Kiểm định dây đu người

Kiểm định dây đu người
Dây đu người là gì?
Hàng loạt các thiết bị, công cụ ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu công việc trên cao. Dây đu người là công cụ đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi làm việc từ 2m trở lên. Áp dụng các kỹ thuật của bộ môn leo núi phát triển phát triển để phù hợp với các ứng dụng công nghiệp. Có thể xâm nhập vào các khu vực khó tiếp cận trong thời gian ngắn.
Dây đu người hay còn gọi là dây đu tiếp cận, là loại dây bán tĩnh đặc biệt và có khả năng chịu tải trọng từ 12kN – 25kN.
Ứng dụng của dây đu người:
– Thi công giàn khoan ngoài khơi
– Thi công đường dây dẫn trên các tòa nhà, toà tháp cao
– Thi công sơn, lau kính, sửa chữa, lắp bảng quảng cáo cho các tòa nhà cao tầng
– Thi công tàu, thuyền lớn, đập thủy điện
– Thi công, sửa chữa các đường dây điện, cột điện
– Thi công, sửa chữa lắp đặt đèn điện trên cao
Và rất nhiều các ứng dụng khác trong cuộc sống hàng ngày…
Mối nguy hiểm khi làm việc trên cao:

hình ảnh mối nguy hiểm khi làm việc trên cao
– Té ngã do bị trượt chân, say nắng, tê cứng tay chân…
– Té ngã do bị ánh sáng mặt trời làm chói mắt
– Té ngã khi làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt như: nắng, mưa giông, gió…
– Té ngã do ảnh hưởng của các hóa chất liên quan đến công việc
Để đảm bảo an toàn, chống té ngã khi làm việc trên cao phải luôn sử dụng thiết bị bảo vệ an toàn chống té ngã, bộ giảm sốc và các thiết bị hỗ trợ đi kèm dây đu người. Về cơ bản, một bộ trang bị dụng cụ cá nhân đúng chuẩn và đảm bảo an toàn đi kèm dây đu người nặng khoảng 25kg bao gồm:
– Dây nịt toàn thân
– Mũ bảo hộ lao động
– Quần áo bảo hộ lao động
– Dây buộc
– Cáp treo
– Móc khóa.
Yêu cầu với người làm việc trên cao với dây đu người:

hình ảnh yêu cầu với người làm việc trên cao
– Người lao động phải từ 18 tuổi trở lên.
– Có giấy khám sức khỏe đạt yêu cầu được phép làm việc trên cao do cơ sở y tế cấp ( không bị sợ độ cao, bệnh tim, cao huyết áp, huyết áp thấp, không bị các bệnh xương khớp, tai điếc, mắt kém, động kinh, rối loạn thăng bằng, béo phì, đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến tinh thần, phụ nữ có thai, ….).
– Phải định kỳ 6 tháng kiểm tra sức khỏe một lần.
– Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ đi kèm.
– Đã được trang bị đầy đủ và được hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ khi làm việc trên cao: dây đai an toàn, quần áo, mũ bảo hộ lao động…
– Công nhân phải tuyệt đối chấp hành nội quy kỷ luật an toàn lao động khi làm việc trên cao.- Được đào tạo chuyên môn công việc và được chính thức giao làm việc đó.
– Hàng năm phải được kiểm tra, đánh giá kiến thức và kinh nghiệm khi làm việc trên cao. Nếu không đạt yêu cầu thì phải học lại khóa đào tạo cơ bản và chuyên môn.
Hướng dẫn sử dụng dây đu người:
– Trước khi bắt tay vào công việc, cần phải kiểm tra dây đai an toàn, dây thừng, các thiết bị hỗ trợ cho công việc khác…
– Mang đầy đủ các thiết bị bảo vệ cá nhân: giày, găng tay, mũ, quần áo bảo hộ lao động.
– Khi thực hiện các công việc đu dây trên cao, người đu dây luôn phải sử dụng 2 đường dây cùng 1 lúc. Một đường dây dùng để làm việc và một đường dây dự phòng. Mỗi dây có một điểm neo riêng.
– Đồng thời người đu dây luôn làm việc theo nhóm. Một nhóm phải có ít nhất 2 người, trong đó bắt buộc phải có 1 người đã được huấn luyện, đào tạo về giải cứu tình huống và sơ cứu, cấp cứu.
Nhờ vậy các tai nạn xảy ra trên cao đối với người sử dụng đầy đủ các thiết bị an toàn giảm đáng kể, hầu như là không có.
Lưu ý khi làm việc trên cao:

hình ảnh lưu ý khi làm việc trên cao
– Lập kế hoạch và sắp xếp công việc hoàn chỉnh.
– Khoang vùng và xác định vị trí nguy hiểm. Khi làm việc trong khu vực nguy hiểm phải mang các phương tiện bảo hộ phù hợp.
– Không làm việc khi trời đang mưa giông bão, sấm sét..
– Không làm việc trong tình trạng sức khỏe kém, khi uống cồn, chất kích thích, khi đang uống thuốc điều trị có ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe….
– Sử dụng neo buộc trung gian để giảm chuyển động khi có gió, cột chặt các công cụ và vật liệu đi kèm.
– Các công cụ, vật liệu có khối lượng trên 10kg phải sử dụng dây treo hoặc túi treo riêng với người làm việc.
Kiểm định dây đu người là gì?

hình ảnh kiểm định dây đu người là gì
– Kiểm định dây đu người là hoạt động kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, phân tích của đơn vị kiểm định theo quy trình nhất định. Nhằm đánh giá tình trạng an toàn của dây đu người theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các bước kiểm định dây đu người:
– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật dây đu người.
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài – Thử không tải.
– Thử tải- Phương pháp thử.
– Xử lý kết quả kiểm định.
Khi tiến hành kiểm định dây đu người, phải đảm bảo các yêu cầu về chế tạo, cải tạo, sửa chữa, lắp đặt, sử dụng phù hợp thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn có liên quan đến dây đu người.
Quy trình kiểm định:

hình ảnh quy trình kiểm định dây đu người
– Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị cho quá trình kiểm định và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị.
– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:
Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
+ Lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
+ Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:
+ Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
+ Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
+ Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị ( đối với thiết bị đã cải tạo, sửa chữa thì có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)
+ Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
+ Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.
– Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định.
– Đảm bảo đủ phương tiện, tải trọng thử, trang bị bảo vệ cá nhân và biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

hình ảnh kiểm tra kỹ thuật dây đu người
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu mới được tiến hành
Tiến hành như sau:
– Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng thiết bị
– Cần lưu ý hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật trong suốt quá trình tiến hành kiểm định;
– Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
– Xem xét lần lượt và toàn bộ các chi tiết, bộ phận của Dây đu người.
Đặc biệt chú trọng kiểm tra đến tình trạng dây thừng, điểm neo, nút thắt dây, lắp đặt thiết bị, công cụ bao vệ dây thừng ở các vị trí gờ, rìa, cạnh…
Dây thừng đu người phải đảm bảo hoạt động tốt, không bị xoắn, tưa, xước…
Đường kính dây thừng từ 10mm – 16mm, chiều dài khoảng 200m tùy vào yêu cầu công việc.
Nếu phát hiện các hư hỏng hoặc bất thường phải lập tức thay dây thừng.
Kết quả kiểm tra bên ngoài được coi là đạt yêu cầu nếu trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, biến dạng, vết xước, bị mòn hoặc các hư hỏng khác.
– Kiểm tra kỹ thuật bên trong – thử không tải:
– Thử tải:
Dây thừng phải chịu được tải trọng tối thiểu 18kN
Thử tải tĩnh.
Thử tải động.
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên. Dây đu người hoạt động đúng tính năng thiết kế và đúng với các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị. Không có dấu hiệu bị biến dạng, xoắn, đứt hoặc các hư hỏng khác thì thử tải được coi là đạt yêu cầu.
Nếu phát hiện các hư hỏng hoặc bất thường phải lập tức thay dây thừng.
– Xử lý kết quả kiểm định
Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định, kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào biên bản, lý lịch của thiết bị.
+ Báo cáo kết quả kiểm định thiết bị đạt hay không đạt và đề xuất thời hạn kiểm định tiếp theo.
+ Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt và đưa ra kiến nghị, biện pháp xử lý phù hợp và thời hạn thực hiện kiến nghị.
+ Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
+ Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
Công ty cp an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.
Vì sao phải kiểm định dây đu người?

hình ảnh vì sao phải kiểm định dây đu người
– Để giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn do té ngã tù trên cao, các chủ đầu tư, quản lý cần phải tăng cường công tác kiểm định dây đu người. Bởi dây đu người là thiết bị quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo an toàn trong điều kiện làm việc trên cao..
– Kịp thời phát hiện các hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
– Đảm bảo an toàn cho người làm việc trên cao, tránh té ngã, giảm thiểu các thương tật khi có sự cố té ngã…
Kiểm định dây đu người theo quy định nào?
– Dây đu người phải được phân loại rõ ràng như PPE và tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế như EN, ANSI, NFPA…trong việc sản xuất, lưu trữ, kiểm tra và sử dụng.
– Dây đu người phải được kiểm định định kỳ để đảm bảo an toàn Theo TCXD VN 296: 2004 “DÀN GIÁO – CÁC YÊU CẦU VỀ AN TOÀN”( 5.2.1.25. Dây an toàn, dây cố định và các móc neo khác phải đủ khả năng chịu một trọng lượng tĩnh ít nhất là 1800 Kg.)
Thời hạn kiểm định dây đu người:
Dây thừng sử dụng trong dây đu người nếu được sử dụng hàng ngày thì sau 1 năm phải loại bỏ.
Dây thừng ít được sử dụng thì sau 2 năm phải loại bỏ.
Dây thừng đã sản xuất quá 5 năm không được sử dụng.
Trong dây đu người có hai loại neo là neo cố định va neo tạm thời:
Neo cố định phải được kiểm định định kỳ tốt nhất không quá 12 tháng.
Neo tạm thời phải được kiểm định an toàn lần đầu. Nếu đạt tiêu chuẩn an toàn mới được đưa vào sử dụng.
Đơn vị nào được phép kiểm định dây đu người?

hình ảnh đơn vị nào được phép kiểm định dây đu người
Việc kiểm định dây đu người này không phải ai cũng có thể tiến hành kiểm tra. Phải là đơn vị có nghiệp vụ, chuyên ngành, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Kiểm định dây đu người đòi hỏi đội ngũ kiểm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao. Cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại để kiểm tra được kết quả chính xác nhất. Đảm bảo giàn giáo tiệp vận hành tốt, tránh các tai nạn do lỗi kỹ thuật gây ra.
Địa chỉ kiểm định dây đu người uy tín
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định dây đu người uy tín. Thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố.
Báo giá kiểm định dây đu người:

hình ảnh báo giá kiểm định dây đu người
Tùy thuộc vào hiện trạng của dây đu người. Tùy thuộc vào loại dây đu người và khoảng cách xa gần thì mức phí sẽ khác nhau. Để biết chi tiết bảng giá dịch vụ quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp công ty chúng tôi để được báo giá miễn phí.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định dây đu người uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….
– Kiểm định thiết bị nâng: thang máy, thang cuốn, tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp tiệt trùng, nồi gia nhiệt dầu, đường ống dẫn gas, đường ống dẫn hơi nước nóng, bình chịu áp lực, bồn gas, …
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, coppha, máy bơm bê tông, xe tưới nhựa đường, máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực, xe nâng người, xe nâng hàng, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào…..
– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
– Huấn luyện an toàn lao động ( theo quy định của Luật mỗi năm các doanh nghiệp phải thực hiện 1 lần, định kỳ hàng năm ):
– Huấn luyện an toàn cho người sử dụng lao động
– Huấn luyện an toàn lao đông cho người lao động
– Đào tạo sơ cấp nghề, sơ cấp cứu
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm. Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định dây đu người của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net