phải liên hệ trung tâm kiểm định uy tín để được các chuyên viên, kiểm định viên tiến hành kiểm định lại.

– Kiểm định bất thường

  • Phải kiểm định thiết bị sau khi thiết bị có những sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lớn có ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của hệ thống.
  • Sau khi hệ thống lạnh cố định bị thay đổi hoặc di chuyển vị trí lắp đặt.
  • Theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định bao gồm:

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

– Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc khám xét:

  • Thiết bị chiếu sáng có điện áp nguồn không quá 12V. Nếu hệ thống lạnh làm việc với môi chất cháy nổ thì phải dùng đèn an toàn phòng cháy nổ;
  • Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3kg – 0,5kg;
  • Kính lúp có độ phóng đại phù hợp với đối tượng;
  • Các dụng cụ đo đạc, cơ khí : Thước cặp, thước dây;
  • Thiết bị kiểm tra kỹ thuật bên trong: Thiết bị nội soi, siêu âm…

– Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc thử bền, thử kín:

  • Thiết bị tạo áp suất phù hợp với đối tượng thử;
  • Phương tiện, thiết bị kiểm tra độ kín của đối tượng.

– Thiết bị, dụng cụ để đo lường. 

  • Sử dụng áp kế có độ chính xác và loại thang đo phù hợp với áp suất thử.

– Thiết bị, dụng cụ đo đạc, kiểm tra chuyên dùng khác:

  • Thiết bị chuyên dụng kiểm tra siêu âm chiều dày;
  • Thiết bị chuyên dụng kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp không phá hủy;
  • Thiết bị chuyên dụng kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại.

Chuẩn bị kiểm định hệ thống lạnh:

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh chuẩn bị kiểm định hệ thống lạnh

– Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị để xác định các thông số kỹ thuật an toàn của thiết bị, trang bị bảo vệ cá nhân và các biện pháp an toàn trong cả quá trình kiểm định.

– Các yếu tố bên ngoài như: môi trường, thời tiết… không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

– Thống nhất kế hoạch kiểm định, công tác chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị.

– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:

+ Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:

  • Kiểm tra lý lịch, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị hệ thống lạnh. Theo QCVN: 01-2008 -BLĐTBXH, Lưu ý xem xét các tài liệu sau:
  • Các chỉ tiêu về kết cấu kim loại, kim loại hàn;
  • Tính toán sức bền của các cơ cấu chịu áp lực;
  • Bản vẽ cấu tạo có ghi đầy đủ các kích thước của thiết bị;
  • Bản hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị;
  • Giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

+ Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:

  • Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.

+ Đối với thiết bị kiểm định bất thường:

  • Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị ( đối với thiết bị đã cải tạo, sửa chữa thì có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.

Quy trình kiểm định hệ thống lạnh:

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh quy trỉnh kiểm định hệ thống lạnh

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong hệ thống lạnh: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong hệ thống lạnh chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu mới được tiến hành. Cần l­ưu ý hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật trong suốt quá trình tiến hành kiểm định;

– Xem xét lần l­ượt và toàn bộ các chi tiết, bộ phận của hệ thống lạnh:

  • Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của hệ thống lạnh so với hồ sơ, lý lịch.
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị( khoảng cách, cầu thang, sàn thao tác…), bảng hướng dẫn nội quy sử dụng thiết bị
  • Kiểm tra tra hệ thống thông gió cho buồng máy nén và các miệng thoát của van an toàn.
  • Kiểm tra tiếp đất của thiết bị, nối trung tính:
  • Kiểm tra máy nén( Kiểu máy, số máy, áp suất đầu đẩy, hút…)
  • Kiểm tra thiết bị ngưng tụ, thiết bị tách dầu, thiết bị bay hơi, thiết bị tách ẩm :(loại bình, số chế tạo, tình trạng bề mặt kim loại, mối nối, mối hàn…)
  • Kiểm tra bình chứa cao áp:(loại bình, số chế tạo, dung tích bình, tình trạng bề mặt kim loại, mối nối, mối hàn…)
  • Kiểm tra thiết bị tiết lưu: :(loại thiết bị, số chế tạo, …)
  • Kiểm tra các đường ống dẫn và các van, các phụ tùng của đường ống: Van an toàn ( Số lượng, loại, đường kính, áp suất đặt )
  • Kiểm tra tình trạng của thiết bị kiểm tra, an toàn, dụng cụ đo kiểm :
    – Áp kế: Số lượng, thang đo, đơn vị đo, số tem, thời hạn hiệu chuẩn.
    – Đo mức: Số lượng, loại.
    – Rơ le áp suất
  • Tháo gỡ lớp bọc bảo vệ cách nhiệt nếu có dấu hiệu nghi ngờ kim loại thành bị hư hỏng. Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh (nếu có).
  • Xem xét tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của các bộ phận chịu áp lực.

Kết quả kiểm tra bên ngoài được coi là đạt yêu cầu nếu trong quá trình kiểm tra không phát hiện các biến dạng, vết phồng, vết nứt, dấu vết rò môi chất ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối hoặc các hư hỏng khác.

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh kiểm tra bên ngoài hệ thống lạnh

– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm:

  • Khi tiến hành kiểm tra, phải có biện pháp cách ly để đảm bảo các thiết bị bảo vệ tự động, đo lường không bị phá hủy ở áp suất thử.
  • Đối với hệ thống lạnh làm việc với môi chất độc, dễ cháy nổ phải tiến hành khử môi chất. Đảm bảo không gây ảnh hưởng cho người kiểm định viên khi tiến hành kiểm tra.

– Thử bền:

  • Môi chất thử phải là chất lỏng (nước, các chất lỏng không ăn mòn, không độc hại) hoặc chất khí (khí trơ, không khí, khí nén không độc hại). Nhiệt độ môi chất thử phải dưới 50oC và không được thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5oC..

Đánh giá kết quả:

  • Kết quả thử đạt yêu cầu khi quá trình kiểm định không phát hiện các hiện tượng rạn nứt, biến dạng, không tìm ra bọt khí, bụi nước, rò nước ở các mối hàn và mối nối.
  • Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử.

– Thử kín:

Việc thử kín chỉ được thực hiện khi kiểm tra bên ngoài, bên trong và đã kiểm tra độ bền của hệ thống đạt yêu cầu.

Khi thử kín phải áp dụng các biện pháp an toàn sau:

  • Van và áp kế trên đường ống nạp khí phải đưa ra xa chỗ đặt bình hoặc để ngoài buồng đặt bình;
  • Trong thời gian thử khí, người không có trách nhiệm phải đứng ở vị trí đảm bảo an toàn.

Đánh giá kết quả:

  • Kết quả thử đạt yêu cầu khi quá trình kiểm định không phát hiện các hiện tượng rạn nứt, biến dạng, không tìm ra bọt khí, bụi nước, rò nước ở các mối hàn và mối nối.
  • Trong 12 tiếng sau khi thử, áp suất giảm không quá 6% và sau đó không giảm;

– Kiểm tra vận hành:

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh kiểm tra vận hành hệ thống lạnh

  • Kiểm tra đầy đủ các điều kiện để có thể vận hành hệ thống.
  • Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống và các phụ kiện đi kèm
  • Kiểm tra sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ.
  • Nếu hệ thống lạnh làm việc ổn định thì tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh thông số tác động của các thiết bị tự động, thiết bị bảo vệ ( ngoại trừ van an toàn);
  • Áp suất đặt của cơ cấu giới hạn áp suất phải nhỏ hơn áp suất làm việc lớn nhất.
  • Van an toàn được hiệu chỉnh và niêm chì ở áp suất đặt không lớn hơn 1,1 lần áp suất làm việc lớn nhất.

Đánh giá kết quả:

Kết quả kiểm tra vận hành đạt yêu cầu khi hệ thống, các thiết bị phụ trợ và các thiết bị đo lường, thiết bị bảo vệ an toàn làm việc bình thường, các thông số làm việc ổn định.
– Xử lý kết quả kiểm định:

  • Đánh giá thời hạn sử dụng còn lại của các bình chịu áp lực
  • Báo cáo kết quả kiểm định thiết bị đạt hay không đạt.
  • Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt. Đề xuất phương án bảo trì bảo dưỡng phù hợp. Thời hạn thực hiện đề xuất và thời hạn kiểm định tiếp theo.
  • Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
  • Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu

Tại sao phải kiểm định hệ thống lạnh?

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh tại sao phải kiểm định hệ thống lạnh

– Hệ thống lạnh sử dụng các loại bình áp lực như: bình tách lỏng, bình tách dầu, bình chứa trung gian, bình chứa cao áp,…Đây là những bình có độ nguy hiểm cao ( dễ xảy ra cháy, nổ) do trong những bình này có môi chất làm việc lớn, cao áp có thể lên đến vài chục bar tùy vào từng hệ thống.

– Để kiểm tra tình trạng của máy;

– Phát hiện kịp thời những hư hỏng, suy đoán những hư hỏng có thể xảy ra từ hiện trạng thiết bị để có biện pháp bảo dưỡng xử lý;

– Kiểm định nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

Có bắt buộc phải kiểm định hệ thống lạnh không?

– Bắt buộc phải kiểm định hệ thống lạnh vì theo quy định đây là thiết bị nằm trong danh sách thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Cụ thể:

– Theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH, danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

– Mục số 9: “Hệ thống lạnh các loại theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:2015, trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3”

– Mục số 7: “Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar”

Thời hạn kiểm định định kỳ thiết bị hệ thống lạnh là bao lâu?

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh thời hạn kiểm định hệ thống lạnh

– Thời hạn kiểm định định kỳ hệ thống lạnh là 03 năm.

– Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính độc hại, dễ cháy nổ, có tính ăn mòn kim loại và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định hệ thống lạnh định kỳ là 02 năm.

– Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính độc hại, dễ cháy nổ, có tính ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.

– Trường hợp nhà chế tạo hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo yêu cầu của cơ sở và nhà chế tạo.

– Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm định.

Đơn vị nào được phép kiểm định hệ thống lạnh?

Hình ảnh kiểm định hệ thống lạnh

Hình ảnh đơn vị nào được phép kiểm định hệ thống lạnh

– Việc kiểm định hệ thống lạnh này không phải ai cũng có thể tiến hành kiểm tra. Phải là đơn vị có chức năng kiểm định các thiết bị an toàn theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH theo chỉ định của Cục an toàn/Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội.

– Công việc kiểm định đòi hỏi đội ngũ kiểm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao. Cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại để đo được kết quả chính xác nhất. Đảm bảo thiết bị vận hành tốt, tránh các tai nạn do lỗi kỹ thuật gây ra.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định hệ thống lạnh uy tín. Thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định hệ thống lạnh uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:

– Kiểm định thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người. Băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp tiệt trùng, nồi gia nhiệt dầu, đường ống dẫn gas, đường ống dẫn hơi nước nóng, bình chịu áp lực, bồn gas, …
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, coppha, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy bơm bê tông, xe tưới nhựa đường. Máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực…..
– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
– Huấn luyện an toàn lao động ( theo quy định của Luật mỗi năm các doanh nghiệp phải thực hiện 1 lần, định kỳ hàng năm ):
– Huấn luyện an toàn cho người sử dụng lao động
– Huấn luyện an toàn lao đông cho người lao động
– Đào tạo sơ cấp nghề, sơ cấp cứu
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm. Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định cần trục vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
Hoặc xem chi tiết dịch vụ kiểm định hệ thống lạnh của chúng tôi tại đây.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top